Thành Nguyễn
Hiện đang nghiên cứu chuyên sâu về các kiến thức liên quan tới tâm lý học và bệnh tâm lý. Anh cũng đang làm Marketing và Content Creator cho Bacsitamly.
Body shaming ám chỉ việc miệt thị ngoại hình của người khác bằng cách phán xét, chê bai, ác ý. Bạn có bao giờ dừng lại và nghĩ về tần suất chúng ta được bảo là phải thay đổi ngoại hình của mình không?
Các bài post, video trên mang xã hội liên tục đưa ra những lời khuyên về cách giảm cân “trong vài ngày”, trông thon gọn hơn “ngay lập tức” và che đi “những điểm không hoàn hảo” của chúng ta… mà họ không thực sự biết gì về chúng ta. Ở các nước phương Đông. việc sở hữu vóc dáng như các idol là điều mà mọi người cùng nhau hướng đến.
Nói về body-shaming nó đã xuất hiện từ sớm từ khi mà con người có ý thức về cái đẹp, nhưng không phải ai cũng ý thức được sự tai hại của body- shaming. Đây là một ví dụ về body-shaming, và nó có ở khắp mọi nơi. Các bộ phim sitcom thường sử dụng cơ thể của các nhân vật thừa cân làm cơ sở cho nhiều trò đùa. Body-shaming có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn của sự phán xét và chỉ trích.
Thông điệp từ các phương tiện truyền thông và từ mọi người thường ngụ ý rằng chúng ta muốn thay đổi, rằng chúng ta nên quan tâm đến việc trông mảnh mai hơn. Và nếu không, chúng ta lo lắng rằng mình có nguy cơ trở thành mục tiêu của những bình luận về body shaming của người khác.
Ngoại hình không phải là tất cả đau khổ ngới ngoại hình của mình hay làm người khác đau khổ vì ngoại hình của họ thực sự là 1 điều tồi tệ mà vô tình ai cũng mắc phải trong cuộc sống. Nó được ví như cách giết người bằng lời nói.
Bất kể điều này biểu hiện như thế nào, nó thường dẫn đến sự so sánh và xấu hổ, và tồn tại ý tưởng rằng mọi người nên được đánh giá các đặc điểm ngoại hình của họ.
Thực trạng hiện nay body-shaming cực kỳ phổ biến, đôi khi nó được xem như một thú vui khi một nhóm người cùng nhau chê bai ngoại hình của ai đó. Các phương tiện truyền thông không ngừng tán dương những người có ngoại hình xinh đẹp, điều đó khiến cho mọi người ngày càng chú ý đến ngoại hình của mình hơn.
Đặt ra một tiêu chuẩn về cái đẹp và chỉ trích ngoại hình của người khác hay chính bản thân mình là điều tồn tại trong mỗi con người chứ không chỉ riêng một cá nhân nào.
Hậu quả mà nó để lại chính là những tổn thương tâm lý cho bất kỳ ai có khuyết điểm về ngoại hình, nó khiến cho những người bị body- shaming trở nên tự ti, lo âu thậm chí là nhút nhát. Một số người sẽ bất chấp sức khỏe để tìm đến những phương pháp làm đẹp nguy hiểm. Tồi tệ hơn nữa là những suy nghĩ mặc cảm có thể dẫn đến các chứng bệnh tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm.
Điều này dẫn đến câu hỏi: nếu nó gây ra nhiều hậu quả khắc nghiệt như vậy, tại sao body-shaming lại phổ biến như thế? Tại sao khi khó chịu, bực mình với ai đó, chúng ta lại thản nhiên chỉ trích ngoại hình của họ? “Dù sao đi nữa, con nhỏ đó cũng xấu xí”, có thể là một biện pháp tự trấn an trong những tình huống kể trên, đặc biệt là ở tuổi vị thành niên và thời trẻ.
Theo cách đó, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi nói một thứ gì đó sẽ gây tổn thương cho đối tượng khiến bạn khó chịu, chẳng hạn như nhắm vào ngoại hình, hơn là đối mặt với vấn đề thực tế.
Câu nói “Tôi thực sự bị tổn thương bởi cách bạn tôi đối xử với tôi” hoặc “Tôi sợ hãi khi đánh mất tình bạn này” khiến chúng ta mở lòng và khiến chúng ta dễ bị tổn thương hơn, và do đó, cảm thấy dễ dàng chôn vùi bên dưới những bình luận mang tính nhục mạ về ngoại hình người khác.
Thực sự xác định lý do tại sao bạn khó chịu về một vấn đề. Ví dụ, không chắc rằng bạn đang giận một người bạn vì cách cư xử thô lỗ của cô ấy. Đừng vội đi nói với mọi ngưởi rằng cố ấy thật xấu xí với cơ thể đầy mỡ và lùn tịt. Hãy suy nghĩ về nó, và cuối cùng, diễn đạt nó thành lời.
Xác định ai trong cuộc sống của bạn là người tích cực. Hãy dành thời gian cho những người tự tin về cơ thể của họ cho dù cơ thể của họ không thực sự hoàn hảo và những người từ chối bình luận về ngoại hình của người khác.
Trò chuyện với những người này đặc biệt hữu ích trong khi bạn đang vật lộn với việc tự luyện tập thể hình bên trong và giúp bạn nhìn nhận bản thân và những người khác một cách tích cực hơn.
Đối đầu với những người thực hiện body-shaming. Khi bạn đã nhận thức rõ hơn về các hành vi body-shaming của chính mình, bạn có thể nhận thấy bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp của bạn làm điều đó mổi ngày. Hãy nói chuyện với họ.
Thảo luận về lý do tại sao điều đó làm bạn khó chịu và giúp họ thấy rằng body shaming gây tổn thương cho chính họ như thế nào.
Tìm thứ gì đó bạn thích về cơ thể của mình. Có thể, bất chấp cơ thể của bạn đang không thực sự mảnh mai, bạn vẫn thích một kiểu tóc mới mà bạn đã khám phá ra. Bạn đã nhận thấy mình cảm thấy khỏe hơn bao nhiêu khi ăn uống cân bằng. Tìm những sở thích mới và vui vẽ mỗi ngày.
Ngoại hình kém không phải là lổi của một ai đó, càng không nên lấy đó ra để làm trò cười. Chúng ta nên hiểu rõ về body shaming và nhận thức được đó là một hành vi kém văn mình cần được loại bỏ.
Ngoài ra pháp luật đã quy định rõ ràng, danh dự và nhân phẩm của mỗi người được pháp luật bảo vệ và không được bất cứ ai có thể xâm phạm đến nó. Bởi vậy, có thể thấy, việc dùng ngôn ngữ, cử chỉ… để miệt thị ngoại hình của người khác là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, dù cho đó có là ông bà, bố mẹ. Và đến một mức độ nghiêm trọng nào đó sẽ bị xử lý rất nặng. Tôn trọng người khác cũng chính là cách các bạn tôn trọng bản thân mình.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ qua website của bác sĩ tâm lý hoặc gọi vào hotline của chúng tôi để được các bác sĩ/chuyên gia tâm lý trợ giúp nếu bạn đang gặp các vấn đề nghiêm trọng.