Rối Loạn Tăng Động Giảm Chú Ý – Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ

Là một trong những hội chứng tâm lý xuất hiện ở trẻ em và nếu không được can thiệp kịp thời sẽ để lại di chứng lâu dài, ảnh hưởng đến cuộc sống của đứa trẻ đó trong tương lai. Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý là gì và trẻ tăng động giảm chú ý thường có những biểu hiện ra sao? Hãy cùng bác sĩ tâm lý tìm hiểu ngay!

Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những thuật ngữ nhằm chỉ chứng rối loạn thần kinh ở con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Những cá nhân khi mắc rối loạn tăng động giảm chú ý thường xuất hiện các hành vi điển hình như khó tập trung khi được giao nhiệm vụ, khó khăn khi đi học, khó tập trung làm bài tập ở trường hoặc làm theo hướng dẫn…

Những người mắc hội chứng tâm lý này thường gặp rất nhiều khó khăn ngay từ khi học tập ở trường học cho đến khi trưởng thành. Do đó, trẻ tăng động giảm chú ý cần được cha mẹ quan tâm, để ý và có những can thiệp chuyên môn kịp thời để cải thiện tình trạng rối loạn.

Triệu chứng của trẻ tăng động giảm chú ý

Đối với rối loạn tăng động giảm chú ý, các chuyên gia thường khi chẩn đoán chuyên môn thường chia triệu chứng của bệnh ra thành hai nhóm khác nhau bao gồm: Không chú ý và hiếu động- bốc đồng (Tăng động). Có những trẻ đôi khi chỉ mắc một trong hai nhóm triệu chứng trên nhưng có những trẻ lại có đầy đủ các triệu chứng. Cụ thể, hãy tham khảo những triệu chứng của trẻ tăng động giảm chú ý dưới đây!

Triệu chứng không chú ý

  • Đối với những trẻ mắc rối loạn tăng động tăng động giảm chú ý, đa phần sẽ xuất hiện những triệu chứng dưới đây!
  • Thường không chú ý để các chi tiết nhỏ, bất cẩn khi được giao nhiệm vụ.
  • Khó khăn ki duy trì sự chú ý, cô giáo giảng bài thường quay dọc quay ngang, không tập trung…
  • Không có sự lắng nghe đầy đủ khi giao tiếp hoặc khi người lớn nhắc nhở.
  • Thường không chú ý tuân thủ hướng dẫn nên không thể hoàn thành công việc người lớn giao.
  • Thường không thích tham gia các hoạt động đòi hỏi sự chú ý, sự kiên nhẫn.
  • Hay để quên đồ vật như quên bút ở lớp học, quên làm bài tập…
  • Dễ bị phân tâm.

Đa phần những trẻ có dấu hiệu không chú ý thường tỏ ra buồn chán, không quan tâm đến các hoạt động. Việc không tập trung cũng khiến trẻ khó hoàn thành bài tập dẫn đến điểm kém, không đáp ứng được sự kỳ vọng của giáo viên và học sinh.

rối loạn tăng động giảm chú ý

Triệu chứng tăng động

Với những trẻ em mắc rối loạn nhóm tăng động, đa phần sẽ xuất hiện một số triệu chứng dưới đây!

  • Không thể ngồi yên, thường vận động tay, chân liên tục.
  • Tự ý đứng dậy, rời khỏi chỗ ngồi mặc dù đang trong giờ học.
  • Leo trèo, chạy nhảy quá mức, kể cả những tình huống không phù hợp khiến người giám sát gặp rất nhiều khó khăn, không dám để trẻ ở một mình vì tồn tại nguy hiểm.
  • Gặp khó khăn khi phải tham gia các hoạt động đòi hỏi sự nghiêm túc, nhẫn nại như xâu hạt, xếp khối gỗ…
  • Luôn tràn đầy năng lượng, vận động không ngừng như được trang bị “động cơ”.
  • Nói chuyện nhiều quá mức, thậm chí là nói chuyện không có chủ đích.
  • Khó khăn khi đứng xếp hàng để chờ đến lượt.

Nhìn chung, người chăm sóc không để ý những kỹ các hành vi của trẻ thì thường cho rằng đây là biểu hiện của chứng hư ở trẻ nhỏ. Thế nhưng, nếu phát hiện trẻ cùng lúc xuất hiện nhiều triệu chứng nêu trên kết hợp với việc giảm chú ý thì hãy để con đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó có phương pháp can thiệp phù hợp.

Nguyên nhân hình thành rối loạn tăng động giảm chú ý

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa khẳng định nguyên nhân cụ thể khiến trẻ tăng động giảm chú ý. Thế nhưng, hội chứng rối loạn này được xác định là có liên quan đến một số yếu tố tác động dưới đây:

Yếu tố di truyền

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng rối loạn tăng động giảm chú ý có sự liên quan nhất định đến yếu tố di truyền. Cụ thể, người ta cho rằng các gen thừa hưởng từ cha mẹ chính là yếu tố tác động khiến trẻ sinh ra bị mắc rối loạn tăng động giảm chú ý.

