Trầm Cảm Khi Mang Thai – Nguy Hiểm Hơn Bạn Nghĩ

Tuyết Tính
23 tháng 12 2021

Chúng ta đã từng nghe nói trầm cảm sau sinh là một hội chứng xuất hiện phổ biến ở phụ nữ sau khi sinh con và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và thể chất của người mẹ và em bé.

Bên cạnh hội chứng trầm cảm sau sinh, phụ nữ trong thai kỳ cũng có nguy cơ mắc phải chứng trầm cảm khi mang thai gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Cụ thể, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về hội chứng trầm cảm ở phụ nữ trong quá trình mang thai dưới đây!

Trầm cảm khi mang thai là gì?

Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú kéo dài, là chứng rối loạn tâm trạng phổ biến nhất hiện nay. Tình trạng này xảy ra ở phụ nữ cao gấp đôi so với nam giới. Phần nguyên nhân khởi phát bệnh ban đầu đến từ giai đoạn sinh nở của phụ nữ.

Trầm cảm khi mang thai là bệnh lý tới từ những thay đổi cảm xúc của người mẹ trong thời kỳ mang thai, thay đổi cảm xúc có thể khiến người mẹ bị căng thẳng và trầm cảm khi mang thai. Sự thay đổi cảm xúc này có thể tác động đến cách người mẹ cảm nhận về bản thân và thế giới xung quanh. 

Theo báo cáo của Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA), trung bình sẽ có từ 14- 23% phụ nữ sẽ trải qua một số triệu chứng trầm cảm khi mang thai, trong đó có khoảng 7% phụ nữ trầm cảm ở mức độ nghiêm trọng. Do đó, việc phát hiện các dấu hiệu trầm cảm khi mang thai sẽ giúp người phụ nữ có thể nhận được sự hỗ trợ kịp thời để vượt qua cuộc khủng hoảng đầu tiên trong thai kỳ.

trầm cảm khi mang thai

Dấu hiệu nhận biết chứng trầm cảm khi mang thai

Khi phát hiện bản thân mang thai, cơ thể bạn sẽ bắt đầu trải qua nhiều thay đổi cảm xúc khác nhau trong suốt thai kỳ, đó có thể là cảm giác vui, buồn, lo lắng đan xen. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy bản thân xuất hiện một số dấu hiệu dưới đây và tình trạng này xuất hiện kéo dài thường xuyên thì nên tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ vì có nguy cơ rất cao bạn đã mắc chứng trầm cảm khi mang thai. Cụ thể các dấu hiệu bao gồm:

  • Lo lắng quá mức về em bé của bạn
  • Cảm giác bản thân chưa đủ tự tin, không đủ tư cách để làm mẹ
  • Không cảm thấy vui vẻ từ những hoạt động trước đây bạn cảm thấy thú vị
  • Thường xuyên suy nghĩ đến cái chết hoặc tự tử
  • Có tâm trạng chán nản gần như ở tất cả các thời điểm trong ngày
  • Cảm thấy bản thân vô dụng, tội lỗi mà không rõ lý do
  • Tuân thủ kém chăm sóc trước khi sinh
  • Hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma túy bất hợp pháp
  • Tăng cân kém do chế độ ăn giảm hoặc không đủ chất

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tình trạng trầm cảm khi mang thai thường xảy ra nhiều nhất ở giai đoạn 3 tháng đầu tiên trong thai kỳ. Do đó, bạn có thể theo dõi những biến đổi về trạng thái tinh thần về thể chất trong giai đoạn này để dễ dàng nhận ra sự thay đổi.

