Hội Chứng Burnout: Khi Bạn Cảm Thấy Mệt Mỏi Và Kiệt Sức Vì Công Việc

Nguyệt Hoàng
19 tháng 03 2022

Là một thuật ngữ có thể xa lạ với nhiều người, thế nhưng thực tế thì burnout là một hội chứng thường xuyên xuất hiện ở những người đi làm, đặc biệt là nhân viên văn phòng, công sở, những người phải đối mặt với nhiều áp lực trong công việc. Cụ thể, hội chứng burnout là gì và nguyên nhân, triệu chứng này ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Hội chứng burnout là gì?

Hội chứng burnout hay có cách gọi khác là hội chứng kiệt sức nghề nghiệp là một trong những hội chứng tâm lý làm suy kiệt thể chất và kinh thần vì sự căng thẳng kéo dài quá mức. Thông thường, tình trạng này sẽ xuất hiện khi bản thân bạn cảm thấy bị quá tải trong công việc, mất đi hứng thú làm việc.

Hội chứng burnout thường sẽ làm giảm năng suất làm việc của một cá nhân, đồng thời tiêu hao năng lượng khiến cá nhân luôn cảm thấy bất lực, tuyệt vọng với mọi chuyện xung quanh.

Kiệt sức cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ xã hội của bạn khi ở nhà, đi làm cũng như giao tiếp xã hội. Thậm chí nếu tình trạng này kéo dài còn khiến cơ thể bạn dễ mắc một căn bệnh cảm cúm thông thường vì bị giảm sức đề kháng.

hội chứng burnout

Triệu chứng của hội chứng burnout

Tất cả những nghiên cứu về hội chứng burnout (kiệt sức) từ trước đến nay đa phần đều xác định rằng những triệu chứng của kiệt sức đều liên quan đến căng thẳng trong công việc. Cụ thể, hãy tham khảo những triệu chứng thể chất và tinh thần dưới đây!

Triệu chứng thể chất của kiệt sức khi làm việc

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt quệ
  • Khả năng miễn dịch giảm, thường xuyên mắc các bệnh thông thường như cảm xúc
  • Thường xuyên nhức đầu và đau cơ
  • Thay đổi thói quen thèm ăn và ngủ

Triệu chứng cảm xúc kiệt sức khi làm việc

  • Luôn cảm thấy thất bại, thiếu sự tự tin
  • Bất lực, không tìm được cách giải quyết phù hợp dù là công việc đơn giản
  • Cảm giác cô đơn như bị tách biệt khỏi thế giới
  • Hoài nghi về mọi người xung quanh, xu hướng tiêu cực
  • Giảm sự hài lòng và cảm giác hoàn thành

Hành vi của con người khi kiệt sức trong công việc

  • Rút lui khỏi công việc đòi hỏi trách nhiệm cao
  • Tự cô lập bản thân khỏi tất cả mọi người xung quanh
  • Mất nhiều thời gian hơn khi làm việc vì trần trừ, lo lắng bản thân làm sai
  • Sử dụng chất kích thích để thư giãn, đối phó căng thẳng
  • Giải tỏa, than vãn với những người xung quanh
  • Thiếu trách nghiệm trong công việc (bỏ ngang công việc, đi muộn, về sớm)

Ai có nguy cơ bị kiệt sức nghề nghiệp (Burnout syndrome)

Kiệt sức nghề nghiệp có thể xuất hiện với bất cứ ai khi họ cảm thấy làm việc quá sức, bị đánh giá thấp… Người bị kiệt sức có thể là nhân viên văn phòng, người đi làm ở công trường, mẹ bỉm ở nhà chăm con, bà nội trợ… Cụ thể, những người dưới đây thường có nguy cơ bị kiệt sức nghề nghiệp cao:

  • Người cảm thấy không kiểm soát được công việc của bản thân
  • Không nhận được sự quan tâm, sự công nhận từ mọi người dù làm tốt
  • Kỳ vọng về bản thân quá cao 
  • Làm những công việc quá đơn giản, không có sự thách thức
  • Làm việc quá nhiều, không có thời gian giao lưu với mọi người, không có thời gian thư giãn
  • Thiếu mối quan hệ xã hội, không có người trò chuyện hay hỗ trợ
  • Mất ngủ thường xuyên
  • Người có xu hướng cầu toàn, luôn cảm thấy làm không đủ tốt
  • Người luôn có cái nhìn bi quan về năng lực của bản thân

kiệt sức trong công việc

Sự khác biệt giữa hội chứng Burnout và trầm cảm

Về cơ bản, dựa vào những triệu chứng nêu trên, chúng ta thường rất dễ nhầm lẫn hội chứng Burnout với bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau và có những tác động khác biệt đến tâm lý của cá nhân. Sự khác biệt cụ thể bao gồm:

  • Kiệt sức xuất phát từ nguyên nhân công việc trong khi đó trầm cảm xuất phát từ căng thẳng trong mọi mặt của cuộc sống.
  • Trầm cảm thường điển hình bởi lòng tự trọng thấp, suy nghĩ tiêu cực hoặc thậm chí là tự sát. Nhưng những điều này không được coi là dấu hiệu của kiệt sức.
  • Trầm cảm khiến cảm xúc của bạn hoạt động quá mức, căng thẳng và tuyệt vọng. Trong khi đó, kiệt sức nghề nghiệp khiến cảm xúc bị dập tắt.