Tuy nhiên, sự tác động này thường diễn ra một cách phức tạp nên rất khó để xác định được một lỗi đơn lẻ nào hình thành nên chứng rối loạn này ở trẻ em và người trưởng thành.

Cấu trúc não của trẻ

Các chuyên gia cho rằng có một số điểm khác biệt trong cấu trúc não của người mắc rối loạn tăng động giảm chú ý với người bình thường. Cụ thể, các nghiên cứu liên quan đến quét não đã xác định rằng một số người mắc rối loạn tăng động giảm chú ý có vùng não cụ thể nhỏ hơn người bình thường trong khi vùng khác lại lớn hơn.  

Những điều này có thể đưa ra giả thiết rằng trẻ tăng động giảm chú ý có thể mất cân bằng mức độ các chất dẫn truyền thần kinh trong não hoặc các chất hóa học này hoạt động không bình thường.

Những đối tượng có nguy cơ mắc rối loạn cao hơn

  • Hiện nay, người ta đã xác định rằng một số nhóm nhất định sẽ có nguy cơ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý cao hơn. Cụ thể bao gồm:
  • Trẻ bị sinh non hoặc quá nhẹ cân
  • Trẻ bị động kinh
  • Trẻ bị tổn thương não ngay từ khi còn trong bụng mẹ hoặc sau những trấn thương nghiêm trọng sau này, đặc biệt là chấn thương thời thơ ấu.

tăng động giảm chú ý

Tác động của rối loạn tăng động giảm chú ý đến trẻ

Rối loạn tăng động giảm chú ý nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng, đồng thời tạo nên những khó khăn nhất định cho cuộc sống của trẻ ở tương lai. Cụ thể bao gồm:

  • Khác biệt quá mức trong lớp học, có nguy cơ bị giáo viên, người lớn và bạn bè đánh giá, thậm chí là bị bạn bè cô lập.
  • Trẻ tăng động khi không được người lớn chú ý có thể thực hiện những hành vi nguy hiểm, dễ bị ngã hoặc nguy hiểm hơn là chạy ra ngoài đường không được kiểm soát.
  • Trẻ có lòng tự trọng kém hơn bình thường.
  • Tăng khả năng gặp khó khăn khi tương tác với thầy cô, bạn bè cũng như xây dựng mối quan hệ liên cá nhân.

Can thiệp điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý?

Đối với hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, các chuyên gia chưa đưa ra được phương pháp điều trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên, phương pháp can thiệp và điều trị tích cực có thể giúp trẻ tăng động giảm chú ý kiểm soát được triệu chứng của bệnh để thực hiện được những công việc đơn giản mỗi ngày. Cụ thể, hãy tham khảo một số phương pháp điều trị hội chứng tâm lý này dưới đây:

Điều trị bằng thuốc

Khi được chẩn đoán gặp rối loạn, trẻ tăng động giảm chú ý thường được bác sĩ định hướng điều trị bằng một trong 3 loại thuốc bao gồm: Thuốc kích thích tâm lý, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc không kích thích. Các loại thuốc được kê đơn này sẽ có tác dụng hỗ trợ trẻ gặp rối loạn ổn định được tâm lý và tập trung chú ý hơn.

Thuốc kích thích tâm lý

Các loại thuốc kích thích tâm lý được kê đơn sẽ có tác dụng tác động đến chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ con người, từ đó tăng cường năng lượng và gia tăng sự tỉnh táo cho trẻ gặp các rối loạn. Các loại thuốc kích thích tâm lý phù hợp cho trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý có thể bao gồm: Adderall, Ritalin, Concerta.

Thuốc chống trầm cảm

Tương tự như thuốc kích thích tâm lý, thuốc chống trầm cảm cũng tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Từ đó hỗ trợ cải thiện tâm trạng cũng như sự chú ý của trẻ. Thuốc được kê đơn cho trẻ tăng động giảm chú ý có thể bao gồm Wellbutrin và Effexor.

Thuốc không kích thích

Thuốc không kích thích sẽ là giải pháp hữu ích dành cho những cá nhân gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng từ thuốc kích thích. Loại thuốc này sẽ làm ảnh hưởng đế chất dẫn truyền thần kinh cụ thể là norepine, từ đó điều chỉnh được cảm xúc và giúp người bệnh cải thiện sự tập chung để tập chung chú ý. Thuốc không kích thích có thể bao gồm: Atomoxetine và Guanfacine.

