Thành Nguyễn
Hiện đang nghiên cứu chuyên sâu về các kiến thức liên quan tới tâm lý học và bệnh tâm lý. Anh cũng đang làm Marketing và Content Creator cho Bacsitamly.
Là một trong những hội chứng tâm lý xuất hiện ở trẻ em và nếu không được can thiệp kịp thời sẽ để lại di chứng lâu dài, ảnh hưởng đến cuộc sống của đứa trẻ đó trong tương lai. Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý là gì và trẻ tăng động giảm chú ý thường có những biểu hiện ra sao? Hãy cùng bác sĩ tâm lý tìm hiểu ngay!
Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những thuật ngữ nhằm chỉ chứng rối loạn thần kinh ở con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Những cá nhân khi mắc rối loạn tăng động giảm chú ý thường xuất hiện các hành vi điển hình như khó tập trung khi được giao nhiệm vụ, khó khăn khi đi học, khó tập trung làm bài tập ở trường hoặc làm theo hướng dẫn…
Những người mắc hội chứng tâm lý này thường gặp rất nhiều khó khăn ngay từ khi học tập ở trường học cho đến khi trưởng thành. Do đó, trẻ tăng động giảm chú ý cần được cha mẹ quan tâm, để ý và có những can thiệp chuyên môn kịp thời để cải thiện tình trạng rối loạn.
Đối với rối loạn tăng động giảm chú ý, các chuyên gia thường khi chẩn đoán chuyên môn thường chia triệu chứng của bệnh ra thành hai nhóm khác nhau bao gồm: Không chú ý và hiếu động- bốc đồng (Tăng động). Có những trẻ đôi khi chỉ mắc một trong hai nhóm triệu chứng trên nhưng có những trẻ lại có đầy đủ các triệu chứng. Cụ thể, hãy tham khảo những triệu chứng của trẻ tăng động giảm chú ý dưới đây!
Đa phần những trẻ có dấu hiệu không chú ý thường tỏ ra buồn chán, không quan tâm đến các hoạt động. Việc không tập trung cũng khiến trẻ khó hoàn thành bài tập dẫn đến điểm kém, không đáp ứng được sự kỳ vọng của giáo viên và học sinh.
Với những trẻ em mắc rối loạn nhóm tăng động, đa phần sẽ xuất hiện một số triệu chứng dưới đây!
Nhìn chung, người chăm sóc không để ý những kỹ các hành vi của trẻ thì thường cho rằng đây là biểu hiện của chứng hư ở trẻ nhỏ. Thế nhưng, nếu phát hiện trẻ cùng lúc xuất hiện nhiều triệu chứng nêu trên kết hợp với việc giảm chú ý thì hãy để con đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó có phương pháp can thiệp phù hợp.
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa khẳng định nguyên nhân cụ thể khiến trẻ tăng động giảm chú ý. Thế nhưng, hội chứng rối loạn này được xác định là có liên quan đến một số yếu tố tác động dưới đây:
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng rối loạn tăng động giảm chú ý có sự liên quan nhất định đến yếu tố di truyền. Cụ thể, người ta cho rằng các gen thừa hưởng từ cha mẹ chính là yếu tố tác động khiến trẻ sinh ra bị mắc rối loạn tăng động giảm chú ý.
Tuy nhiên, sự tác động này thường diễn ra một cách phức tạp nên rất khó để xác định được một lỗi đơn lẻ nào hình thành nên chứng rối loạn này ở trẻ em và người trưởng thành.
Các chuyên gia cho rằng có một số điểm khác biệt trong cấu trúc não của người mắc rối loạn tăng động giảm chú ý với người bình thường. Cụ thể, các nghiên cứu liên quan đến quét não đã xác định rằng một số người mắc rối loạn tăng động giảm chú ý có vùng não cụ thể nhỏ hơn người bình thường trong khi vùng khác lại lớn hơn.
Những điều này có thể đưa ra giả thiết rằng trẻ tăng động giảm chú ý có thể mất cân bằng mức độ các chất dẫn truyền thần kinh trong não hoặc các chất hóa học này hoạt động không bình thường.
Rối loạn tăng động giảm chú ý nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng, đồng thời tạo nên những khó khăn nhất định cho cuộc sống của trẻ ở tương lai. Cụ thể bao gồm:
Đối với hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, các chuyên gia chưa đưa ra được phương pháp điều trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên, phương pháp can thiệp và điều trị tích cực có thể giúp trẻ tăng động giảm chú ý kiểm soát được triệu chứng của bệnh để thực hiện được những công việc đơn giản mỗi ngày. Cụ thể, hãy tham khảo một số phương pháp điều trị hội chứng tâm lý này dưới đây:
Khi được chẩn đoán gặp rối loạn, trẻ tăng động giảm chú ý thường được bác sĩ định hướng điều trị bằng một trong 3 loại thuốc bao gồm: Thuốc kích thích tâm lý, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc không kích thích. Các loại thuốc được kê đơn này sẽ có tác dụng hỗ trợ trẻ gặp rối loạn ổn định được tâm lý và tập trung chú ý hơn.
