Top 9 Cách Tập Trung Học Giúp Cải Thiện Năng Suất Và Hiệu Quả

Học tập là một hành trình kéo dài từ khi chúng ta mới chào đời đến khi chúng ta già đi. Nhưng có lẽ học tập với mỗi cá nhân chưa bao giờ là công việc đơn giản, việc học đòi hỏi cá nhân phải có sự tập trung, vận dụng não bộ để tiếp thu các thông tin và thực hành.

Thế nhưng, trong quá trình học tập thì chúng ta thường có những giai đoạn mất tập trung, làm ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay top 9 cách tập trung học hiệu quả ngay dưới đây!

9 cách tập chung học hiệu quả

1. Lựa chọn môi trường thích hợp để tập trung học

Các yếu tố ngoại cảnh có thể là tác nhân lớn làm ảnh hưởng đến sự tập trung trong quá trình học tập của mỗi cá nhân. Vì vậy việc lựa chọn một môi trường học tập thích hợp chắc chắn sẽ đem đến cho chúng ta sự thoải mái nhất định, thúc đẩy não bộ chú ý hơn khi học tập.

Thông thường, sự yên tĩnh và gọn gàng ở không gian học tập sẽ đem đến cho chúng ta sự bình yên, môi trường này cũng chính là nơi lý tưởng để chúng ta học tập.

Tuy nhiên, với một số người thì môi trường có sự nhộn nhịp nhẹ, không mang sự yên tĩnh quá mức lại là nơi lý tưởng để học tập. Do đó, bạn nên xem xét sở thích học tập của mình để tìm đến môi trường học tập phù hợp nhất, thúc đẩy sự tập trung của cá nhân.

Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu thì hoàn toàn có thể tham khảo một số yếu tố đem đến không gian học tập tiêu chuẩn với phần đa mọi người như sau:

  • Không gian bàn học phẳng, đủ rộng để thoải mái học tập, ghi chép thông tin và chứa các loại tài liệu cần thiết.
  • Nếu bạn cần sử dụng máy tính để học tập thì nên bố trí nơi học tập gần nguồn điện.
  • Đảm bảo vị trí ngồi đem đến sự thoải mái khi học tập, tuyệt đối không nên học tập trên giường.
  • Nghe nhạc không lời nhẹ nhàng nếu không gian học tập quá ồn ào

2. Tạo nên một “nghi thức” trước khi bước vào học tập

Các chuyên gia nghiên cứu tâm lý học quản lý, người ta cho rằng việc tự tạo nên một “nghi thức” chính là cách tập trung học tương đối hiệu quả bạn nên áp dụng. Cụ thể, bạn cần tạo ra thói quen này mỗi ngày trước khi bắt đầu học để làm tăng sự tập trung.

Những nghi thức này có thể là việc bạn dọn dẹp bàn học, tìm kiếm các tài liệu liên quan đến môn học trước khi ngồi vào bàn, xây dựng danh sách bài tập cần hoàn thiện trước khi học… Những nghi thức trước khi học sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho quá trình học tập, giúp bạn không bị phân tâm, mất tập trung trong quá trình học. Chẳng hạn, nếu bạn không chuẩn bị trước tài liệu thì sẽ phải mất thời gian để tìm kiếm trong lúc học, làm ảnh hưởng đến hiệu quả học.

tập trung học

3. Tránh xa những yếu tố làm mất tập trung

Với sự phát triển của công nghệ thông tin thì điện thoại, máy tính hiện nay là những tác nhân quan trọng khiến bạn bị mất tập trung. Thế nhưng, nhiều người cũng có thói quen học và làm việc với máy tình. Vì vậy, cách tập trung học tốt nhất dành cho bạn trong trường hợp này chính là sử dụng chức năng chặn các trang web làm mất tập trung trong thời gian học.

Có những bạn sẽ bị mất tập trung trong học tập và chuyển qua lướt mạng xã hội, mua sắm online, xem phim… Do đó, tùy vào yếu tố tạo hứng thú làm mất sự tập trung của bản thân mà bạn có thể lựa chọn chặn những trang web có sự liên quan.

Khi đã loại bỏ hoàn toàn những tác nhân khiến não bộ bị phân tâm, chắc chắn bạn sẽ trở nên tập trung hơn để nhanh chóng hoàn thành bài tập để nghỉ ngơi, giải trí.