Tuy nhiên, với bất kỳ loại thuốc nào thì cũng tồn tại những tác dụng phụ ảnh hưởng đến người bệnh trong giai đoạn đầu khi sử dụng. Một số tác dụng thường gặp có thể bao gồm cảm giác chóng mặt, chán ăn, khó chịu… Nếu những phản ứng phụ này xuất hiện quá nhiều và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của con thì bạn hãy trao đổi kĩ hơn với bác sĩ để có giải pháp thay thế phù hợp.

Can thiệp quản lý hành vi cho trẻ

Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý cho trẻ. Bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý cũng đưa ra những đề xuất về liệu pháp hành vi, kỹ năng quản lý hành vi cho trẻ để có được những tác động tích cực.

Cụ thể, hãy tham khảo và kết hợp các phương pháp can thiệp tích cực được đề xuất dưới đây để đem đến sự thay đổi tích cực nhất:

Trị liệu hành vi

Bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý sẽ có ít nhất vài buổi trị liệu với trẻ bị tăng động rối loạn giảm chú ý cùng người chăm sóc. Tại đó, nhà tâm lý sẽ trao đổi, tạo điều kiện để lắng nghe những chia sẻ của trẻ và từ đó cung cấp những phương pháp can thiệp phù hợp nhất. Chuyên gia cũng có thể sử dụng liệu pháp gia đình để các thành viên học cách kiểm soát tình trạng của bé, đồng hành với bé để thay đổi hành vi mỗi ngày.

Đào tạo cha mẹ kỹ năng quản lý hành vi

Phương pháp này được khuyến nghị dành cho những gia đình có con dưới 12 tuổi. Lúc này, chuyên gia tâm lý sẽ đào tạo cha mẹ cách để hướng dẫn, tạo điều kiện cho con thay đổi hành vi.

Một số liệu pháp cha mẹ cần học như liệu pháp chơi, liệu pháp trò chuyện với con và cách để đối phó với những hành vi sai lệch của con. Từ đó đem đến những thay đổi tích cực cho bé.

rối loạn tăng động giảm chú ý

Can thiệp hành vi tại trường học

Nếu tình trạng tăng động giảm chú ý của trẻ phức tạp, khiến con không thể theo học chương trình giáo dục bình thường thì cha mẹ nên cân nhắc để trẻ theo học chương trình giáo dục đặc biệt.

Tại đó, các giáo viên chuyên nghiệp sẽ can thiệp hành vi đúng cách, từ đó cắt giảm chứng tăng động và tăng dần năng lực chú ý cho trẻ.

Can thiệp hành vi ngang hàng

Với phương pháp này, chuyên gia tâm lý sẽ dẫn dắt trẻ tăng động giảm chú ý tiếp xúc với một nhóm trẻ khác trong hoạt động dạy và tương tác mang tính chất cùng xây dựng với các bạn cùng độ tuổi. Các kỹ năng được can thiệp sẽ bao gồm khả năng trò chuyện, kỹ năng kết bạn…

Kết luận

Nhìn chung, để thay đổi và cải thiện cho trẻ tăng động giảm chú ý là một hành trình dài mà cha mẹ, người chăm sóc sẽ là người luôn cố gắng đồng hành cùng trẻ mỗi ngày. Mặc dù rối loạn tăng động giảm chú ý có thể không được điều trị dứt điểm hoàn toàn nhưng những can thiệp tích cực kết hợp với việc sử dụng thuốc có thể giúp trẻ kiểm soát được triệu chứng bệnh và có được cuộc sống ổn định như những trẻ em bình thường.

Trên đây là một số chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách can thiệp hiệu quả cho trẻ tăng động giảm chú ý. Hy vọng qua những chia sẻ này, phụ huynh đã hiểu rõ hơn về những rối loạn của trẻ, từ đó có thể dễ dàng quan sát hành vi của con và phát hiện những thay đổi kịp thời để được chẩn đoán và có phương pháp can thiệp phù hợp nhất. 

Rối Loạn Nhân Cách Là Gì? Cách Phân Loại và Điều Trị

Rối loạn nhân cách được biết đến là một dạng rối loạn tâm thần làm ảnh hưởng đến lối suy nghĩ, hành động của cá nhân con người mang tính khác biệt, đôi khi là “lập dị” so với những người xung quanh. Cụ thể, có những loại rối loạn nhân cách này và biểu hiện cụ thể của rối loạn nhân cách là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay!

Rối loạn nhân cách là gì?

Về cơ bản, rối loạn nhân cách là một tình trạng bệnh tâm lý mà người bệnh sẽ có suy nghĩ, hành vi cứng nhắc không lành mạnh. Người bị rối loạn nhân cách thường gặp những khó khăn trong vấn đề nhận thức cũng như phản ứng với các tình huống liên kết với con người và xã hội. Những triệu chứng của bệnh sẽ khiến cá nhân gặp rất nhiều khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ liên cá nhân, tham gia hoạt động xã hội cũng như công việc.

