Tuyết Tính
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Tình Tuyết tốt nghiệp Khoa Tâm lý ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc gia Hà Nội. Có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn/ tham vấn về tâm lý và đào tạo kỹ năng mềm cho cá nhân và doanh nghiệp, tổ chức.
Bạn nhận thấy bản thân đang gặp vấn đề về tâm lý nhưng không biết nên tìm đến chuyên gia tâm lý hay bác sĩ tâm thần? Bạn mông lung không thể phân biết được hai loại chức danh này? Thực tế thì hai loại chức danh này có sự khác biệt hay không? Cụ thể, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sự khác nhau giữa chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần trong bài viết dưới đây!
Hiện nay, đa phần mọi người tại Việt Nam thường có sự nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần. Tuy nhiên, trên thực tế hai chức vụ này có sự khác nhau nhất định về trình độ chuyên môn cũng như tính chất công việc. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu về sự khác nhau giữa chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sơ lược về hai công việc này dưới đây.
Về cơ bản, bạn có thể hiểu đơn giản chuyên gia tâm lý chính là những người lắng nghe, hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề tâm lý đang gặp phải bằng các liệu pháp tâm lý trò chuyện, phân tích hành vi…
Với những người mắc rối loạn tâm lý thông thường, chuyên gia tâm lý sẽ chịu trách nghiệm tiếp cận và sử dụng những kiến thức mà mình học được để chia sẻ, tìm ra nguyên nhân hình thành hành vi. Từ đó hỗ trợ bệnh nhân đối mặt với vấn đề để vượt qua khó khăn trước mắt.
Ảnh: Chuyên gia tâm lý Thu Trang
Theo cách tiếp cận đơn giản, bác sĩ tâm thần chính là những người được đào tạo chuyên môn về y khoa và có trách nghiệm khám và điều trị các bệnh lý tâm thần nghiêm trọng. Bác sĩ tâm thần sẽ hành nghề chủ yếu trong bệnh viện và chịu trách nghiệm kê đơn thuốc, hỗ trợ bệnh nhân cải thiện dần vấn đề của mình bằng cách kết hợp nhiều phương pháp.
Ảnh: Bác sĩ tâm thần Lê Duy
Về cơ bản, chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần có những sự giống nhau nhất định. Cụ thể, cả hai chức vụ này đều cần có những kiến thức chuyên sâu, thấu hiểu bộ não con người, nguyên tắc hình hành vi phản ứng cũng như nhân cách của một cá nhân.
Họ là những người sử dụng kiến thức của mình để giúp đỡ, hỗ trợ những người gặp vấn đề về sức khỏe tình thần, từ đó giúp họ điều trị và cải thiện vấn đề. Sự giống nhau của hai công việc này đôi khi sẽ khiến bạn bị nhầm lẫn vai trò và tìm đến sai đối tượng hỗ trợ. Do đó, bạn cần hiểu rõ sự khác biệt cơ bản của hai công việc này để có định hướng tìm đến người hỗ trợ chính xác nhất.
Mặc dù cả bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý đều giải quyết những vấn đề liên quan đến trạng thái tâm lý, tinh thần của con người nhưng họ cũng có sự khác biệt nhất định. Cụ thể, hãy tìm hiểu về sự khác biệt chi tiết ngay dưới đây!
Về trình độ chuyên môn, bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý sẽ được đào tạo ở những môi trường khác nhau. Có những kiến thức họ sẽ được đào tạo mang tính tương đồng nhưng về mặt chuyên môn và thời gian đào tạo sẽ có sự khác nhau nhất định. Cụ thể:
Bác sĩ tâm thần là người làm trong lĩnh vực y tế chuyên sâu và có ít nhất 11 năm học tập và đào tạo chuyên môn tại các trường y học và thực tập tại bệnh viện trước khi chính thức được hành nghề. Ngoài ra, họ cũng cần có ít nhất khoảng 1 năm để đào tạo thêm về kiến thức đa khoa.
Chuyên gia tâm lý là những người có ít nhất 6 năm đào tạo đại học và sau đại học. Quá trình đào tạo thạc sĩ cần có sự giám sát của chuyên gia đảm bảo có đầy đủ kỹ năng hành nghề. Nhà tâm lý học có thể học lên tiến sĩ và thực hành tâm lý chuyên nghiệp nhưng sẽ không được gọi là bác sĩ tâm thần và không được phép kê đơn thuốc cho thân chủ.
Bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý sẽ sử dụng những phương pháp điều trị khác nhau để hỗ trợ bệnh nhân. Cụ thể:
Bác sĩ tâm thân sẽ được ủy quyền chẩn đoán và điều trị các bệnh tâm thần, điển hình như đa nhân cách, tâm thần phân liệt, trầm cảm nặng… Bác sĩ tâm thần thường sử dụng một số phương pháp điều trị như kê đơn thuốc, phương pháp điều trị tâm lý, các liệu pháp kích thích não như ECT.
Nhà tâm lý học sẽ không được phép kê đơn thuốc cho bệnh nhân mà chỉ sử dụng các liệu pháp tâm lý, liệu pháp trò chuyện và hỗ trợ bệnh nhân luyện tập các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh. Riêng các chuyên gia tâm lý lâm sàng sẽ có đủ cơ sở kiến thức chuyên môn để chẩn đoán các rối loạn tâm thần và lên phác đồ điều trị phù hợp với bệnh nhân, kết hợp điều trị cùng bác sĩ tâm thần nếu cần thiết.
Về địa điểm làm việc, bạn có thể tìm đến bác sĩ tâm thần tại các bệnh viện có chuyên khoa tâm thần, trường đại học đào tạo về y khoa, trung tâm phục hồi chức năng tâm lý, viện tâm lý hoặc cơ sở tư nhân cung cấp dịch vụ chuyên môn. Đối với bác sĩ tâm thần, người gặp phải những vấn đề tình thần và hành vi sẽ được gọi là bệnh nhân.
Với chuyên gia tâm lý, bạn có thể gặp những người này ở các cơ sở trị liệu tâm lý, các trung tâm phục hồi chức năng tương tự như bác sĩ tâm thần nhưng sự khác biệt là chuyên gia sẽ không đủ cơ sở để làm việc tại các bệnh viện. Mối quan hệ giữa chuyên gia với người có vấn đề về tâm lý sẽ được hiểu là mối quan hệ giữa thân chủ và người hỗ trợ.
Với sự khác nhau cơ bản về lượng kiến thức, môi trường làm việc và phương pháp điều trị. Đối tượng cần người bệnh của bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý cũng có sự khác nhau nhất định. Cụ thể:
Bạn nên đến gặp bác sĩ tâm thần nếu bản thân xuất hiện tình trạng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng, xuất hiện trong thời gian dài và có dấu hiệu tái đi tái lại. Thậm chí đã từng đến gặp chuyên gia tâm lý nhưng sự trợ giúp không có tác dụng rõ ràng.
Cụ thể bao gồm một số bệnh tâm lý nghiêm trọng như:
Ngoài ra, bác sĩ tâm thần cũng hỗ trợ chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần nghiêm trọng khác. Khi đến gặp bác sĩ tâm thần, người bệnh cần thực hiện các bài kiểm tra để xác định bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Chuyên gia tâm lý có đối tượng thân chủ tương đối rộng, người tìm đến chuyên gia tâm lý không chỉ là cá nhân mắc những rối loạn tâm thần nghiêm trọng mà còn có những cá nhân gặp trắc trở trong cuộc sống và cần có người hỗ trợ tinh thần để vượt qua khó khăn.
Cụ thể, bạn có thể tham khảo chuyên gia tâm lý nếu đối mặt với một số vấn đề dưới đây:
Ảnh: Chuyên gia tâm lý Lê Thị Tình Tuyết
Thật ra, trong cuộc sống thì mỗi chúng ta đều phải đối mặt với những áp lực, mất mát dẫn đến cảm giác đau buồn, tuyệt vọng hoặc lo lắng. Thế nhưng, nếu vấn đề đó tạo ra đả kích hoặc ám ảnh quá lớn thì tinh thần của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng tạo nên các rối loạn tâm lý.
Do đó, nếu nhận thấy bản thân đang đối mặt với sự thay đổi bất thường trong thời gian dài, những thay đổi đó khiến cuộc sống của bạn có sự thay đổi thì nên tìm đến các chuyên gia tâm lý để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị, giải quyết vấn đề gây căng thẳng để có cuộc sống ổn định như bình thường.
Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đọc đã có cái nhìn chính xác hơn về bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý. Từ đó có thể hiểu đúng về tính chất công việc của từng người để đưa ra lựa chọn chính xác và nhận được sự hỗ trợ phù hợp với tình trạng rối loạn tâm lý của bản thân hoặc những người xung quanh.