Tuyết Tính
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Tình Tuyết tốt nghiệp Khoa Tâm lý ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc gia Hà Nội. Có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn/ tham vấn về tâm lý và đào tạo kỹ năng mềm cho cá nhân và doanh nghiệp, tổ chức.
Bạn phát hiện ra con của bạn có những biểu hiện tâm lý bất thường nhưng không thể giải thích những biểu hiện đó. Bạn lo lắng về sức khỏe tâm thần của con nhưng không có đủ kiến thức kỹ năng để xác định vấn đề? Vậy thì hãy cùng Bacsytamly.vn tìm hiểu về một số hội chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết để phát hiện kịp thời sự bất thường trong tâm lý của con trẻ trong bài viết dưới đây!
Khác với người lớn, trẻ em khi mắc rối loạn tâm lý thường khó phát hiện hơn hẳn vì bản thân đứa trẻ không thể ý thức được về sự thay đổi của bản thân. Bên cạnh đó, nếu bố mẹ không chú ý hoặc không đủ nhạy cảm thì thường coi những biểu hiện bất thường ở trẻ là đặc điểm tính cách và không có sự quan tâm đúng cách.
Ngoài ra, tâm lý lo sợ bị kỳ thị các bệnh liên quan đến tâm thần, tâm lý không tin vào sự thật cũng khiến các phụ huynh không tin vào những suy đoán của mình, từ đó từ chối việc đưa con đến bệnh viện kiểm tra làm bỏ qua giai đoạn tốt nhất để điều trị.
Chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em được các chuyên gia y tế mô tả là những thay đổi nghiêm trọng trong cách trẻ em học tập, cách cư xử với những người xung quanh hoặc cách xử lý cảm xúc bất thường.
Hiện nay, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần đã chẩn đoán rối loạn tâm lý ở trẻ dựa trên hướng dẫn có trong Sổ tay thống kê và chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (DSM-5) để xác định dấu hiệu và từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Hiện nay, chúng ta có thể đề cập đến một số hội chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em tương đối phổ biến dưới đây!
Trẻ em mắc rối loạn lo âu chủ yếu do tố chất tâm lý không vượt qua được những nhân tố gây nên cảm giác sợ hãi và lo lắng quá mức. Trẻ cũng có thể phải đối mặt với quá nhiều lo lắng cùng một thời điểm, điều này sẽ thúc đẩy hình thành triệu chứng rối loạn lo âu, làm cản trở sự phát triển và giao tiếp bình thường của trẻ khi đến trường hoặc giao tiếp với người thân.
Biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ em có thể bao gồm:
Việc buồn bã hay tuyệt vọng thật ra là một phản ứng tâm lý rất bình thường ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ xuất hiện tình trạng buồn chán trong thời gian dài, không còn hứng thú với những thứ đã từng yêu thích, thu mình lại và ít giao tiếp với mọi người thì cha mẹ nên tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia để được chẩn đoán. Cụ thể, bạn có thể nghi ngờ trạng thái tâm lý của con nếu bé xuất hiện những hành vi dưới đây:
Có thể nói, rối loạn tăng động giảm chú ý hiện nay là một trong những hội chứng rối loạn xuất hiện rất phổ biến ở trẻ em. Nếu dành thời gian để chú ý, cha mẹ hoàn toàn có thể phát hiện ra các triệu chứng của bệnh trong giai đoạn từ 1-5 tuổi vì đây được đánh giá là thời điểm vàng để can thiệp và điều trị hội chứng tâm lý ở trẻ em này. Cụ thể, cha mẹ có thể xác định dấu hiệu bệnh qua một số biểu hiện rối loạn cụ thể dưới đây!
Thuật ngữ Tourette có thể còn rất xa lạ với nhiều người, thế nhưng đây lại là một hội chứng tương đối phổ biến ở trẻ em. Tourette có thể gây ra tics, đây được hiểu là những cơn giật, âm thanh đột ngột mà mọi người lặp đi lặp lại mà các cá nhân không thể ngăn cản.