Hội chứng tâm lý này thường bắt đầu có biểu hiện ở tuổi thiếu niên hoặc đầu giai đoạn trưởng thành. Dựa vào triệu chứng và biểu hiện, các chuyên gia thường chia rối loạn nhân cách làm nhiều loại khác nhau để thuận tiện trong quá trình điều trị.

Đa phần những người mắc hội chứng rối loạn tâm thần này thường không nhận ra bản thân đang gặp vấn đề vì họ cho rằng cách suy nghĩ và hành vi của bản thân là hợp lý. Từ đó, họ thường có xu hướng đổ lỗi cho những người xung quanh.

Nguyên nhân hình thành bệnh rối loạn nhân cách

Về cơ bản, nhân cách được phát triển và hình thành trong suốt quá trình sống của con người từ thời ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Đây là sự kết hợp của những kiểu suy nghĩ, cảm xúc và hành vi để tạo nên sự khác biệt hoàn toàn bạn với người khác. Theo các chuyên gia tâm lý, nhân cách được hình thành bởi sự tương tác của hai yếu tố là di truyền và môi trường sống. Cụ thể:

Sự di truyền

Một số đặc điểm nhân cách của cá nhân có thể được di truyền từ cha mẹ qua các mã gen. Người ta thường gọi những đặc điểm này là tính khí và rất khó để thay đổi.

Môi trường sống

Về cơ bản, môi trường sống chính là nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hướng đến nhân cách của một cá nhân. Môi trường này sẽ gắn liền trong suốt quá trình sống của một cá nhân, là mối liên hệ của cá nhân với gia đình và xã hội.

Rối loạn nhân cách được cho là được hình thành do sự kết hợp của những ảnh hưởng di truyền và yếu tố môi trường. Các mã gen di truyền có thể khiến bạn dễ bị mắc chứng rối loạn nhân cách và hoàn cảnh sống có thể kích hoạt sự phát triển của bệnh.

Cụ thể, chúng ta có thể nhắc đến một số yếu tố môi trường tác động hình thành chứng rối loạn nhân cách dưới đây:

  • Cá nhân đã từng bị lạm dụng hoặc bạo hành ở thời thơ ấu
  • Đối mặt với ám ảnh quá khứ: Bị bỏ rơi, thất lạc cha mẹ, gặp tai nạn giao thông, cháy nhà…
  • Tuổi thơ sống trong gia đình không hạnh phúc, cha mẹ thường mâu thuẫn, thậm chí là ly hôn
  • Đối mặt cùng lúc với quá nhiều áp lực hoặc kỳ vọng quá mức từ gia đình, xã hội
  • Bị người khác bắt nạt, cô lập, chỉ trích hoặc thậm chí là khinh miệt
  • Lớn lên trong môi trường không lành mạnh
  • Có cha mẹ gặp vấn đề về tâm lý, rối loạn tâm thần

Phân loại rối loạn nhân cách

Dựa vào triệu chứng của bệnh, chuyên gia tâm lý thường chia rối loạn nhân cách thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ có những loại hội chứng rối loạn riêng biệt để thuận tiện trong quá trình theo dõi và điều trị.

Rối loạn nhân cách nhóm A

Đây là những dạng rối loạn nhân cách được đặc trưng bởi suy nghĩ hoặc hành vi kỳ quặc, lập dị. Chúng bao gồm rối loạn nhân cách hoang tưởng, rối loạn nhân cách phân liệt và rối loạn nhân cách thể phân lập.

Với đặc điểm chung là những suy nghĩ và hành vi kỳ quặc, bạn có thể tham khảo triệu chứng của từng loại rối loạn dưới đây:

Triệu chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng

  • Có mối nghi ngờ ngày càng lớn về những người xung quanh cũng như động cơ của họ.
  • Luôn cho rằng người khác cố gắng làm hại hoặc luôn lừa dối bạn
  • Nghi ngờ vô cớ, cho rằng mọi người đều không đáng tin cậy
  • Lo lắng khi tâm sự với người khác, sống trong nỗi lo sợ người khác sẽ sử dụng thông tin đó để làm hại mình.
  • Có xu hướng suy nghĩ tiêu cực về người khác, kể cả trong tình huống không nguy hiểm. 
  • Phản ứng giận dữ hoặc thù địch đối với những lời nói nhẹ nhàng hoặc xúc phạm
  • Có xu hướng giữ mối hận thù
  • Nghi ngờ vô lý về sự chung thủy của vợ/ chồng hoặc người yêu