4. Áp dụng phương pháp Pomodoro

Pomodoro là một trong những cách tập trung học hiệu quả đã và đang được rất nhiều người trên thế giới tin tưởng để áp dụng. Cụ thể, trong mỗi buổi học tập, bạn nên xác định được nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện, khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ đó. Từ đây, bạn tiến hành sử dụng đồng hồ hẹn giờ để quy định, ép buộc trí não phải tập trung hết mức để hoàn thành bài tập trong thời gian nhất định.

Sau thời gian tập trung học, bạn cũng cần sắp xếp khoảng thời gian giải lao phù hợp để trí não được thư giãn. Ví dụ, trong phương pháp này có thể yêu cầu bạn tập trung học trong khoảng 25 phút cho bài tập đơn lẻ và nghỉ ngơi khoảng 5 phút. Chu kỳ học này có thể lặp đi lặp lại khoảng 2-3 lần trong một buổi học. Việc sắp xếp thời gian nghỉ ngơi phù hợp sẽ giúp bạn không bị kiệt sức, giữ được sự tập trung dù phải học trong thời gian dài.

tập trung học hiệu quả

5. Chia buổi học thành nhiều giai đoạn

Việc nhồi nhét kiến thức liên tục vào buổi tối trước khi thi có thể sẽ giúp bạn cấp tốc có được lượng kiến thức phục vụ môn thi. Thế nhưng, bạn sẽ có thể quên lượng kiến thức này ngay sau đó. Vì vậy, thay vì bạn ngồi học liên tục trong suốt một buổi thì hãy thử áp dụng cách tập trung học bằng việc chia nhỏ thời gian học thành nhiều buổi học cách nhau.

Chẳng hạn, buổi sáng bạn có thể học trong một tiếng, buổi chiều học một tiếng và tối học thêm một tiếng. Tách thời gian học sẽ giúp bạn không bị nhồi nhét kiến thức, giữ sự tập trung khi học.

6. Học để bổ sung kiến thức chứ không vì điểm số

Việc tư duy của bản thân như thế nào cũng là yếu tố tác động đến sự tập trung trong học tập của cá nhân. Vì vậy, để việc học đạt được hiệu quả thì bạn cũng cần xác định mục tiêu học tập của mình.

Đa phần, các bạn học sinh, sinh viên và cả học sinh hiện nay đều cố gắng tập trung vào việc chạy đua theo điểm số. Thế nhưng, điểm số chỉ là một phần để đánh giá thực lực, chúng ta có thể học kiến thức trong một đêm nhưng kiến thức đó có áp dụng được hay không lại là chuyện khác.

Vì vậy, thay vì tập trung vào điểm số thì bạn cần xác định việc học để nâng cao kiến thức, kỹ năng của bản thân. Có như vậy, bạn mới có động lực để cố gắng và tập trung học tập mỗi ngày thay vì chỉ tập trung học vào mùa thi.

7. Lên lịch hoạt động để tránh thời gian chết

Cách tập trung học quan trọng mà bạn nên áp dụng chính là sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi phù hợp. Hãy cố gắng tránh để thời gian chết xuất hiện mà thay vào đó là các hoạt động giải trí, rèn luyện thể dục thể thao sau khi học tập.

Thời gian nghỉ ngơi này, bạn có thể lướt web cập nhật thông tin trên mạng xã hội, trò chuyện với bạn bè, người thân, chơi game giúp giải tỏa căng thẳng… Việc thay đổi các hoạt động sẽ giúp trí não của chúng ta không bị nhàm chán, từ đó có thể tập trung hơn khi học tập vì có khoảng thời gian thư giãn.

8. Đánh giá hiệu quả học tập mỗi cuối ngày, cuối tuần

Ngoài những cách tập trung học nêu trên, bạn cũng nên bỏ ra khoảng 5 phút mỗi cuối ngày và 15 phút mỗi cuối tuần để đánh giá hiệu quả học tập của mình, xem xét lại thói quen học tập. Từ đó, chúng ta có thể nhìn ra ưu và nhược điểm để có những thay đổi phù hợp.