Các loại thuốc kích thích tâm lý được kê đơn sẽ có tác dụng tác động đến chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ con người, từ đó tăng cường năng lượng và gia tăng sự tỉnh táo cho trẻ gặp các rối loạn. Các loại thuốc kích thích tâm lý phù hợp cho trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý có thể bao gồm: Adderall, Ritalin, Concerta.
Tương tự như thuốc kích thích tâm lý, thuốc chống trầm cảm cũng tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Từ đó hỗ trợ cải thiện tâm trạng cũng như sự chú ý của trẻ. Thuốc được kê đơn cho trẻ tăng động giảm chú ý có thể bao gồm Wellbutrin và Effexor.
Thuốc không kích thích sẽ là giải pháp hữu ích dành cho những cá nhân gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng từ thuốc kích thích. Loại thuốc này sẽ làm ảnh hưởng đế chất dẫn truyền thần kinh cụ thể là norepine, từ đó điều chỉnh được cảm xúc và giúp người bệnh cải thiện sự tập chung để tập chung chú ý. Thuốc không kích thích có thể bao gồm: Atomoxetine và Guanfacine.
Tuy nhiên, với bất kỳ loại thuốc nào thì cũng tồn tại những tác dụng phụ ảnh hưởng đến người bệnh trong giai đoạn đầu khi sử dụng. Một số tác dụng thường gặp có thể bao gồm cảm giác chóng mặt, chán ăn, khó chịu… Nếu những phản ứng phụ này xuất hiện quá nhiều và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của con thì bạn hãy trao đổi kĩ hơn với bác sĩ để có giải pháp thay thế phù hợp.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý cho trẻ. Bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý cũng đưa ra những đề xuất về liệu pháp hành vi, kỹ năng quản lý hành vi cho trẻ để có được những tác động tích cực.
Cụ thể, hãy tham khảo và kết hợp các phương pháp can thiệp tích cực được đề xuất dưới đây để đem đến sự thay đổi tích cực nhất:
Bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý sẽ có ít nhất vài buổi trị liệu với trẻ bị tăng động rối loạn giảm chú ý cùng người chăm sóc. Tại đó, nhà tâm lý sẽ trao đổi, tạo điều kiện để lắng nghe những chia sẻ của trẻ và từ đó cung cấp những phương pháp can thiệp phù hợp nhất. Chuyên gia cũng có thể sử dụng liệu pháp gia đình để các thành viên học cách kiểm soát tình trạng của bé, đồng hành với bé để thay đổi hành vi mỗi ngày.
Phương pháp này được khuyến nghị dành cho những gia đình có con dưới 12 tuổi. Lúc này, chuyên gia tâm lý sẽ đào tạo cha mẹ cách để hướng dẫn, tạo điều kiện cho con thay đổi hành vi.
Một số liệu pháp cha mẹ cần học như liệu pháp chơi, liệu pháp trò chuyện với con và cách để đối phó với những hành vi sai lệch của con. Từ đó đem đến những thay đổi tích cực cho bé.
Nếu tình trạng tăng động giảm chú ý của trẻ phức tạp, khiến con không thể theo học chương trình giáo dục bình thường thì cha mẹ nên cân nhắc để trẻ theo học chương trình giáo dục đặc biệt.
Tại đó, các giáo viên chuyên nghiệp sẽ can thiệp hành vi đúng cách, từ đó cắt giảm chứng tăng động và tăng dần năng lực chú ý cho trẻ.
Với phương pháp này, chuyên gia tâm lý sẽ dẫn dắt trẻ tăng động giảm chú ý tiếp xúc với một nhóm trẻ khác trong hoạt động dạy và tương tác mang tính chất cùng xây dựng với các bạn cùng độ tuổi. Các kỹ năng được can thiệp sẽ bao gồm khả năng trò chuyện, kỹ năng kết bạn…
Nhìn chung, để thay đổi và cải thiện cho trẻ tăng động giảm chú ý là một hành trình dài mà cha mẹ, người chăm sóc sẽ là người luôn cố gắng đồng hành cùng trẻ mỗi ngày. Mặc dù rối loạn tăng động giảm chú ý có thể không được điều trị dứt điểm hoàn toàn nhưng những can thiệp tích cực kết hợp với việc sử dụng thuốc có thể giúp trẻ kiểm soát được triệu chứng bệnh và có được cuộc sống ổn định như những trẻ em bình thường.
Trên đây là một số chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách can thiệp hiệu quả cho trẻ tăng động giảm chú ý. Hy vọng qua những chia sẻ này, phụ huynh đã hiểu rõ hơn về những rối loạn của trẻ, từ đó có thể dễ dàng quan sát hành vi của con và phát hiện những thay đổi kịp thời để được chẩn đoán và có phương pháp can thiệp phù hợp nhất.