Triệu chứng rối loạn nhân cách phân liệt

  • Thiếu quan tâm đến các mối quan hệ, thích ở một mình
  • Ít khi biểu hiện cảm xúc
  • Không có hứng thú trong hầu hết các hoạt động
  • Không có khả năng tiếp nhận các dấu hiệu xã hội bình thường
  • Biểu hiện lạnh lùng hoặc thờ ơ với người khác
  • Ít hoặc không có ham muốn tình dục với người khác

rối loạn tâm thần phân liệt

Triệu chứng của rối loạn nhân cách thể phân lập

  • Cách ăn mặc, suy nghĩ, niềm tin, lời nói hoặc hành vi khác thường
  • Trải nghiệm tri giác có phần khác biệt, chẳng hạn như bạn nghe thấy giọng nói thì thầm tên bạn mà người khác thì không.
  • Phản ứng cảm xúc không phù hợp
  • Thiếu hoặc không thoải mái với các mối quan hệ thân thiết
  • Phản ứng thờ ơ, hoặc đáng ngờ đối với người khác
  • “Tư duy kỳ diệu” – Tin rằng bạn có thể ảnh hưởng đến mọi người và sự kiện bằng suy nghĩ của mình
  • Tin rằng một số sự cố hoặc sự kiện ngẫu nhiên có thông điệp ẩn chỉ dành cho bạn

Rối loạn nhân cách nhóm B

Nhóm rối loạn này được đặc trưng bởi suy nghĩ hoặc hành vi kịch tính hóa vấn đề, bốc đồng. Nhóm B bao gồm rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách ranh giới, rối loạn nhân cách kịch tính và rối loạn nhân cách ái kỷ.

Với những hành vi có phần hung hăng, kịch tính hóa vấn đề, rối loạn nhân cách nhóm B có thể nhận diện qua những triệu chứng cụ thể dưới đây:

Triệu chứng rối loạn nhân cách chống xã hội

  • Không quan tâm đến nhu cầu hoặc cảm xúc của người khác
  • Liên tục nói dối, ăn cắp, sử dụng bí danh, lừa dối người khác
  • Thường gặp vấn đề liên quan đến luật pháp
  • Vi phạm nhiều lần làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác
  • Hành vi hung hăng, thường xuyên có xu hướng bạo lực
  • Không quan tâm đến sự an toàn của bản thân hoặc người khác
  • Hành vi bốc đồng
  • Vô trách nhiệm với hành vi của mình
  • Không có sự hối lỗi về hành vi sai phạm

rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Dấu hiệu của rối loạn nhân cách ranh giới

  • Hành vi bốc đồng và rủi ro, chẳng hạn như quan hệ tình dục không an toàn, cờ bạc hoặc ăn uống vô độ
  • Hình ảnh bản thân không ổn định
  • Các mối quan hệ không ổn định
  • Tâm trạng lên xuống thất thường, thường sẽ xuất hiện phản ứng với căng thẳng giữa các cá nhân
  • Hành vi tự sát hoặc đe dọa bản thân tự gây thương tích
  • Nỗi sợ hãi mãnh liệt khi ở một mình hoặc bị bỏ rơi
  • Biểu hiện tức giận thường xuyên và dữ dội
  • Hoang tưởng, suy nghĩ ra rời thực tế

Dấu hiệu của rối loạn nhân cách kịch tính

  • Không ngừng tìm kiếm sự chú ý, thậm chí là khiêu khích tình dục
  • Dễ bị ảnh hưởng bởi người khác
  • Thay đổi cảm xúc nhanh chóng
  • Quá quan tâm đến ngoại hình
  • Nghĩ rằng bản thân luôn ở trong mối quan hệ thân thiết với những người khác
  • Chỉ quan tâm đến bản thân, không quan tâm đến những người xung quanh
  • Cho rằng mình là trung tâm của mọi sự chú ý
  • Làm quá mọi chuyện, thiếu sự kiên nhẫn
  • Có xu hướng trả thù nếu không đạt được mục đích

Triệu chứng của rối loạn nhân cách ái kỷ

  • Tin rằng bạn đặc biệt và quan trọng hơn những người khác
  • Tưởng tượng về quyền lực, thành công và sức hấp dẫn
  • Không nhận ra nhu cầu và cảm xúc của người khác
  • Phóng đại thành tích hoặc tài năng của bản thân
  • Mong đợi được khen ngợi và ngưỡng mộ liên tục
  • Kiêu căng
  • Kỳ vọng không hợp lý về các lợi thế, thường lợi dụng người khác
  • Ghen tị với người khác hoặc tin rằng người khác ghen tị với bạn

Rối loạn nhân cách nhóm C

Nhóm rối loạn này được đặc trưng bởi suy nghĩ hoặc hành vi lo lắng, sợ hãi. Nhóm C bao gồm rối loạn nhân cách tránh né, rối loạn nhân cách phụ thuộc và rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế.