Muốn biết bạn có trầm cảm hay không? Test trầm cảm tại đây

Nguyên nhân hình thành chứng trầm cảm trong thai kỳ

Trong quá trình mang thai, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể tác động đến trạng thái tinh thần của người phụ nữ, điều này khi kéo dài vô hình sẽ tạo nên những áp lực, khiến tâm trạng của họ bị ảnh hưởng và dẫn đến trầm cảm khi mang thai. Cụ thể, chúng ta nên nhắc đến một số nguyên nhân điển hình bao gồm:

  • Có tiền sử trầm cảm hoặc rối loạn trầm cảm tiền kinh nguyệt (PMDD).
  • Tuổi của bạn tại thời điểm mang thai (Càng trẻ thì nguy cơ càng cao).
  • Sống một mình.
  • Ít khi nhận được sự hỗ trợ của xã hội
  • Trải qua xung đột hôn nhân.
  • Mang thai ngoài ý muốn
  • Đối mặt với nhiều căng thẳng trong cuộc sống như kinh tế, bạo lực gia đình…
  • Thiếu sự quan tâm của người đàn ông.

trầm cảm khi mang thai là gì

Trầm cảm khi mang thai có nguy hiểm không?

Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên sàng lọc chứng trầm cảm và lo âu bằng cách sử dụng một công cụ tiêu chuẩn hóa ít nhất một lần đối với phụ nữ trong quá trình mang thai.

Những khuyến cáo này nhằm đảm bảo chúng ta có thể phát hiện những dấu hiệu lâm sàng liên quan đến trầm cảm trong quá trình mang thai và có những hỗ trợ kịp thời để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ hội chứng này đến người mẹ và thai nhi.

Trầm cảm khi mang thai có thể tạo ra một số ảnh hưởng tiêu cực:

  • Hạn chế khả năng tự chăm sóc bản thân của thai phụ: Việc chăm sóc sức khỏe của bản thân trong suốt thai kỳ là rất quan trọng nhưng chứng trầm cảm có thể khiến bạn gạt những nhu cầu cá nhân đó sang một bên. Nếu bị trầm cảm khi mang thai, bạn có thể không tuân theo các khuyến nghị của bác sĩ về thời gian nghỉ ngơi cũng như thực đơn ăn uống phù hợp. Điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
  • Sử dụng các chất độc hại: Trầm cảm khi mang thai nặng có thể khiến người mẹ không thể kiểm soát hành vi dẫn đến tình trạng sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu bia để giải tỏa tâm trạng. Tất cả điều này chắc chắn sẽ tạo nên những tác động có phần tiêu cực đến thai kỳ.
  • Cản trở khả năng gắn kết của người mẹ với thai kỳ: Mặc dù em bé đang ở trong bụng mẹ nhưng em bé thực sự có thể nghe thấy bạn nói và cảm nhận được cảm xúc bằng cao độ, nhịp điệu và độ căng trong giọng nói của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị trầm cảm trong quá trình mang thai thì rất khó có thể gắn kết được yếu tố này.
  • Ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi: Nếu người mẹ mắc chứng trầm cảm trong thai kỳ thì chắc chắn sẽ tồn tại nguy cơ nghiêm trọng như sảy thai, sinh non…

Các phương pháp điều trị trầm cảm khi mang thai

Để điều trị trầm cảm khi mang thai, các chuyên gia hoặc bác sĩ tâm lý sẽ sử dụng một số phương pháp như liệu pháp hành vi nhận thức, tự hỗ trợ hoặc sử dụng thuốc. Tùy vào thể trạng của mỗi cá nhân và tình hình bệnh, bác sĩ sẽ trao đổi kỹ với bạn về liệu pháp điều trị phù hợp nhất.

Liệu pháp hành vi nhận thức

Đối với liệu pháp tâm lý này, các chuyên gia tâm lý sẽ sử dụng chủ yếu phương pháp trao đổi, trò chuyện để từ đó nhìn nhận được vấn đề người bệnh đang gặp phải. Bằng cách hỗ trợ tự nhiên giúp thân chủ hiểu được vấn đề và tự cân bằng bản thân qua quá trình trị liệu, đây là phương pháp được rất nhiều chuyên gia tin tưởng sử dụng, đặc biệt là với phụ nữ đang trong quá trình mang thai.

