Trầm Cảm Cười Là Gì? Hội chứng Chán Nản Với Vẻ Ngoài Hạnh Phúc

Thành Nguyễn
05 tháng 02 2022

Khi nhắc đến hội chứng trầm cảm, chắc hẳn bạn thường nghĩ đến những triệu chứng buồn rầu, chán nản, tuyệt vọng… Tuy nhiên, khác với những loại trầm cảm thông thường, các chuyên gia tâm lý hiện nay cũng xác định thêm một loại trầm cảm khác với tên gọi “trầm cảm cười”. Như vậy, trầm cảm cười là gì và làm sao để phát hiện những dấu hiệu của hội chứng tâm lý này? 

Khái niệm trầm cảm cười

Thông thường, trầm cảm là hội chứng thường liên quan nhiều đến nỗi buồn, sự tuyệt vọng của một cá nhân, thậm chí khiến họ tách biệt khỏi xã hội và có xu hướng nghĩ đến cái chết. Tuy nhiên, trầm cảm cười lại được biết đến là một trong những thuật ngữ khá mới lạ khiến nhiều người thắc mắc.

trầm cảm cười

Thực ra, bạn có thể hiểu một cách đơn giản, trầm cảm cười là thuật ngữ chỉ một người sống với sự trầm cảm bên trong, họ thường không muốn làm gì, ở trong trạng thái chán nản, mệt mỏi nhưng lại thể hiện ra bên ngoài là một người vui vẻ và hạnh phúc. Trong mắt người khác, cuộc sống của họ thường được coi là hoàn hảo hay “cuộc sống trong mơ”.

Cho đến hiện nay, trầm cảm cười không thực sự được công nhận là tình trạng bệnh lý được liệt kê trong sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-5). Tuy nhiên hội chứng trầm cảm này có thể được chẩn đoán là một loại rối loạn trầm cảm nặng với những đặc điểm không điển hình.

Các dấu hiệu của trầm cảm cười

Có thể nói, trầm cảm cười là một trong những hội chứng có dấu hiệu rất khó phát hiện vì họ có xu hướng giấu đi trạng thái cảm xúc thật sự của mình. Họ thường đeo lên mặt một lớp mặt nạ hoàn hảo với niềm vui, hạnh phúc khiến người xung quanh ngưỡng mộ. Tuy nhiên, bên trong họ vẫn trải qua trạng thái đau buồn của chứng trầm cảm.

Cụ thể, người bệnh có thể tự trải qua những dấu hiệu cơ bản của trầm cảm bao gồm:

  • Thay đổi cảm giác thèm ăn, cân nặng
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Luôn ở trong trạng thái mệt mỏi
  • Xuất hiện cảm giác tuyệt vọng, thất vọng về bản thân
  • Mất hứng thú với mọi việc, không có được niềm vui thật sự.

Tuy nhiên, với những người xung quanh thì hoàn toàn không thể nhận ra những dấu hiệu này của người bệnh. Họ sẽ cố gắng che dấu tất cả cảm xúc tiêu cực và thể hiện ra bên ngoài là người hạnh phúc quá mức, chẳng hạn như:

  • Năng động tham gia vào các hoạt động với cường độ cao
  • Tỏ ra vui vẻ, lạc quan, gần như không bao giờ thể hiện là mình đang buồn.
  • Trong mắt người khác, họ là người vô cùng hạnh phúc
  • Người có công việc ổn định, gia đình hạnh phúc

Đối với người bệnh mắc hội chứng trầm cảm cười, bạn có thể tự nhận thấy mình xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Cảm thấy mình sẽ tạo gánh nặng cho mọi người nếu thể hiện cảm xúc thật
  • Tự động viên bản thân không bị trầm cảm mà cho rằng mình đang rất ổn
  • Nhận thấy cuộc sống của những người xung quanh tệ hơn mình
  • Cảm thấy có thể mọi người xung quanh sẽ hạnh phúc hơn nếu không có bạn
  • Tuyệt vọng, thất vọng về bản thân khi ở một mình

triệu chứng trầm cảm cười

Đối tượng có nguy cơ mắc chứng trầm cảm cười

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây ra hội chứng trầm cảm cười. Thế nhưng, với những tài liệu chuyên môn đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, các chuyên gia cho rằng những người dưới đây thường có nguy cơ mắc chứng trầm cảm cười tương đối cao.

