Nguyệt Hoàng
Nguyệt hiện là Thạc Sĩ ngành tâm lý tại trường Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn. Nguyệt đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu cũng như tìm hiểu sâu về các bệnh tâm lý, tâm lý hành vi,...
Trong cuộc sống thường ngày, ngoài việc chú ý đến các dấu hiệu giảm sút của sức khỏe thể chất như đau đầu, đau bụng, đau cơ… Mỗi cá nhân cũng cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe tinh thần, vì đây là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của bạn. Cụ thể, sức khỏe liên quan đến tinh thần là gì? và làm thế nào để cải thiện, nâng cao sức khỏe tinh thần? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua những nội dung dưới đây!
Theo hiến pháp của WHO, Sức khỏe nói chung chính là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay ốm đau. Khi phân tích một cách kỹ lưỡng, chúng ta có thể hiểu sức khỏe tinh thần chính là trạng thái khỏe mạnh mà trong đó, cá nhân có thể nhận ra khả năng của bản thân và đương đầu được với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống. Cá nhân đó có thể làm việc hiệu quả, đóng góp những giá trị tích cực cho cộng đồng.
Sức khỏe tinh thần là nền tảng quan trọng tạo nên tính tập thể của cá nhân, trong đó bao gồm cách chúng ta suy nghĩ, cảm xúc của chúng ta, hành vi tương tác với xã hội… Với những yếu tố này, việc thúc đẩy nâng cao sức khỏe tinh thần cũng đóng vai trò rất quan trọng, là một mối quan tâm sống còn của các cá nhân trong cộng đồng.
Theo thống kê của Liên minh Quốc gia về bệnh Tâm thần tại Hoa Kỳ, cứ mỗi 5 người thì lại có 1 người gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần mỗi năm. Cụ thể, trong năm 2019, ước tính có đến 20,6% người Mỹ trưởng thành lớn hơn 18 tuổi đối mặt với ít nhất một vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần. Điều đó gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của cá nhân.
Thực ra, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần là hai yếu tố sức khỏe có sự liên quan mật thiết với nhau. Các chuyên gia đã chứng minh rằng, nếu bạn gặp vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần như trầm cảm, rối loạn lo âu… thì cũng gặp phải tình trạng sức khỏe thể chất suy giảm như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi…
Tuy nhiên, hai trạng thái sức khỏe này đều có những điểm khác biệt nhất định. Cụ thể, hãy tham khảo sự khác biệt cụ thể giữa sức khỏe thể chất và tinh thần tác động đến cuộc sống của con người dưới đây:
Trước khi tìm hiểu về những cách để cải thiện và thúc đẩy sức khỏe tinh thần của cá nhân. Bạn cần hiểu rõ những yếu tố nguy cơ có thể làm ảnh hưởng đến tinh thần của một người, gây nên những rối loạn tâm lý, hội chứng tâm lý tiêu cực. Cụ thể, hãy điểm qua một số nguyên nhân điển hình dưới đây!
Một nghiên cứu vào năm 2015 với 903 mẫu khách thể là các gia đình ở Iran đã xác định được rằng, vấn đề kinh tế xã hội là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra sự suy giảm về tinh thần.
Cụ thể, những áp lực công việc và áp lực xã hội có thể tác động đến tinh thần bao gồm:
Các chuyên gia cũng cho rằng yếu tố di truyền về gen cũng là một nguyên nhân quan trọng có thể tác động và ảnh hưởng đến tinh thần của một cá nhân. Cụ thể, một người có tiền sử gia đình có người từng mắc trầm cảm, tâm thần phân liệt cũng có nguy cơ cao hơn sẽ mắc những rối loạn này.
Tuy nhiên, chỉ yếu tố di truyền thôi là chưa đủ để gây nên những rối loạn đó. Đa phần các vấn đề về sức khỏe tinh thần ở một cá nhân sẽ là sự kết hợp cùng lúc của cả áp lực xã hội và yếu tố di truyền.
Hiện nay, tình trạng rối loạn sức khỏe tinh thần, làm ảnh hưởng đến cách một cá nhân suy nghĩ, hành động và cảm xúc trở nên ngày càng phổ biến hơn. Cụ thể, chúng ta có thể điểm qua một số rối loạn sức khỏe tinh thần, bệnh lý liên quan đến tinh thần dưới đây:
Bất kỳ ai dù ở độ tuổi nào cũng có thể gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần và gần như bất cứ ai cũng từng ít nhất 1 lần đối mặt với vấn đề tâm lý trong suốt cuộc đời, điều khác biệt duy nhất là bạn đối phó với tình trạng đó như thế nào.