Với đặc trưng bởi sự lo lắng quá mức về các vấn đề, bạn có thể nhận biết được rối loạn nhân cách nhóm C qua một số triệu chứng cụ thể dưới đây!

Triệu chứng của rối loạn nhân cách tránh né

  • Quá nhạy cảm với những lời chỉ trích hoặc từ chối
  • Cảm thấy bản thân luôn yếu kém, không có năng lực
  • Tránh các hoạt động công việc đòi hỏi sự tiếp xúc giữa các cá nhân
  • Bị ức chế về mặt xã hội, rụt rè và cô lập, tránh các hoạt động mới hoặc gặp gỡ người lạ
  • Cực kỳ nhút nhát trong các tình huống xã hội và các mối quan hệ cá nhân
  • Sợ bị phản đối, xấu hổ hoặc bị chế giễu

Triệu chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc

  • Phụ thuộc quá nhiều vào người khác và cảm thấy cần được chăm sóc
  • Hành vi phục tùng hoặc đeo bám người khác
  • Sợ phải tự chăm sóc hoặc tự bảo vệ bản thân nếu bị bỏ rơi
  • Thiếu tự tin, cần nhiều lời khuyên và sự trấn an của người khác để đưa ra những quyết định dù là nhỏ
  • Khó khăn khi bắt đầu tự thực hiện các dự án do thiếu tự tin
  • Khó đưa ra các ý kiến phản bác vì sợ sai hoặc bị phản đối
  • Cần khẩn cấp bắt đầu một mối quan hệ mới khi mối quan hệ thân thiết đã kết thúc

rối loạn nhân cách phụ thuộc

Triệu chứng rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế

  • Mối quan tâm đến các chi tiết, trật tự và các quy tắc
  • Chủ nghĩa hoàn hảo quá mức, dẫn đến rối loạn chức năng và đau khổ khi không đạt được sự hoàn hảo, chẳng hạn như cảm thấy không thể hoàn thành một dự án vì bạn không đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của riêng mình
  • Mong muốn kiểm soát mọi người và không có khả năng ủy quyền nhiệm vụ cho người khác
  • Bỏ bê bạn bè và các hoạt động thú vị vì quá tập trung vào công việc hoặc dự án
  • Gặp khó khăn trong việc loại bỏ các đồ vật bị hỏng hoặc đồ không có giá trị
  • Cứng nhắc, không chấp nhận sự thay đổi, thiếu linh hoạt
  • Kiểm soát chặt chẽ đối với việc lập ngân sách và chi tiêu tiền bạc

Lưu ý, rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế được đặc trưng bởi sự lo lắng và cầu toàn quá mức nên có sự khác biệt nhất định với rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Kết luận

Mặc dù các dấu hiệu của rối loạn nhân cách có phần cực đoan quá mức, làm ảnh hưởng đến chính cuộc sống bình thường của người bệnh và những người xung quanh. Thế nhưng, hội chứng tâm lý này hoàn toàn có thể điều trị khi phát hiện kịp thời để cải thiện các triệu chứng giúp bệnh nhân có thể tự cân bằng cảm xúc và hành vi, từ đó có được cuộc sống ổn định bình thường.

Do đó, nếu bạn xuất hiện những triệu chứng này hoặc phát hiện người xung quanh có dấu hiệu của rối loạn nhân cách thì nên khéo léo trao đổi, chia sẻ để họ có thể tìm đến chuyên gia y tế và nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như những triệu chứng cụ thể của từng hội chứng rối loạn nhân cách. Từ đó có thể nhận diện được các yếu tố nguy cơ và tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia trong thời gian sớm nhất. 

10 Cách Giải Tỏa Tâm Lý Căng Thẳng Stress Dễ Dàng Áp Dụng

Bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng về những vấn đề trong cuộc sống nhưng không biết cách để giải tỏa khiến tâm trạng ngày càng tồi tệ. Bạn lo lắng căng thẳng làm ảnh hưởng đến cảm xúc, cách cư xử của bản thân với những người xung quanh? Vậy thì hãy cùng Bác Sĩ Tâm Lý tìm hiểu ngay 10 cách giải tỏa tâm lý căng thẳng để có tinh thần thoải mái ngay trong bài viết dưới đây!

Tâm lý căng thẳng là gì?

Căng thẳng (stress) là một phản ứng bình thường của cơ thể khi đối mặt với một thử thách hoặc một tình huống đặc biệt. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể đối mặt với căng thẳng, tuy nhiên mỗi người sẽ đối mặt với một mức độ căng thẳng khác nhau cùng những nguyên nhân khác nhau.

Một người khi tồn tại tâm lý căng thẳng thường lo lắng quá nhiều và khó tập trung. Điều này có thể gây nên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và làm việc của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, nếu bạn biết giải tỏa tâm lý căng thẳng thì mọi vấn đề sẽ nhanh chóng được giải quyết, giúp bạn cân bằng lại cảm xúc.