Người đối mặt với thay đổi lớn trong cuộc sống

Tương tự như những hội chứng trầm cảm khác, trầm cảm cười cũng được chứng minh là có liên quan đến sự thay đổi lớn trong cuộc sống. Những tình huống làm thay đổi cuộc sống của họ quá bất ngờ sẽ khiến tinh thần tác động quá mức, kích hoạt trạng thái trầm cảm.

Sự phán xét của xã hội

Ở một số nền văn hóa trên thế giới, mức độ kỳ thị cao, sự phán xét của xã hội với một người cũng có thể tác động làm ảnh hưởng đến cảm xúc của cá nhân. Chẳng hạn, một người đàn ông thể hiện cảm xúc buồn, thất vọng lại bị coi là yếu đuối, lười biếng, tìm lý do để trì trệ công việc. Vì sự kỳ thị, suy xét này nên họ thường có xu hướng giấu đi cảm xúc thật của bản thân vào những lần sau.

Tương tự như vậy, người Việt thường có quan điểm dạy con từ thủa nhỏ là “đàn ông không được khóc”, chính vì vậy nên người đàn ông thường bị áp lực, chịu định kiến của xã hội và không dám thể hiện cảm xúc thật. Điều này khi kéo dài vô hình sẽ khiến họ đeo lên mặt chiếc mặt nạ vui vẻ nhưng đằng sau đó là cảm xúc thật buồn bã, chán nản khi ở một mình.

Truyền thông xã hội

Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của công nghệ thông tin, một người có thể dễ dàng bị những người xung quanh tấn công chỉ vì một vấn đề rất nhỏ qua nền tảng mạng xã hội.  

Với sự phát triển mạnh mẽ này, nhiều người có xu hướng chia sẻ những khoảnh khắc đẹp của mọi người thay vì thể hiện cái tôi thực sự đang ở trong trạng thái bất ổn. Điều này có thể tạo ra một khoảng trống về thực tế, tạo điều kiện cho chứng trầm cảm cười có cơ hội để phát triển.

Sự kỳ vọng quá lớn

Trong chúng ta, chắc hẳn bất cứ ai cũng có kỳ vọng không thực tế về bản thân để cố gắng khiến mình trở nên mạnh mẽ hơn, tốt đẹp hơn. Đồng thời, bản thân cũng bị áp lực bởi những kỳ vọng bên ngoài đến từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…

Vì lý do kỳ vọng quá lớn, họ không thể đạt được nhưng cũng không muốn thể hiện mình là người thất bại, bản thân bất lực với những kỳ vọng đó. Vì vậy, người chịu kỳ vọng quá lớn thường có xu hướng giấu đi cảm xúc thật bên ngoài, chịu đựng áp lực một mình, gia tăng nguy cơ mắc hội chứng trầm cảm cười.

Làm sao để chẩn đoán trầm cảm cười

Theo sự đánh giá của các chuyên gia, trầm cảm cười thường biểu hiện với các dấu hiệu có phần đối ngược giữa bên trong và sự biểu hiện bên ngoài. Điều này làm quá trình chẩn đoán diễn ra phức tạp hơn rất nhiều.

Thậm chí, ngay cả người bệnh cũng không nhận ra mình bị bệnh nên rất khó để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng trầm cảm cười.

đối tượng mắc trầm cảm cười

Thông thường, để chẩn đoán bệnh trầm cảm cười, chuyên gia y tế sẽ tiến hành hỏi chuyện người bệnh về những câu hỏi có liên quan đến triệu chứng xảy ra gần đây, đồng thời sử dụng phương pháp hồi cố để xác định xem có phải bạn đã trải qua một biến cố lớn trong cuộc sống hay không, từ đó tìm được nguyên nhân gây bệnh.

Đồng thời, người được chẩn đoán trầm cảm cười phải xuất hiện các dấu hiệu liên tục mỗi ngày trong ít nhất hai tuần. Triệu chứng có ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ cũng như xử lý vấn đề.

Điều trị chứng trầm cảm cười

Một người bị trầm cảm cười thường khó nhận biết hơn so với những người bị trầm cảm thông thường. Họ thường tỏ ra rất ổn, rất nhiều năng lượng nên nhiều người cho rằng không cần can thiệp, điều trị.

Thế nhưng, trầm cảm cười vẫn có nguy cơ như các loại trầm cảm khác và có thể dẫn đến tự tử, vì vậy nếu bạn phát hiện mình có những triệu chứng và dấu hiệu nguy cơ nêu trên thì nên tìm đến sự can thiệp của bác sĩ để được hỗ trợ chuyên môn kịp thời.