Đồng thời, đây cũng là thời gian để bạn tự đem đến cho mình những phần thưởng khi làm tốt hoặc phê bình bản thân khi chưa hoàn thành được mục tiêu học tập đã đề ra. Quy tắc thưởng phạt khi đánh giá lại bản thân sẽ giúp mỗi người chúng ta tự có kỷ luật với bản thân, từ đó nghiêm túc khi học tập.

cách học hiệu quả

9. Tập thể dục

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập thể dục thường xuyên không những đem lại lợi ích tích cực cho cơ thể mà còn có tác dụng rất tốt cho não bộ. Cụ thể, việc tập thể dục sẽ giúp bạn cải thiện sự tập trung, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ. Đồng thời, vận động nhẹ nhàng trong thời gian ngắn còn giúp cơ thể giảm được sự căng thẳng, lo lắng. Bạn có thể tập luyện thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút bằng các bài tập nhẹ nhàng như chạy bộ, yoga… 

Nhìn chung, không có cách tập trung học nào giúp bạn cải thiện sự tập trung ngay lập tức. Thế nhưng, nếu có kế hoạch học tập khoa học, duy trì thành thói quen mỗi ngày thì chắc chắn những phương pháp nêu trên sẽ đem đến những tác động tích cực cho trí não của bạn, làm tăng sự tập trung trong quá trình học tập. Vì vậy, hãy dựa vào đặc điểm của bản thân mà lựa chọn những phương pháp phù hợp nhất.

Tâm Thần Phân Liệt: Nguyên nhân, Triệu chứng Và Cách Điều Trị

Khác với những hội chứng tâm lý xuất hiện phổ biến hiện nay như trầm cảm, rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt được đánh giá là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh và những người xung quanh.

Như vậy, tâm thần phân liệt là gì và triệu chứng của căn bệnh này được thể hiện qua những dấu hiệu nào? Hãy cùng các chuyên gia của Bác Sĩ Tâm Lý tìm hiểu ngay qua những nội dung dưới đây!

Tâm thần phân liệt là gì?

Về cơ bản, bạn có thể hiểu tâm thần phân liệt là một dạng bệnh tâm lý nghiêm trọng xuất hiện, gây cản trở khả năng suy nghĩ, phán đoán, quản lý cảm xúc và hành vi của một cá nhân.

Theo đánh giá của các chuyên gia tâm lý thì tâm thần phân liệt là bệnh nội khoa rất phức tạp và kéo dài, việc đo lường mức độ chính xác của bệnh là rất khó khăn. Mặc dù chứng tâm thần phân liệt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thế nhưng thường có xu hướng xuất hiện nhiều ở độ tuổi khoảng đầu những năm 20 với nam giới và cuối 20, đầu 30 tuổi đối với nữ giới.

Tâm thần phân liệt có thể gắn với một số những ảo giác, ảo tưởng, suy nghĩ cũng như hành vi rối loạn, khó có thể xác định được. Những hành vi này có thể tạo nên ảnh hưởng và làm suy giảm những hoạt động cơ bản hàng ngày của con người.

Thực tế cho thấy, đây là một căn bệnh có thể gắn với con người cho đến hết cuộc đời, điều này đồng nghĩa là người bệnh sẽ phải kiên trì điều trị thường xuyên để cải thiện các dấu hiệu của bệnh.

Tuy nhiên, người ta cũng chứng minh rằng việc điều trị sớm sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng trước khi xuất hiện biến chứng nghiêm trọng, đồng thời có thể hỗ trợ đem đến sự cải thiện về lâu dài hơn so với việc phát hiện và điều trị quá muộn.

tâm thần phân liệt

Các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt

Hiện nay, tâm thần phân liệt đã được xác định là căn bệnh làm ảnh hưởng đến cách con người nhận thức, cảm xúc và việc thể hiện hành vi. Dấu hiệu và triệu chứng có thể có sự khác nhau nhất định, tuy nhiên đa phần sẽ liên quan đến sự ảo tưởng, suy nghĩ về những điều không thực tế. Cụ thể bao gồm:

  • Ảo tưởng: Cụ thể, việc ảo tưởng nghĩa là các cá nhân có niềm tin sai lệch so với thực tế. Chẳng hạn, bạn hoàn toàn bình thường nhưng lại xuất hiện ảo tưởng rằng bản thân bị làm hại, bị quấy rối hoặc mọi người xung quanh đều đang đánh giá bạn, bạn là người có tiếng nói, là người nổi tiếng…
  • Ảo giác: Triệu chứng ảo giác thường liên quan đến việc bạn tự mình nhìn thấy hoặc nghe thấy những thứ không hề tồn tại. Điều này có thể nhận biết thông qua việc người bệnh kể về một hiện tượng nào đó, một con người nào đó nhưng những người xung quanh hoàn toàn không biết đến sự tồn tại này.
  • Suy nghĩ hoặc lời nói vô tổ chức: Với người mắc chứng trầm cảm phân liệt, việc giao tiếp hiệu quả có thể bị suy giảm, bạn không thể đưa ra những câu trả lời hoàn hảo, đôi khi lời nói của bạn còn chứa đựng những từ vô nghĩa, người khác không thể hiểu được.
  • Hành vi vận động vô tổ chức, bất thường: Triệu chứng này thể hiện qua nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn người bệnh có thể biểu hiện sự ngốc nghếch như một đứa trẻ nhưng cũng có thể xuất hiện sự kích động…
  • Suy nghĩ và hành vi tiêu cực: Triệu chứng này có thể được biểu hiện qua việc giảm hoặc không có khả năng hoạt động như bình thường. Người bệnh có thể không cần vệ sinh cá nhân, không giao tiếp bằng mắt, không thay đổi nét mặt, nói với giọng điệu đều đều, mất hứng thú với hoạt động hàng ngày.

