Tuyết Tính
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Tình Tuyết tốt nghiệp Khoa Tâm lý ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc gia Hà Nội. Có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn/ tham vấn về tâm lý và đào tạo kỹ năng mềm cho cá nhân và doanh nghiệp, tổ chức.
Insomnia có thể được hiểu là một thuật ngữ tiếng Anh nhằm ám chỉ hội chứng mất ngủ ở con người. Nhưng cụ thể, Insomnia là gì và nguyên nhân nào gây nên hội chứng Insomnia? Tất cả sẽ được bacsitamly.vn chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây!
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về các nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách cải thiện chứng Insomnia. Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu Insomnia là gì để hiểu rõ hơn về chứng rối loạn này.
Thực ra Insomnia là một thuật ngữ tiếng Anh có thể dịch sát nghĩa là hội chứng “mất ngủ”. Những người bị mất ngủ thường không thể ngủ mà thức trắng đêm, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy vào giữa đêm hoặc thức dậy quá sớm… Những rối loạn mất ngủ này khi xuất hiện liên tục trong thời gian dài sẽ khiến con người luôn ở trong tình trạng thiếu ngủ, mệt mỏi và thậm chí là nguyên nhân phát triển một số căn bệnh mãn tính.
Tuy nhiên, nhiều người lại có xu hướng xem nhẹ việc mất ngủ và không cần chú ý đến những biểu hiện của rối loạn này. Việc không có phương pháp can thiệp đúng thời điểm sẽ khiến tình trạng mất ngủ nghiêm trọng hơn. Cơ thể bạn sẽ không ngủ sâu giấc vào buổi tối và ngủ gật vào ban ngày, ảnh hưởng đến chất lượng hoàn thành công việc và chất lượng học tập.
Có thể nói, mất ngủ là một vấn đề mà chúng ta thường xuyên gặp phải, đặc biệt là những người bước vào độ tuổi trung niên và những người phải chịu nhiều áp lực trong công việc, học tập. Cụ thể, triệu chứng của mất ngủ (Insomnia) bao gồm:
Mặc dù mất ngủ xảy ra phổ biến hầu hết mọi người khi đã trưởng thành nhưng tình trạng này cũng xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể, hãy tham khảo một số nguyên nhân gây mất ngủ dưới đây!
Khi bước vào tuổi trưởng thành, bạn sẽ phải lo lắng rất nhiều vấn đề từ học tập, công việc, tài chính đến gia đình. Những vấn đề đó có thể khiến bạn đối mặt với rất nhiều căng thẳng, suy nghĩ trăn trở về đêm. Điều này sẽ khiến bạn bị khó ngủ vì những nỗi lo.
Đây là nguyên nhân gây mất ngủ tạm thời vì bạn đi du lịch, có lịch trình công tác đến một quốc gia khác với thời gian chênh lệch quá nhiều so với nhịp sinh học của bạn. Tuy nhiên, việc mất ngủ này thường chỉ xuất hiện trong khoảng từ 1-2 ngày, khi cơ thể bạn đã quen với thời gian thì sẽ nhanh chóng quay lại được nhịp sinh học bình thường.
Với những người trẻ tuổi, đa phần mọi người đều có thói quen ngủ không đều đặn, thời gian ngủ không cố định. Bên cạnh đó, đa phần mọi người đều có các hoạt động kích thích trước khi ngủ, xem phim, đọc sách hoặc ăn uống gần lúc ngủ.
Việc ăn quá nhiều vào buổi tối hoặc ăn đêm có thể khiến bạn bị khó chịu khi nằm. Thậm chí, nhiều người có thể bị ợ chua, trào ngược dạ dày làm cơ thể khó chịu, không thể đi vào giấc ngủ.
Ngoài những nguyên nhân phổ biến nêu trên, một người có thể bị mất ngủ vì gặp phải một số rối loạn tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ… Việc xác định được nguyên nhân gây mất ngủ sẽ giúp bạn có thể hiểu được vấn đề, từ đó có được phương pháp cải thiện mất ngủ hiệu quả nhất.
Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc là một trong những yêu cầu cơ bản nhất để bạn có một sức khỏe tinh thần và thể chất ổn định. Ngủ là một trong những nhu cầu cơ bản ở bậc thấp nhất thuộc tháp nhu cầu của Maslow. Do đó, việc mất ngủ thường xuyên sẽ khiến cơ thể chúng ta mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần:
Việc duy trì thói quen ngủ lành mạnh có thể là một trong những cách hiệu quả để ngăn chặn chứng mất ngủ, đem lại một giấc ngủ ngon. Cụ thể, hãy tham khảo việc duy trì thói quen ngủ dưới đây:
Ngoài những phương pháp này, nếu tình trạng mất ngủ của bạn kéo dài kèm theo cảm giác lo lắng, bồn chồn và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn hoàn toàn có thể tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế để được chẩn đoán và có phương pháp cải thiện giấc ngủ hiệu quả nhất.
Hy vọng qua những thông tin này, bạn đọc đã hiểu Insomnia là gì, từ đó có thêm những thông tin hữu ích liên quan đến chứng mất ngủ (Insomnia). Đồng thời có được những phương pháp hữu ích để cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách tự nhiên, không cần sử dụng thuốc.