10 cách giải tỏa tâm lý căng thẳng bạn nên biết

Căng thẳng là một trạng thái tâm lý hết sức bình thường và đa phần sẽ tự mất đi khi con người không còn đối mặt với yếu tố nguy cơ nữa. Thế nhưng, nếu tâm lý căng thẳng kéo dài, bản thân không tự mình giải quyết thì về lâu dài sẽ để lại những hệ lụy đáng tiếc, thậm chí là nguyên nhân gây nên hội chứng trầm cảm.

Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cách giải tỏa tâm lý căng thẳng và thực hành ngay để giải quyết tâm lý tồi tệ bạn đang gặp phải ngay bây giờ!

1. Tập thể dục

Tập thể dục được nhắc đến ở đây không nhất định phải là hành vi tập luyện cật lực ở phòng tập hay duy trì chạy bộ đường dài mỗi ngày. Khi tâm trạng căng thẳng, bạn hãy cố gắng tập thể dụng mỗi ngày trong thời gian ngắn để giải tỏa những tâm trạng tiêu cực.

Việc chạy bộ dưới sân nhà, chơi thể thao cùng bạn bè hay đơn giản là một bài tập cardio tại nhà cũng là giải pháp tập thể dục, giải tỏa tâm lý căng thẳng hiệu quả mà bạn nên áp dụng.

tập thể dục giúp giải tỏa căng thẳng

2. Nghe nhạc để thư giãn

Âm nhạc từ lâu đã được xem như một phương pháp giảm căng thẳng hiệu của được con người sử dụng. Âm nhạc cũng chính là cầu nối để lan tỏa cảm xúc từ người đến người. Vì vậy, nếu bạn đang đối mặt với trạng thái tâm lý căng thẳng thì hoàn toàn có thể nghe một bài nhạc nhẹ nhàng để thư giãn tinh thần và nghĩ tích cực hơn.

Có thể việc nghe nhạc không phải là cách giải tỏa tâm lý căng thẳng tốt nhất nhưng chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả, giúp bạn có thể thư giãn tinh thần để đối mặt với vấn đề gây nên căng thẳng.

3. Chia sẻ với bạn bè, người thân

Khi bạn đang căng thẳng về một vấn đề nào đó, đừng ngại ngùng mà hãy chia sẻ với những người thân thiết xung quanh mình về vấn đề bản thân đang gặp phải, về những lo lắng của bản thân để được mọi người lắng nghe và nhận được lời khuyên từ mọi người.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc chia sẻ, kết nối với những người xung quanh sẽ giúp bạn giải tỏa được tâm trạng căng thẳng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp tự nói chuyện, tự động viên với chính bản thân mình, hoặc chia sẻ cùng các chuyên gia tâm lý sức khỏe.

Có thể khi mới nghe qua, bạn sẽ cảm thấy ý tưởng này có phần hơi “điên rồ” một chút. Thế nhưng, hãy thử áp dụng vì đây là một trong những cách giải tỏa tâm lý căng thẳng hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Bạn có thể thử hỏi bản thân tại sao lại căng thẳng? Phải làm gì để làm tốt công việc?… Việc đặt câu hỏi cho bản thân và đi tìm câu trả lời sẽ nhanh chóng giúp bạn tự giải quyết được vấn đề, từ đó có trạng thái tâm lý ổn định.

4. Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh

Có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống cũng có mối liên hệ chặt chẽ với tâm lý căng thẳng. Khi tâm lý căng thẳng, chúng ta thường có xu hướng lựa chọn những món ăn vặt, đồ ngọt để giải tỏa cảm xúc mà quên mất thực đơn ăn uống lành mạnh. Hành vi này có thể vô tình khiến bản thân bạn bị tăng cân, béo phì và tiếp tục căng thẳng vì cân nặng.

Để có một tâm lý thoải mái và hạn chế đến mức tối đa những phản ứng căng thẳng, bạn hãy cố gắng hạn chế những món ăn vặt, đồ ăn có đường mà nên xây dựng thực đơn ăn uống có đầy đủ dưỡng chất. Nếu bạn chán ăn, hãy cố gắng bổ sung chất dinh dưỡng bằng các loại trái cây để đảm bảo bản thân có đủ năng lượng để đối mặt và giải quyết vấn đề.