Những triệu chứng này cũng có thể khác nhau với từng cá nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vì vậy, để xác định được rõ ràng tình trạng, người bệnh nên tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia y tế để được trợ giúp kịp thời.

Muốn biết bạn có bị tâm thần phân liệt không? Làm bài test tâm thần tại đây

Các triệu chứng tâm thần phân liệt ở thanh thiếu niên

Về cơ bản, các triệu chứng tâm thần phân liệt ở thanh thiếu niên cũng tương tự như người lớn, tuy nhiên tình trạng bệnh sẽ khó nhận biết hơn bởi đây thường là triệu chứng ban đầu, chưa phát triển đến mức nghiêm trọng. Cụ thể, bạn có thể nghi ngờ một cá nhân mắc chứng tâm thần phân liệt nếu phát hiện những dấu hiệu sau:

  • Tách biệt khỏi gia đình, bạn bè và xã hội
  • Thành tích học tập sa sút
  • Mất ngủ, nguy nghĩ nhiều
  • Luôn có cảm giác chán nản, khó chịu
  • Thiếu động lực
  • Nói ít hơn
  • Mất niềm vui, hứng thú với học tập, các hoạt động xã hội
  • Không thường có thói quen chải chuốt, trong mắt người khác là một người hơi “luộm thuộm”

Ngoài ra, thanh thiếu niên khi mắc chứng tâm thần phân liệt thường ít gặp phải một số triệu chứng ở người lớn. Cụ thể:

  • Có ít khả năng bị ảo tưởng
  • Nhiều khả năng bị ảo giác thị giác

Nguyên nhân hình thành bệnh tâm thần phân liệt

Cho đến hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa thể chỉ ra nguyên nhân cụ thể nhất hình thành bệnh tâm thần phân liệt ở con người. Thế nhưng các bác sĩ cũng khẳng định rằng, tâm thần phân liệt cũng có cơ sở sinh học và không chỉ hình thành cho các yếu tố tâm lý tác động.

Cụ thể, hãy tham khảo một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh dưới đây:

  • Yếu tố di truyền: Người mắc tâm thần phân liệt có thể do nguyên nhân di truyền từ gia đình, đặc biệt là di truyền từ cha mẹ sang con cái.
  • Mức độ chất dẫn truyền thần kinh trong não: Người bị tâm thần phân liệt không điều chỉnh được các chất hóa học trong não, việc không thể kiểm soát này có thể dẫn đến hiện tượng tăng quá mức hoặc giảm quá mức chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc và cách cư xử của con người.
  • Sự bất thường trong cấu trúc não: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc chứng tâm thần phân liệt thường có đặc điểm cấu trúc não bất thường. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả bệnh nhân mắc căn bệnh này đều có cấu trúc não bất thường.
  • Ảnh hưởng từ môi trường: Virus, chất độc, chất kích thích hoặc trạng thái căng thẳng kéo dài cũng có thể là nguyên nhân hình thành chứng tâm thần phân liệt. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, tâm thần phân liệt thường xuất hiện nhiều hơn khi có sự thay đổi về nội tiết tố, thể chất ở con người.

Ngoài ra, những yếu tố dưới đây cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh tâm thần phân liệt:

  • Biến chứng khi mang thai, sinh nở
  • Tiếp xúc với các chất độc, virus làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não
  • Sử dụng thuốc thay đổi tâm chí (thuốc thần kinh hoặc hướng thần ở tuổi thiếu niên.

triệu chứng tâm thần phân liệt

Những biến chứng có thể xảy ra

Trong trường hợp không được điều trị, phát hiện kịp thời, triệu chứng của tâm thần phân liệt có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Cụ thể bao gồm:

  • Suy nghĩ đến việc tự tử hoặc xuất hiện hành vi tự tử
  • Rối loạn lo âu hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế
  • Lạm dụng chất kích thích
  • Mất năng lực cá nhân, không thể đi học hay đi làm
  • Không giải quyết được vấn đề tài chính
  • Tự trách bản thân khỏi xã hội
  • Gặp nhiều vấn đề về sức khỏe
  • Bị tổn thương tâm lý
  • Xuất hiện hành vi hung hăng, ảnh hưởng đến những người xung quanh

Làm sao để chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt

Đối với các bác sĩ tâm thần, việc chuẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt không hề đơn giản. Cụ thể, người bệnh thường có xu hướng không nhận ra vấn đề của mình, không chịu hợp tác để làm các bài test tâm lý hay kiểm tra sức khỏe.

Tuy nhiên, các bác sĩ có thể chẩn đoán sơ lược về tình trạng bệnh bằng cách tìm hiểu về các triệu chứng xuất hiện ít nhất trong thời gian 6 tháng gần đây. Cụ thể một người phải có hai hoặc nhiều hơn những triệu chứng dưới đây trong thời gian dài thì mới được coi là có nguy cơ mắc tâm thần phân liệt:

  • Ảo tưởng
  • Ảo giác
  • Nói chuyện vô tổ chức, lời nói không có ý nghĩa
  • Hành vi vô tổ chức
  • Xuất hiện nhiều hành vi tiêu cực

Trong đó, ảo tưởng và ảo giác là những triệu chứng điển hình và bác sĩ hoàn toàn có thể kết luận bệnh nếu bệnh nhân xuất hiện tình trạng này.

Điều trị tâm thần phân liệt

Vì là một căn bệnh nghiêm trọng có liên quan đến các yếu tố sinh học như ung thư hoặc tiểu đường… Vì vậy, việc điều trị tâm thần phân liệt cũng có sự khác biệt cơ bản so với những bệnh tâm lý điển hình khác.

Cụ thể, các bác sĩ có thể áp dụng những biện pháp điều trị dưới đây:

Sử dụng thuốc

Thông thường, các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc chống loạn thần cho bệnh nhân mắc tâm thần phân liệt. Những loại thuốc này không thể điều trị dứt điểm bệnh, tuy nhiên hoàn toàn có thể hạn chế bệnh tái diễn, giảm các triệu chứng đáng lo ngại như ảo tưởng, hoang tưởng về những điều không thực tế.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc chống loạn thần được kê đơn sử dụng dưới đây:

  • Chlorpromazine ( Thorazine )
  • Fluphenazine ( Prolixin )
  • Haloperidol ( Haldol )
  • Oxilapine ( Loxapine )
  • Perphenazine ( Trilafon )
  • Thiothixene ( Navane )
  • Trifluoperazine ( Stelazine )
  • Aripiprazole ( Abilify )
  • Aripiprazole Lauroxil ( Aristada )
  • Asenapine ( Saphris )
  • Brexpiprazole ( Rexulti )
  • Cariprazine ( Vraylar )
  • Clozapine ( Clozaril )

Trong đó, Clozapine là loại thuốc chống loạn thần duy nhất được FDA chấp thuận để điều trị bệnh tâm thần phân liệt có khả năng kháng lại các phương pháp điều trị khác. Thuốc cũng được sử dụng để giảm bớt hành vi tự tử ở những người có nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt nghiêm trọng.

tâm thần phân liệt là gì

Chăm sóc chuyên khoa phối hợp (CSC)

Đây là phương pháp điều trị mà bác sĩ sẽ tiếp cận theo nhóm để điều trị dấu hiệu tâm thần phân liệt với những triệu chứng xuất hiện đầu tiên. Phương pháp này sẽ kết hợp giữa y học với những liệu pháp tâm lý, dịch vụ xã hội để điều trị sớm dấu hiệu bệnh, cải thiện vấn đề cho thanh thiếu niên. Trong đó, gia đình chính là những đối tượng nên tham gia vào phương pháp này để có được sự cải thiện tích cực nhất cho người bệnh.

Liệu pháp tâm lý xã hội

Các liệu pháp tâm lý xã hội sẽ có tác dụng hỗ trợ giải quyết các vấn đề về hành vi, tâm lý, xã hội và nghề nghiệp của bệnh nhân gắn với dấu hiệu của bệnh. Qua các liệu pháp tâm lý xã hội, bệnh nhân có thể kiểm soát tốt hơn triệu chứng bệnh của mình, xác định được các dấu hiệu tái phát để đưa ra giải pháp phòng ngừa kịp thời.

