Khi Nào Cần Tham Khảo Ý Kiến Của Bác Sĩ Tâm Lý?

19 tháng 03 2022

Có lẽ số đông trong chúng ta đều ít nhiều biết rằng bác sĩ tâm lý là người hỗ trợ, giúp những người gặp các vấn đề rối loạn tâm thần khôi phục trạng thái ổn định như người bình thường. Tuy nhiên, khi nào cần tham khảo ý kiến của bác sĩ tâm lý và khi nào chỉ cần chia sẻ, tâm sự với người thân để vượt qua khó khăn tâm lý? Hãy cùng Bacsytamly tìm hiểu ngay!

Lý do chúng ta đến gặp bác sĩ tâm lý

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ phải đối mặt với vô vàn những khó khăn và thử thách. Thế nhưng, không phải ai cũng đủ mạnh mẽ để vượt qua, đặc biệt là những cú sốc lớn trong cuộc đời. Điều đó đôi khi khiến con người phải chịu đả kích, khó khăn tâm lý không thể tự mình vượt qua. Cụ thể, bạn có thể đến gặp bác sĩ nếu gặp những vấn đề sau!

bác sĩ tâm lý

Mất đi người thân hoặc đối mặt với cái chết

Mỗi người chúng ta được sinh ra, trưởng thành và chắc chắn phải đối mặt cái chết. Mặc dù biết cái chết chắc chắn sẽ xảy đến với bản thân và những người xung quanh nhưng trong nhiều trường hợp, cái chết của người thân đến một cách quá đột ngột khiến bạn không thể chấp nhận được cũng là lý do khiến bạn đối mặt với những rối loạn tâm lý kéo dài. Đặc biệt trong những trường hợp cái chết đó gây ám ảnh quá lớn với bạn.

Vì vậy, nếu bạn luôn cảm thấy lo lắng, bất an, không thể chấp nhận được sự mất mát đó mặc dù sự kiện đã xảy ra trong thời gian dài thì hoàn toàn có thể tìm đến bác sĩ tâm lý để yêu cầu được trợ giúp.

Đối mặt với cú sốc tâm lý

Việc đối mặt với biến cố lớn xảy ra trong cuộc đời cũng chính là căn nguyên của những rối loạn tâm lý. Nếu bạn không thể vượt qua cú sốc trong cuộc đời và chìm sâu vào cảm xúc tiêu cực, tuyệt vọng trong thời gian dài vì những vấn đề dưới đây thì hãy thử tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được trợ giúp.

  • Phát hiện bản thân mắc bệnh nguy hiểm, nghiêm trọng
  • Bị chấn thương do tai nạn hoặc đối mặt với tình huống bị đe dọa đến tính mạng
  • Bị xâm hại tình dục hoặc bị lạm dụng tình dục
  • Đổ vỡ trong hôn nhân
  • Gặp khó khăn quá lớn về tài chính
  • Đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến pháp lý

sang chấn tâm lý

Căng thẳng lo lắng kéo dài

Thật ra, mỗi người chúng ta trong công việc hay trong học tập cũng đều phải đối mặt với những áp lực tạo nên căng thẳng, lo lắng. Đó hoàn toàn là những trạng thái tâm lý hết sức bình thường của con người.

Thế nhưng, nếu bạn bị lo lắng, căng thẳng quá mức khiến bản thân không thể tập trung làm việc. Cảm xúc căng thẳng khiến bạn từ chối đối mặt với vấn đề, không muốn đi học đi làm trong thời gian dài và không có dấu hiệu chấm dứt thì chúng ta hoàn toàn có thể nghi ngờ đó là vấn đề bệnh lý. Do đó, bạn nên tìm đến chuyên gia y tế hoặc chuyên gia tâm lý để được chẩn đoán và có phương pháp hỗ trợ cải thiện vấn đề phù hợp.

bệnh trầm cảm

Đối mặt với ám ảnh

Một số người thường bị ám ảnh bởi những tình huống, những đồ vật cụ thể khiến bản thân sợ hãi, hốt hoảng khi đối mặt. Chẳng hạn, một người có thể sợ độ cao đến mức tay chân không còn có sức khi đứng ở một tòa nhà cao tầng, một người có thể ám ảnh khi phải ở trong bóng tối một mình….

Sự căng thẳng đó sẽ khiến bạn gần như mất đi lý trí mặc dù biết rằng tình huống thực tế không hề gây nguy hiểm quá lớn cho bản thân. Do đó, nếu bạn bị ám ảnh quá mức với một điều gì đó thì cách tốt nhất là tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia. Họ sẽ sử dụng những phương pháp chuyên nghiệp để khai thác thông tin, tìm ra vấn đề gây ám ảnh và hướng dẫn bạn vượt qua điều đó.

Gặp vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần

Khi bạn gặp một số dấu hiệu liên quan đến sức khỏe tâm thần dưới đây, hãy đến gặp bác sĩ / chuyên gia tâm lý để được chẩn đoán và điều trị trong thời gian sớm nhất!

  • Thường xuyên buồn bã, tức giận không rõ lý do
  • Căng thẳng, lo lắng trong thời gian dài
  • Xuất hiện ảo giác, hoang tưởng
  • Sợ hãi, lo lắng quá mức
  • Rối loạn ăn uống
  • Trốn tránh xã hội, luôn muốn ở một mình
  • Mất hứng thú với tất cả mọi việc, kể cả những điều trước đây đặc biệt đam mê
  • Khó tập trung trong công việc hoặc học tập
  • Suy nghĩ đến cái chết hoặc thậm chí là có hành vi tự tử

Những sự thay đổi trong lối sống, hành vi và cảm xúc nêu trên khi xuất hiện trong thời gian dài và không có dấu hiệu ngừng lại thì có thể được chẩn đoán là dấu hiệu của một số rối loạn tâm lý như:

  • Trầm cảm
  • Rối loạn lo âu
  • Rối loạn hoảng sợ
  • Tâm thần phân liệt
  • Rối loạn lưỡng cực

Do đó, chúng ta nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ tâm lý để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh trong thời gian sớm. Hy vọng qua những chia sẻ nêu trên, bạn đọc đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi khi nào cần tham khảo ý kiến của bác sĩ tâm lý. Từ đó có thể tìm đến sự hỗ trợ kịp thời, giúp bạn nhanh chóng giải quyết những rối loạn tâm lý đang phải đối mặt.

Về tác giả

author

Bài viết liên quan

17 tháng 04, 2022
Rối Loạn Dạng Cơ Thể (BDD) Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
19 tháng 03, 2022
Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Chuyên Gia Tâm Lý và Bác Sĩ Tâm Thần
Bệnh tâm lý phổ biến
tc

Trầm cảm

rlla

Rối loạn lo âu

aacc

Ám ảnh cưỡng chế

sctl

Sang chấn tâm lý

Đăng kí để nhận thông báo về những bài viết mới nhất

Đặt lịch khám, tư vấn tâm lý

Đăng ký thành công

Bạn đã đăng kí đặt lịch khám / tư vấn thành công.

Bacsitamly sẽ hỗ trợ bạn đặt lịch sớm nhất có thể

ĐỒNG Ý
1900 1246 Bản đồ
Liên hệ Zalo Hellodoctors.vn