Cụ thể, bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị dưới đây đối với bệnh nhân mắc hội chứng trầm cảm cười

Trị liệu tâm lý

Có thể nói, sử dụng các phương pháp trị liệu tâm lý chính là sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu với những bệnh nhân mắc chứng trầm cảm cười. Trị liệu tâm lý đơn thuần chỉ là sự trao đổi, chia sẻ của bệnh nhân với chuyên gia tâm lý về những vấn đề, những áp lực mà bản thân đang gặp phải, từ đó chuyên gia sẽ phân tích và tìm ra nguyên nhân của vấn đề để hỗ trợ bệnh nhân gỡ bỏ nút thắt trong lòng.

Việc hỗ trợ bệnh nhân giải tỏa cảm xúc ban đầu, giảm bớt căng thẳng sẽ giúp bệnh nhân thoải mái chia sẻ và thực hành trong suốt quá trình can thiệp điều trị.

Ngoài trị liệu cá nhân, với những người mắc trầm cảm cười thì chuyên gia thường xây dựng một số buổi trị liệu nhóm, trị liệu gia đình để giúp bệnh nhân tự nhận thức được quan niệm sai lầm của bản thân. Đồng thời giúp bệnh nhân suy nghĩ đúng và sẵn sàng chia sẻ những khó khăn của mình với người xung quanh thay vì giữ kín và tự chịu đựng một mình.

Sử dụng thuốc

Tương tự như những loại trầm cảm khác, bệnh nhân mắc chứng trầm cảm cười cũng đối mặt với những căng thẳng, bất ổn tâm lý. Thậm chí, họ phải chịu đựng những áp lực lớn hơn khi phải gồng mình để đối mặt với khó khăn.

Vì vậy, các bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc để cải thiện, ức chế các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ dưới đây:

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng
  • Các loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin, ức chế monoamin oxidase  (SSRI và SNRI)
  • Thuốc an thần
  • Thuốc tăng cường tuần hoàn não

Thay đổi lối sống và cách suy nghĩ

  • Học cách mở lòng, sẵn sàng chia sẻ với những người xung quanh về vấn đề mình đang gặp phải. Sự chia sẻ và đồng cảm của người xung quanh sẽ giúp bệnh nhân cải thiện nhanh chóng vấn đề.
  • Đừng cố tỏ ra vui vẻ, hạnh phúc mà nên tiết chế lại những hoạt động không cần thiết để có thời gian nghỉ ngơi.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất để cải thiện sức khỏe, giải tỏa căng thẳng.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
  • Tập thể dục, thiền, yoga để cân bằng cảm xúc, giảm căng thẳng cũng như tự thư giãn sau một ngày dài làm việc.

Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến hội chứng trầm cảm cười. Hy vọng qua những chia sẻ này, bạn đọc đã hiểu rõ về những dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách điều trị liệu quả để nhanh chóng cải thiện trạng thái tâm lý của bản thân hoặc hỗ trợ được người thân đang mắc chứng trầm cảm cười. 

 

Muốn biết bạn có trầm cảm hay không? Test trầm cảm tại đây

Về tác giả

author
Thành Nguyễn

Hiện đang nghiên cứu chuyên sâu về các kiến thức liên quan tới tâm lý học và bệnh tâm lý. Anh cũng đang làm Marketing và Content Creator cho Bacsitamly.

Bài viết liên quan

18 tháng 04, 2022
Existential Crisis Là Gì? Cách Vượt Qua Khủng Hoảng Hiện Sinh
17 tháng 04, 2022
Thất Tình Là Gì? Cách Giúp Bạn Vượt Qua Những Cảm Xúc Tồi Tệ Nhất
Bệnh tâm lý phổ biến
tc

Trầm cảm

rlla

Rối loạn lo âu

aacc

Ám ảnh cưỡng chế

sctl

Sang chấn tâm lý

Đăng kí để nhận thông báo về những bài viết mới nhất

Đặt lịch khám, tư vấn tâm lý

Đăng ký thành công

Bạn đã đăng kí đặt lịch khám / tư vấn thành công.

Bacsitamly sẽ hỗ trợ bạn đặt lịch sớm nhất có thể

ĐỒNG Ý
1900 1246 Bản đồ
Liên hệ Zalo Hellodoctors.vn