Cụ thể, các liệu pháp bao gồm:

  • Phục hồi chức năng
  • Khắc phục nhận thức
  • Tâm lý cá nhân
  • Tâm lý gia đình
  • Trị liệu nhóm

Phương pháp sốc điện

Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hỗ trợ gắn các điện cực vào da dầu. Khi người bệnh đi vào trạng thái ngủ khi đã được gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ tiến hành sốc điện đến não để hỗ trợ cải thiện vấn đề cảm xúc và hành vi của người bệnh từ bên trong.

Với phương pháp này, người bệnh thường được điều trị khoảng 2-3 lần/ tuần, mỗi lần điều trị sốc điện sẽ gây ra một cơn co giật có kiểm soát. Khi được thực hiện trong thời gian nhất định, phương pháp này sẽ hỗ trợ cải thiện tâm trạng và suy nghĩ cho người bệnh.

Nhập viện điều trị

Nếu bệnh nhân xuất hiện một số triệu chứng dưới đây, bác sĩ sẽ yêu cầu nhập viện để có những phương pháp điều trị kết hợp tốt nhất:

  • Các triệu chứng ảo tưởng, hoang tưởng nghiêm trọng
  • Xuất hiện hành vi tự làm hại bản thân, làm hại người khác
  • Không thể tự chăm sóc bản thân khi sống một mình

Trên đây là một số thông tin cơ bản nhất liên quan đến dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách điều trị tâm thần phân liệt được chia sẻ bởi chuyên gia. Hy vọng qua những chia sẻ này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về căn bệnh tâm lý này, đồng thời phát hiện những dấu hiệu bất thường của bản thân hoặc người xung quanh để có thể hỗ trợ, giúp người bệnh phát hiện và điều trị tâm thần phân liệt trong thời gian sớm nhất.

Một Số Loại Thuốc Chống Trầm Cảm Và Khuyến Cáo Của Bác Sĩ

Mặc dù thuốc chống trầm cảm không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh trầm cảm, tuy nhiên những loại thuốc này sẽ có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh, giúp bệnh nhân có tinh thần thoải mái hơn. Như vậy, trên thị trường hiện nay đang sử dụng phổ biến các loại thuốc trầm cảm nào? Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về thuốc chống trầm cảm trong bài viết dưới đây!

Thuốc chống trầm cảm là gì?

Về khái niệm, thuốc chống trầm cảm có thể được hiểu là những loại thuốc có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm cũng như các rối loạn lo âu xã hội, trầm cảm nhẹ hoặc một số bệnh tâm lý khác.

Việc sử dụng thuốc trị trầm cảm sẽ có tác dụng điều chỉnh sự mất cân bằng hóa học của chất dẫn truyền thần kinh bên trong vỏ não, đây là một trong những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của cá nhân.

Loại thuốc trầm cảm lần đầu tiên được công bố vào năm 1950 với tác dụng hỗ trợ rõ ràng cho bệnh nhân. Sau nhiều năm phát triển các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, các bác sĩ đã nghiên cứu và phát triển đa dạng hơn các loại thuốc trầm cảm phù hợp với thể chất của từng bệnh nhân khác nhau, nhằm mục đích đem đến sự thay đổi tích cực nhất về tinh thần cho bệnh nhân mà vẫn giữ được sự ổn định về thể chất.

thuốc chống trầm cảm

Các loại thuốc chống trầm cảm phổ biến hiện nay 

Hiện nay, trên thị trường đang có khá nhiều loại thuốc chống trầm cảm với tác dụng khác nhau. Thông thường, các loại thuốc này sẽ không được phép bán tại các tiệm thuốc tây mà chỉ được bán theo đơn thuốc của bác sĩ chuyên môn. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi cá nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp với các loại thuốc chữa trầm cảm khác nhau. Cụ thể, chúng ta có thể nhắc đến một số loại thuốc được sử dụng nhiều trong đơn thuốc của bác sĩ dưới đây:

Thuốc SNRI và SSRI

Các loại thuốc SNRI và SSRI là thuốc chống trầm cảm đang được kê đơn phổ biến nhất hiện nay. Cụ thể, SNRI đa phần chứa các loại chất ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenalin, đây là hai chất dẫn truyền thần kinh trong não, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ổn định tâm trạng.

thuốc chống trầm cảm SNRI

Thuốc thường sử dụng để điều trị các chứng trầm cảm nặng, rối loạn tâm trạng, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD, rối loạn lo âu… Cụ thể bao gồm duloxetine (Cymbalta), venlafaxine (Effexor) và desvenlafaxine (Pristiq).