5. Cười

Mặc dù căng thẳng khiến bạn mệt mỏi và mất đi năng lượng, thế nhưng hãy thử cười thật nhiều bằng cách xem những đoạn phim hài giải trí. Tiếng cười của bạn sẽ giúp giải phóng endorphin, hỗ trợ cải thiện tâm trạng. Đồng thời, tiếng cười cũng có tác dụng giảm các hormone gây căng thẳng là cortisol và adrenaline giúp đánh lừa hệ thần kinh, giúp tâm trạng của bạn trở nên thoải mái hơn.

cười giúp giải tỏa tâm lý căng thẳng

6. Ngủ đủ giấc mỗi ngày

Khi đối mặt với căng thẳng, bản thân mỗi người chúng ta thường lo nghĩ quá nhiều dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Việc có giấc ngủ ổn định là điều không hề đơn giản, tuy nhiên bạn có thể áp dụng phương pháp đi ngủ sớm, tắt đèn và không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Việc ngủ đủ mỗi ngày từ 7- 8 tiếng sẽ giúp tinh thần của bạn thoải mái hơn, từ đó có thể dễ dàng tập trung vào công việc hoặc học tập để giải quyết vấn đề.

7. Thực hành chánh niệm

Chánh niệm có thể vấn là một thuật ngữ tương đối xa lạ với nhiều người. Thực ra, bạn có thể hiểu chánh niệm đơn giản là việc bạn đặt toàn bộ sự chú ý của mình vào một thời điểm đang diễn ra. Chánh niệm không nhất thiết phải là ngồi xuống thiền định mà chánh niệm hoàn toàn có thể là việc bạn tham gia vào các trải nghiệm, vận động và đặc biệt chú tâm vào công việc đó, quản lý trạng thái cảm xúc và không bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh.

Yoga và thiền thường được biết đến là hai phương pháp thực hành chánh niệm đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn hiện nay. Bạn sẽ có thể cảm nhận tốt nhất thời điểm này, không suy nghĩ về những vấn đề gây nên căng thẳng. Từ đó có thể dần làm tiêu tan đi cảm giác căng thẳng khiến cơ thể mệt mỏi. Một nghiên cứu tập trung vào các sinh viên đại học đã chỉ ra rằng chánh niệm là phương pháp có thể giúp tăng lòng tự trọng, làm giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm.

8. Tập hít thở sâu

Tâm lý căng thẳng thường kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, báo hiệu rằng cơ thể chuyển trạng thái dẫn đến một số phản ứng sinh học như tim đập nhanh, thở gấp, run rẩy… Các trạng thái này hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt bằng cách vận dụng những bài tập thở sâu để kích hoạt hệ thần kinh đối giao cảm và hệ thống kiểm soát phản ứng thư giãn bê trong não bộ.

Có thể nói, việc hít thở sâu là cách giải tỏa tâm lý căng thẳng tức thì, khiến bạn có thể ổn định tâm lý hơn trong những tình huống đặc biệt. Việc hít thở sâu sẽ khiến bạn tập trung nhận thức hoàn toàn vào hơi thở, kiến hơi thở chậm và sâu hơn. Điều này vô tình khiến nhịp tim của bạn chậm lại, tạo nên cảm giác bình yên hơn.

hít thở sâu giúp giảm bớt căng thẳng

9. Tránh trì hoãn

Trong công việc và học tập, đa phần những nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng tâm lý căng thẳng chính là bạn làm không tốt một việc hoặc bạn không hoàn thành công việc được nhanh như người khác khiến bản thân bị khiển trách.

Vậy thì cách tốt nhất để giải tỏa sự căng thẳng chính là ngưng trì hoãn công việc. Bạn hãy bắt đầu lên kế hoạch làm mọi việc một cách logic, ưu tiên những công việc quan trọng và cấp thiết lên hàng đầu để làm mỗi ngày. Tránh sự trì hoãn khiến bạn luôn ở trong trạng thái căng thẳng, phải chạy theo công việc.

10. Biết cách từ chối

Một cách làm giảm tâm lý căng thẳng tương đối hiệu quả chính là học cách nói “không”. Trong công việc, học tập và kể cả các mối quan hệ thân thiết, bạn không nhất thiết phải ôm đồm quá nhiều thứ theo cách “ai nhờ gì làm nấy” vì việc bạn làm quá nhiều việc một lúc sẽ khiến tâm lý bị căng thẳng, thậm chí không thể làm tốt mọi việc.

Do đó, hãy biết cách nên chấp nhận những công việc nào và nên từ chối người khác ra sao để khiến bản thân không phải làm quá nhiều công việc cùng một lúc. Điều này sẽ giúp bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi, không phải lo nghĩ quá nhiều.

Trên đây là 10 cách giải tỏa tâm lý căng thẳng đem lại hiệu quả tốt mà bạn có thể áp dụng ngay bây giờ nếu bản thân đang đối mặt với căng thẳng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng 10 phương pháp này mỗi ngày để tâm lý ổn định, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn và thử thách gây căng thẳng trong cuộc sống.

1900 1246 Bản đồ
Liên hệ Zalo Hellodoctors.vn