Lam Vo
My name is Thang
Khác với những hội chứng tâm lý xuất hiện phổ biến hiện nay như trầm cảm, rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt được đánh giá là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh và những người xung quanh.
Như vậy, tâm thần phân liệt là gì và triệu chứng của căn bệnh này được thể hiện qua những dấu hiệu nào? Hãy cùng các chuyên gia của Bác Sĩ Tâm Lý tìm hiểu ngay qua những nội dung dưới đây!
Về cơ bản, bạn có thể hiểu tâm thần phân liệt là một dạng bệnh tâm lý nghiêm trọng xuất hiện, gây cản trở khả năng suy nghĩ, phán đoán, quản lý cảm xúc và hành vi của một cá nhân.
Theo đánh giá của các chuyên gia tâm lý thì tâm thần phân liệt là bệnh nội khoa rất phức tạp và kéo dài, việc đo lường mức độ chính xác của bệnh là rất khó khăn. Mặc dù chứng tâm thần phân liệt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thế nhưng thường có xu hướng xuất hiện nhiều ở độ tuổi khoảng đầu những năm 20 với nam giới và cuối 20, đầu 30 tuổi đối với nữ giới.
Tâm thần phân liệt có thể gắn với một số những ảo giác, ảo tưởng, suy nghĩ cũng như hành vi rối loạn, khó có thể xác định được. Những hành vi này có thể tạo nên ảnh hưởng và làm suy giảm những hoạt động cơ bản hàng ngày của con người.
Thực tế cho thấy, đây là một căn bệnh có thể gắn với con người cho đến hết cuộc đời, điều này đồng nghĩa là người bệnh sẽ phải kiên trì điều trị thường xuyên để cải thiện các dấu hiệu của bệnh.
Tuy nhiên, người ta cũng chứng minh rằng việc điều trị sớm sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng trước khi xuất hiện biến chứng nghiêm trọng, đồng thời có thể hỗ trợ đem đến sự cải thiện về lâu dài hơn so với việc phát hiện và điều trị quá muộn.
Hiện nay, tâm thần phân liệt đã được xác định là căn bệnh làm ảnh hưởng đến cách con người nhận thức, cảm xúc và việc thể hiện hành vi. Dấu hiệu và triệu chứng có thể có sự khác nhau nhất định, tuy nhiên đa phần sẽ liên quan đến sự ảo tưởng, suy nghĩ về những điều không thực tế. Cụ thể bao gồm:
Những triệu chứng này cũng có thể khác nhau với từng cá nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vì vậy, để xác định được rõ ràng tình trạng, người bệnh nên tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia y tế để được trợ giúp kịp thời.
Muốn biết bạn có bị tâm thần phân liệt không? Làm bài test tâm thần tại đây
Về cơ bản, các triệu chứng tâm thần phân liệt ở thanh thiếu niên cũng tương tự như người lớn, tuy nhiên tình trạng bệnh sẽ khó nhận biết hơn bởi đây thường là triệu chứng ban đầu, chưa phát triển đến mức nghiêm trọng. Cụ thể, bạn có thể nghi ngờ một cá nhân mắc chứng tâm thần phân liệt nếu phát hiện những dấu hiệu sau:
Ngoài ra, thanh thiếu niên khi mắc chứng tâm thần phân liệt thường ít gặp phải một số triệu chứng ở người lớn. Cụ thể:
Cho đến hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa thể chỉ ra nguyên nhân cụ thể nhất hình thành bệnh tâm thần phân liệt ở con người. Thế nhưng các bác sĩ cũng khẳng định rằng, tâm thần phân liệt cũng có cơ sở sinh học và không chỉ hình thành cho các yếu tố tâm lý tác động.
Cụ thể, hãy tham khảo một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh dưới đây:
Ngoài ra, những yếu tố dưới đây cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh tâm thần phân liệt:
Trong trường hợp không được điều trị, phát hiện kịp thời, triệu chứng của tâm thần phân liệt có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Cụ thể bao gồm:
Đối với các bác sĩ tâm thần, việc chuẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt không hề đơn giản. Cụ thể, người bệnh thường có xu hướng không nhận ra vấn đề của mình, không chịu hợp tác để làm các bài test tâm lý hay kiểm tra sức khỏe.