Chẳng hạn, một người nháy mắt liên tục, cố tình phát ra những âm thanh càu nhàu gây khó chịu chính là tics. Cho đến nay, các bác sĩ vẫn chưa xác định được lý do cụ thể gây nên hội chứng Tourette ở trẻ em. Thế nhưng, chúng ta có thể xác định được Tourette qua những biểu hiện dưới đây!
Nếu con của bạn có hành vi chống đối kéo dài dai dẳng, thậm chí hành vi đó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng ở nhà hoặc ở trường thì những biểu hiện đó có thể được xác định là rối loạn thách thức chống đối ( ODD).
ODD thường sẽ xuất hiện trước giai đoạn 8 tuổi, được biểu hiện rõ nét bởi các hành vi thách thức người xung quanh. Chẳng hạn như người lớn cấm làm điều gì đó thì trẻ sẽ có xu hướng làm ngược lại một cách ngang bướng quá mức. Cụ thể, bạn có thể tham khảo một số hành vi của chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em này dưới đây!
Không chỉ có người trưởng thành mắc hội chứng ám ảnh cưỡng chế mà ngay cả trẻ em cũng có thể đối mặt với hội chứng rối loạn tâm lý này. Cụ thể, trẻ em có thể mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế nếu suy nghĩ không mong muốn khiến bản thân xuất hiện các hành vi lặp đi lặp lại, chiếm nhiều thời gian.
Thậm chí, nếu trẻ cố gắng phớt lờ suy nghĩ ám ảnh, không thực hiện hành vi cưỡng chế thì có thể khiến bản thân cực kỳ khó chịu, không tập chung học tập được. Cụ thể, các suy nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế ở trẻ em có thể bao gồm:
Những hành vi cưỡng chế quá mức của trẻ có thể nhận thấy dễ dàng. Vì vậy, nếu phụ huynh cảm thấy xuất hiện những bất thường thì hoàn toàn có thể đưa con đến bệnh viện để được yêu cầu chẩn đoán bệnh, từ đó có phương pháp can thiệp cắt giảm hành vi cưỡng chế phù hợp.
Rối loạn cư xử hiện nay được biết đến là một trong những hội chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em tương đối phổ biến. Chứng rối loạn này được điển hình bởi các hành vi gây lớn với người khác, vi phạm nghiêm trọng các quy tắc và chuẩn mực xã hội ở nhà, ở trường và với bạn bè cùng trang lứa của trẻ.
Thậm chí, những vi phạm trong hành vi này có thể dẫn đến hậu quả nặng nề, liên quan đến pháp luật. Trẻ mắc chứng rối loạn cư xử thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc hòa nhập trong xã hội. Cụ thể, phụ huynh nên tham khảo một số dấu hiệu cơ bản để nhận biết rối loạn cư xử dưới đây:
Không chỉ có người lớn mà trẻ em cũng có thể đối mặt và hình thành triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Hầu hết trẻ em đều có thể trải qua sự kiện căng thẳng nhưng sẽ nhanh chóng hồi phục tâm lý.
Thế nhưng, trong trường hợp trẻ bị căng thẳng một cách nghiêm trọng như chấn thương, sự mất mát của người thân ngay trước mặt mình, bạo lực gia đình… thì trẻ sẽ bị ảnh hưởng lâu dài, hình thành các rối loạn tâm lý ở trẻ em. Cụ thể, các triệu chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn ở trẻ em có thể bao gồm:
Với biểu hiện rối loạn sau sang chấn ở trẻ em, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe tâm lý để điều trị bệnh nhanh chóng. Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự phát hiện của bệnh và giúp trẻ sớm hòa nhập và có cuộc sống bình thường như những trẻ khác.
Hiện nay, chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em thường được xác định hình thành do một số nguyên nhân nhất định như di truyền, các yếu tố môi trường như áp lực học tập, áp lực về định kiến xã hội, một cú sốc lớn ở thời thơ ấu làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Hy vọng qua những thông tin cơ bản về các hội chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em nêu trên sẽ giúp các phụ huynh phần nào hiểu rõ hơn về những vấn đề rối loạn tâm thần mà con có thể gặp phải, từ đó có sự quan tâm nhiều hơn đến con trẻ và phát hiện kịp thời những biểu hiện bất thường để có phương pháp hỗ trợ kịp thời.