Tự hỗ trợ

Nếu tình trạng trầm cảm khi mang thai ở mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị, cải thiện trạng thái tinh thần bằng những phương pháp sau:

  • Nói chuyện với người mà bạn tin tưởng về cảm xúc của mình, chẳng hạn như chồng, gia đình hoặc bạn bè của bạn.
  • Đừng bao giờ cảm thấy tội lỗi, xấu hổ hoặc vô dụng khi mang thai ngoài ý muốn vì đây hoàn toàn không phải lỗi của bạn. Hãy thích nghi và đón nhận đứa bé với tinh thần thoải mái nhất
  • Tập thể dục thường xuyên, việc duy trì hoạt động sẽ giải phóng một số endorphin mang lại cảm giác dễ chịu cho bạn.
  • Ăn uống đủ chất theo thực đơn khoa học ngay cả khi bạn không có cảm giác thèm ăn,
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Hãy nghĩ về những điều tích cực đem lại cho bạn khi có sự xuất hiện của em bé trong thời gian sắp tới.

trầm cảm khi mang thai

Sử dụng thuốc

Nếu bạn sử dụng thuốc chống trầm cảm trong khi mang thai, bác sĩ tâm lý sẽ cố gắng giảm thiểu sự tiếp xúc của em bé với thuốc. Điều này có thể được thực hiện bằng cách kê đơn một loại thuốc với liều thấp nhất, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. 

SSRI

SSRI thường được coi là một lựa chọn tốt sử dụng cho bệnh nhân trầm cảm khi mang thai. Hiện nay, SSRI bao gồm citalopram (Celexa) và sertraline (Zoloft). Tuy nhiên, thuốc cũng có một số biến chứng tiềm ẩn bao gồm thay đổi cân nặng của mẹ và sinh non. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy SSRI không liên quan đến dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, paroxetine (Paxil) có thể làm tăng nguy cơ dị tật tim thai và thường không được khuyến khích trong thai kỳ.

SNRI

SNRI cũng được coi là một lựa chọn tốt cho phụ nữ bị trầm cảm trong quá trình mang thai, bao gồm duloxetine (Cymbalta) và venlafaxine (Effexor XR)

Thuốc chống trầm cảm ba vòng

Nhóm thuốc này bao gồm Nortriptyline (Pamelor) và desipramine (Norpramin). Mặc dù thuốc chống trầm cảm ba vòng thường không được coi là phương pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu, nhưng đây có thể là một lựa chọn hiệu quả cho những phụ nữ không phản ứng với các loại thuốc khác.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng clomipramine (Anafranil) có thể liên quan đến dị tật bẩm sinh của thai nhi, bao gồm cả dị tật tim. Do đó, trong quá trình sử dụng thì bạn cũng nên trao đổi kỹ với bác sĩ về những nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình mang thai.

Trên đây là một số chia sẻ liên quan đến hội chứng trầm cảm khi mang thai ở phụ nữ. Từ đó, giới thiệu với bạn đọc một số thông tin liên quan đến phương pháp điều trị trầm cảm trong quá trình mang thai hiệu quả nhất.

Nếu bạn đang mắc trầm cảm trong thai kỳ và đang băn khoăn không bết làm thế nào để tự giải quyết vấn đề thì hãy liên hệ ngay với chuyên gia/ bác sĩ của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Về tác giả

author
Tuyết Tính

Chuyên gia tâm lý Lê Thị Tình Tuyết tốt nghiệp Khoa Tâm lý ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc gia Hà Nội. Có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn/ tham vấn về tâm lý và đào tạo kỹ năng mềm cho cá nhân và doanh nghiệp, tổ chức.

Bài viết liên quan

17 tháng 04, 2022
Rối Loạn Dạng Cơ Thể (BDD) Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
19 tháng 03, 2022
Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Chuyên Gia Tâm Lý và Bác Sĩ Tâm Thần
Bệnh tâm lý phổ biến
tc

Trầm cảm

rlla

Rối loạn lo âu

aacc

Ám ảnh cưỡng chế

sctl

Sang chấn tâm lý

Đăng kí để nhận thông báo về những bài viết mới nhất

Đặt lịch khám, tư vấn tâm lý

Đăng ký thành công

Bạn đã đăng kí đặt lịch khám / tư vấn thành công.

Bacsitamly sẽ hỗ trợ bạn đặt lịch sớm nhất có thể

ĐỒNG Ý
1900 1246 Bản đồ
Liên hệ Zalo Hellodoctors.vn