Những người chỉ bị hội chứng Burnout có thể phục hồi lại thể trạng nếu nghỉ ngơi điều độ, làm giảm sự căng thẳng trong công việc. Tuy nhiên, những người bị trầm cảm nên tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý để được chẩn đoán và điều trị chuyên môn.

Chúng ta không nên tự chẩn đoán dấu hiệu của người bệnh và đưa ra lời khuyên giải quyết vấn đề vì nếu phương pháp thực hiện sai sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Những phương pháp cải thiện tinh thần khi bị kiệt sức nghề nghiệp

Khi bạn đối mặt với kiệt sức, có thể mọi thứ xung quanh công việc của bạn đều trở nên tồi tệ. Điều đó khiến bạn cảm thấy vô vọng và không biết bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, trên thực tế thì bạn có thể làm nhiều hơn như vậy, hãy thử áp dụng một số phương pháp dưới đây để tự mình vượt qua hội chứng Burnout nhé!

Tiếp xúc và trò chuyện nhiều hơn với những người xung quanh

Việc trò chuyện, chia sẻ trực tiếp với một người biết cách lắng nghe là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để xoa dịu hệ thần kinh và giảm căng thẳng. Cụ thể, bạn có thể chia sẻ với những đối tượng sau:

  • Chia sẻ căng thẳng với những người thân thiết như bố mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn thân…
  • Hòa đồng với đồng nghiệp: Kiệt sức có thể xuất hiện nhiều ở những người mới đi làm vì cô đơn, cô độc trong môi trường làm việc. Vì vậy, bạn có thể thiết lập dần mối quan hệ với đồng nghiệp xung quanh, từ đó giảm bớt sự căng thẳng.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người tiêu cực: Việc nói chuyện với những người tiêu cực có thể khiến bạn trở nên càng tiêu cực, không hề giúp ích cho xã hội.
  • Tìm thêm những người bạn mới, mở rộng mối quan hệ xã hội.
  • Tham gia vào những hoạt động xã hội ý nghĩa như làm thiện nguyện, tham gia workshop nghề nghiệp…

dấu hiệu hội chứng burnout

Định hình lại cách bạn nhìn nhận công việc

Khi làm một công việc không phù hợp với sở thích, đam mê của bản thân, bạn rất dễ bị chán nản và thậm chí là xuất hiện dấu hiệu của burnout. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng tìm thấy những công việc hợp ý với bản thân. Vì vậy, bạn nên định hình lại cách nhìn nhận, tiếp nhận công việc hiện tại của bản thân để tạo động lực làm việc, cải thiện vấn đề kiệt sức nghề nghiệp

  • Tìm ra những giá trị của công việc: Bạn nên tìm ra giá trị của công việc mình làm cho xã hội cũng như vai trò của bạn giúp ích cho người khác như thế nào. 
  • Tìm cân bằng trong cuộc sống: Nếu bạn không yêu thích công việc thì bạn nên tìm ý nghĩa và sự hài lòng ở những khía cạnh khác để có sự cân bằng và cải thiện tâm trạng.
  • Tạo những mối quan hệ thân thiết khi đi làm: Khi đi làm, hãy cố gắng tạo các mối quan hệ xã hội, đừng để bản thân trở nên cô đơn hoặc bị cô lập.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi: Nếu tình trạng burnout gần như không thể tránh khỏi và càng cố làm, càng kiệt sức thì bạn nên suy nghĩ đến việc nghỉ làm tạm thời để nghỉ ngơi, giúp tinh thần được giải tỏa.

Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về hội chứng burnout (kiệt sức nghề nghiệp). Từ đó có thể tự áp dụng những phương pháp lành mạnh để cải thiện trạng thái tâm lý, giúp bản thân vượt qua cảm giác kiệt sức, mất động lực trong quá trình làm việc. 

Về tác giả

author
Nguyệt Hoàng

Nguyệt hiện là Thạc Sĩ ngành tâm lý tại trường Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn. Nguyệt đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu cũng như tìm hiểu sâu về các bệnh tâm lý, tâm lý hành vi,...

Bài viết liên quan

18 tháng 04, 2022
Existential Crisis Là Gì? Cách Vượt Qua Khủng Hoảng Hiện Sinh
17 tháng 04, 2022
Thất Tình Là Gì? Cách Giúp Bạn Vượt Qua Những Cảm Xúc Tồi Tệ Nhất
Bệnh tâm lý phổ biến
tc

Trầm cảm

rlla

Rối loạn lo âu

aacc

Ám ảnh cưỡng chế

sctl

Sang chấn tâm lý

Đăng kí để nhận thông báo về những bài viết mới nhất

Đặt lịch khám, tư vấn tâm lý

Đăng ký thành công

Bạn đã đăng kí đặt lịch khám / tư vấn thành công.

Bacsitamly sẽ hỗ trợ bạn đặt lịch sớm nhất có thể

ĐỒNG Ý
1900 1246 Bản đồ
Liên hệ Zalo Hellodoctors.vn