SSRI được biết đến là loại thuốc tái hấp thu serotonin có chọn lọc, đây là những loại thuốc đem lại hiệu quả tốt trong việc điều trị trầm cảm và ít có tác dụng phụ hơn một số loại thuốc trị trầm cảm khác.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thuốc SNRI và SSRI không có tác dụng phụ. Khi mới bắt đầu sử dụng các loại thuốc này, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ dưới đây:

  • Hạ đường huyết
  • Natri thấp
  • Xuất hiện cảm giác buồn nôn
  • Phát ban đỏ trên da
  • Xuất hiện cảm giác khô miệng
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Giảm cân
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Rối loạn chức năng tình dục
  • Đau đầu, chóng mặt hoặc mất ngủ

Đa phần các tác dụng phụ của thuốc trầm cảm SSRI và SNRI sẽ nhanh chóng được cải thiện sau một thời gian sử dụng. Nếu gặp khó chịu quá mức khi sử dụng thuốc thì bạn có thể liên hệ ngay với bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ kịp thời.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs)

Thực ra, sở dĩ người ta gọi đây là thuốc chống trầm cảm ba vòng vì trong cấu trúc hóa học của các loại thuốc này đều có 3 vòng trong cấu trúc. Các loại thuốc này sẽ được kê đơn, sử dụng để điều trị chứng trầm cảm, đau cơ xơ hóa, kiểm soát cơn đau mãn tính.

thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Thuốc chống trầm cảm ba vòng bao gồm một số loại sau: Amitriptyline (Elavil), amoxapine- clomipramine (Anafranil), desipramine (Norpramin), doxepin (Sinequan), imipramine (Tofranil), nortriptyline (Pamelor), protriptyline (Vivactil) và trimipramine (Surmontil).

Tác dụng phụ của thuốc trầm cảm ba vòng bao gồm:

  • Xuất hiện co giật
  • Mất ngủ
  • Người bệnh bị lo lắng
  • Xuất hiện rối loạn nhịp tim 
  • Tăng huyết áp
  • Xuất hiện các nốt phát ban
  • Có cảm giác buồn nôn
  • Giảm cân
  • Táo bón hoặc bí tiểu
  • Tăng áp lực trên mắt
  • Rối loạn chức năng tình dục

Khi xuất hiện các phản ứng này trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs)

Có thể nói, thuốc ức chế monoamine oxidase là một loại thuốc chống trầm cảm nhẹ được kê đơn cho bệnh nhân khi sử dụng SSRI và SNRI không có hiệu quả vì loại thuốc này có thể tương tác với một số loại thuốc khác, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

thuốc ức chế maois

Loại thuốc này có vai trò ức chế toàn bộ các hoạt động của monoamine oxidase, đây là một loại enzyme trong não giúp phá vỡ chất dẫn truyền thần kinh, tiêu biểu như serotonin. Do đó, thuốc sẽ hỗ trợ giúp người bệnh có được tâm trạng ổn định hơn và bớt lo lắng, căng thẳng.

Hiện nay, chúng ta có thể nhắc đến một số chất ức chế monoamine oxidase bao gồm: Phenelzine (Nardil), tranylcypromine (Parnate), isocarboxazid (Marplan) và selegiline (EMSAM, Eldepryl).

Bên cạnh những tác động tích cực đến trạng thái tinh thần của người bệnh, thuốc chống trầm cảm MAOIs cũng có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Xuất hiện mờ mắt
  • Phát ban đỏ li ti
  • Co giật, phù nề
  • Giảm cân hoặc tăng cân không kiểm soát
  • Rối loạn chức năng tình dục
  • Tiêu chảy, buồn nôn và táo bón
  • Mất ngủ hoặc ngủ li bì
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Rối loạn nhịp tim
  • Ngất xỉu hoặc cảm thấy chóng mặt khi đứng lên
  • Tăng huyết áp

Thuốc chống trầm cảm serotoninergic (NASSA)

Về cơ bản, NASSA là một trong những loại thuốc điều trị rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách cũng như chứng trầm cảm tương đối hiệu quả. Nhìn chung, đây là loại thuốc chống trầm cảm nhẹ đang được nhiều bác sĩ tin tưởng lựa chọn. Cụ thể bao gồm Mianserin (Tolvon) và Mirtazapine (Remeron, Avanza, Zispin).