Thực rất, những tổn thương tâm lý, rối loạn tâm thần không quá mức đáng sợ như những gì bạn tưởng tượng, chỉ cần bạn biết bản thân đang gặp vấn đề gì, bản thân muốn gì và nhận được sự hỗ trợ tích cực thì sẽ nhanh chóng cải thiện được sức khỏe tâm lý, tinh thần. Cụ thể, hãy tham khảo một số phương pháp cải thiện dưới đây!
Có những người khi đối mặt với căng thẳng, khó khăn tâm lý sẽ lựa chọn nói ra trong khi một số bộ phận khác quyết định im lặng và dồn nén. Thực ra, con người là sinh vật xã hội có nhu cầu tình cảm và kết nối mối quan hệ xã hội tương đối cao. Do đó, dù bạn có gặp vấn đề hay không thì chúng tôi luôn khuyến khích bạn chia sẻ kết nối thường xuyên với những người xung quanh.
Đó có thể là người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… Chúng không thể phủ định rằng giao tiếp, trò chuyện chính là cách để một người tồn tại thực sự trong xã hội. Do đó, đừng ngần ngại chia sẻ, đặc biệt là chia sẻ với những người biết lắng nghe để giải tỏa cảm xúc tiêu cực của bản thân.
Nếu những người xung quanh không có đủ chuyên môn để giúp đỡ thì bạn hoàn toàn có thể tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý. Với kỹ năng tham vấn, chuyên gia tâm lý hoàn toàn có thể lắng nghe câu chuyện của bạn, từ đó phân tích và hỗ trợ giúp bạn vượt qua những tổn thương tinh thần trong quá khứ và hiện tại.
Như đã đề cập trước đó, mặc dù có sự khác nhau nhất định nhưng sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất luôn có sợi dây liên kết mật thiết. Các chuyên gia tâm lý cũng chứng minh rằng việc vận động thể chất thường xuyên mỗi ngày cũng được ví như một liều thuốc thúc đẩy sự ổn định tinh thần, giúp bạn cảm thấy thoải mái, tinh thần lạc quan hơn.
Việc duy trì hoạt động thể chất không có nghĩa là bạn cần tập thể dục với cường độ mạnh, vượt quá sức chịu đựng của bản thân. Hoạt động thể chất ở đây có thể là việc bản bỏ ra mỗi ngày khoảng 30 phút để chạy bộ, thiền hoặc tập yoga… Duy trì một thói quen vận động cụ thể sẽ có những tác động tích cực, hỗ trợ rất tốt cho việc suy giảm tinh thần bạn.
Trong cuộc sống, chắc hẳn trong rất nhiều trường hợp, bạn sẽ phải đối mặt những yếu tố gây nên căng thẳng, lo lắng kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần cũng như hiệu suất công việc. Do đó, việc học cách kiểm soát cảm xúc căng thẳng sẽ có những tác động tích cực giúp bạn xóa bỏ được trạng thái tâm lý tiêu cực. Cụ thể, bạn có thể kiểm soát và giải tỏa bằng cách:
Ngoài những phương pháp nêu trên, việc xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh cũng là cách rất hiệu quả, cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn. Một chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm ảnh hưởng đến não, làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn. Chẳng hạn chế độ ăn uống có chứa các chất kích thích như nicotin, caffeine,…
Bên cạnh đó, bạn nên giảm lượng đường, chất béo trong thực đơn ăn uống và thay vào đó là các loại hoa quả, chất xơ… Thực đơn ăn uống khoa học, ăn uống đúng giờ sẽ giúp bạn cải thiện tâm trạng, cải thiện giấc ngủ và sức khỏe thể chất rất hiệu quả. Bên cạnh đó, sức khỏe tinh thần cũng có những thay đổi tích cực khi gắn liền với một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống.
Trong trường hợp sức khỏe tâm lý của bạn gặp phải những rối loạn với biểu hiện nghiêm trọng. Bạn nên tìm đến sự hỗ trợ chuyên môn của bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ chuyên môn.
Bác sĩ cũng có thể chẩn đoán và kê đơn thuốc nếu vấn đề của bạn không có sự cải thiện khi áp dụng những phương pháp khác. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cũng sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, khó chịu… Do đó, bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ về phản ứng phụ của thuốc để có những điều chỉnh chính xác trong quá trình điều trị cải thiện sức khỏe tinh thần.
Hy vọng qua những chia sẻ nêu trên từ Bacsitamly, bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích liên quan đến sức khỏe tinh thần, đặc biệt là những phương pháp cải thiện sức khỏe tinh thần. Từ đó giúp bản thân có trạng thái tâm lý tinh thần ổn định, thoải mái và sẵn sàng đối mặt với những khó khăn và áp lực trong cuộc sống.