Tuy nhiên, các bác sĩ có thể chẩn đoán sơ lược về tình trạng bệnh bằng cách tìm hiểu về các triệu chứng xuất hiện ít nhất trong thời gian 6 tháng gần đây. Cụ thể một người phải có hai hoặc nhiều hơn những triệu chứng dưới đây trong thời gian dài thì mới được coi là có nguy cơ mắc tâm thần phân liệt:
Trong đó, ảo tưởng và ảo giác là những triệu chứng điển hình và bác sĩ hoàn toàn có thể kết luận bệnh nếu bệnh nhân xuất hiện tình trạng này.
Vì là một căn bệnh nghiêm trọng có liên quan đến các yếu tố sinh học như ung thư hoặc tiểu đường… Vì vậy, việc điều trị tâm thần phân liệt cũng có sự khác biệt cơ bản so với những bệnh tâm lý điển hình khác.
Cụ thể, các bác sĩ có thể áp dụng những biện pháp điều trị dưới đây:
Thông thường, các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc chống loạn thần cho bệnh nhân mắc tâm thần phân liệt. Những loại thuốc này không thể điều trị dứt điểm bệnh, tuy nhiên hoàn toàn có thể hạn chế bệnh tái diễn, giảm các triệu chứng đáng lo ngại như ảo tưởng, hoang tưởng về những điều không thực tế.
Cụ thể, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc chống loạn thần được kê đơn sử dụng dưới đây:
Trong đó, Clozapine là loại thuốc chống loạn thần duy nhất được FDA chấp thuận để điều trị bệnh tâm thần phân liệt có khả năng kháng lại các phương pháp điều trị khác. Thuốc cũng được sử dụng để giảm bớt hành vi tự tử ở những người có nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt nghiêm trọng.
Đây là phương pháp điều trị mà bác sĩ sẽ tiếp cận theo nhóm để điều trị dấu hiệu tâm thần phân liệt với những triệu chứng xuất hiện đầu tiên. Phương pháp này sẽ kết hợp giữa y học với những liệu pháp tâm lý, dịch vụ xã hội để điều trị sớm dấu hiệu bệnh, cải thiện vấn đề cho thanh thiếu niên. Trong đó, gia đình chính là những đối tượng nên tham gia vào phương pháp này để có được sự cải thiện tích cực nhất cho người bệnh.
Các liệu pháp tâm lý xã hội sẽ có tác dụng hỗ trợ giải quyết các vấn đề về hành vi, tâm lý, xã hội và nghề nghiệp của bệnh nhân gắn với dấu hiệu của bệnh. Qua các liệu pháp tâm lý xã hội, bệnh nhân có thể kiểm soát tốt hơn triệu chứng bệnh của mình, xác định được các dấu hiệu tái phát để đưa ra giải pháp phòng ngừa kịp thời.
Cụ thể, các liệu pháp bao gồm:
Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hỗ trợ gắn các điện cực vào da dầu. Khi người bệnh đi vào trạng thái ngủ khi đã được gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ tiến hành sốc điện đến não để hỗ trợ cải thiện vấn đề cảm xúc và hành vi của người bệnh từ bên trong.
Với phương pháp này, người bệnh thường được điều trị khoảng 2-3 lần/ tuần, mỗi lần điều trị sốc điện sẽ gây ra một cơn co giật có kiểm soát. Khi được thực hiện trong thời gian nhất định, phương pháp này sẽ hỗ trợ cải thiện tâm trạng và suy nghĩ cho người bệnh.
Nếu bệnh nhân xuất hiện một số triệu chứng dưới đây, bác sĩ sẽ yêu cầu nhập viện để có những phương pháp điều trị kết hợp tốt nhất:
Trên đây là một số thông tin cơ bản nhất liên quan đến dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách điều trị tâm thần phân liệt được chia sẻ bởi chuyên gia. Hy vọng qua những chia sẻ này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về căn bệnh tâm lý này, đồng thời phát hiện những dấu hiệu bất thường của bản thân hoặc người xung quanh để có thể hỗ trợ, giúp người bệnh phát hiện và điều trị tâm thần phân liệt trong thời gian sớm nhất.