Thuốc cũng tồn tại một số rủi ro, gây ra các tác dụng phụ bao gồm:

  • Táo bón
  • Khô miệng
  • Tăng cân
  • Buồn ngủ và an thần
  • Mờ mắt
  • Chóng mặt

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp một số phản ứng phụ nghiêm trọng hơn bao gồm co giật, giảm bạch cầu, ngất xỉu và phản ứng dị ứng, tuy nhiên những phản ứng này không phổ biến nên bạn cũng không cần quá lo lắng khi được bác sĩ kê đơn sử dụng.

Khuyến nghị của bác sĩ khi sử dụng thuốc chống trầm cảm

Trong quá trình sử dụng thuốc trị trầm cảm, để có được kết quả tốt nhất thì bạn cũng cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ, kiên trì với liệu trình. Cụ thể, hãy tham khảo một số khuyến nghị của bác sĩ chuyên khoa dưới đây:

Kiên nhẫn với liệu trình thuốc

Sau khi đã được bác sĩ kê đơn thuốc chống trầm cảm phù hợp với cơ địa và tình trạng sức khỏe tinh thần của bản thân, bạn hãy cố gắng kiên trì với liệu trình thuốc bởi chắc chắn thuốc chữa trầm cảm sẽ không có tác dụng ngay lập tức. Thông thường, các loại thuốc chống trầm cảm sẽ bắt đầu cho thấy sự cải thiện sau vài tuần hoặc thậm chí là sau một thời gian dài để thuốc có tác dụng rõ ràng.

Uống thuốc trị trầm cảm đúng liều lượng

Các bác sĩ sẽ kê đơn và hướng dẫn liều lượng cụ thể, vì vậy bạn hãy tuân thủ liều lượng của bác sĩ để đạt được hiệu quả khi sử dụng thuốc nhanh nhất. Trong trường hợp thuốc không đem lại hiệu quả hoặc gây ra những tác dụng phụ quá mức thì hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn trước khi ngưng thuốc hoặc thay đổi liệu trình.

Theo dõi quá trình sử dụng

Trong thời gian đầu sử dụng thuốc chống trầm cảm, bạn nên theo dõi tình trạng bệnh cũng như các phản ứng phụ khi sử dụng thuốc. Thông thường, các phản ứng này sẽ được cải thiện sau một thời gian sử dụng nhưng nếu không có sự thay đổi thì bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn hoặc thay đổi một loại thuốc trị trầm cảm khác phù hợp hơn. Các phản ứng này có thể bao gồm cảm giác buồn nôn, nhức đầu, mất ngủ…

Kết hợp với liệu pháp tâm lý

Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân trầm cảm nên kết hợp cả việc sử dụng thuốc và liệu pháp tâm lý để có được kết quả sử dụng tốt nhất. Ngoài ra, liệu pháp tâm lý như trò chuyện, trao đổi cũng có tác dụng hỗ trợ để bệnh nhân tự giải quyết được vấn đề gây ra trầm cảm và có cách khắc phục chủ động, hạn chế trầm cảm quay lại trong tương lai.

Chỉ sử dụng thuốc khi được kê đơn

Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân trầm cảm sử dụng thuốc mà không cần bác sĩ kê đơn, không có sự thăm khám cụ thể để lựa chọn được phương pháp cải thiện phù hợp. Việc tự ý sử dụng thuốc chống trầm cảm mà không trao đổi trước với bác sĩ có thể dẫn đến tình trạng sử dụng sai thuốc, nghiện thuốc khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Hạn chế sử dụng chất kích thích

Trong một số trường hợp, tâm trạng của bạn sẽ thoải mái hơn nếu sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích khác. Thế nhưng về lâu dài, nếu bạn sử dụng chất kích thích thường xuyên có thể khiến bạn bị nghiện chất kích thích, làm trầm trọng hơn tình hình bệnh và khiến trầm cảm khó điều trị hơn. Do đó, hãy cố gắng hạn chế sử dụng chất kích thích đến mức tối đa, nhất là khi bản thân đang sử dụng liệu trình thuốc chống trầm cảm.

Trên đây là một số thông tin cụ thể về tên các loại thuốc chống trầm cảm và khuyến nghị của chuyên gia/ bác sĩ trong quá trình sử dụng thuốc. Hy vọng qua những chia sẻ này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về những tính năng của thuốc chống trầm cảm, từ đó biết cách sử dụng thuốc hợp lý và tuân thủ các khuyến nghị của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh.

Muốn biết bạn có trầm cảm hay không? Test trầm cảm tại đây

1900 1246 Bản đồ
Liên hệ Zalo Hellodoctors.vn