Nguyệt Hoàng
Nguyệt hiện là Thạc Sĩ ngành tâm lý tại trường Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn. Nguyệt đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu cũng như tìm hiểu sâu về các bệnh tâm lý, tâm lý hành vi,...
Với sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực tâm lý xã hội, nhiều người bắt đầu tìm hiểu và quan tâm nhiều hơn đến trạng thái tâm lý cảm xúc của cá nhân khi đối mặt với một sự kiện hay vấn đề trong cuộc sống.
Trong những mối quan tâm đó, Existential crisis chính là một trong những thuật ngữ đang được nhiều người tìm hiểu trên các nền tảng mạng để hiểu hơn về tâm lý của chính mình và những người xung quanh. Như vậy, Existential crisis là gì và làm thế nào để chúng ta không bị ảnh hưởng bởi Existential crisis? Hãy cùng Bacsytamly tìm hiểu ngay qua những nội dung dưới đây!
Hầu hết trong mỗi chúng ta, bất cứ ai cùng đều ít nhất một lần trải qua cảm giác lo lắng, căng thẳng vì những vấn đề trong cuộc sống ở một thời điểm nào đó. Với nhiều người, vấn đề gây căng thẳng đó có thể sẽ nhanh chóng được giải quyết nhưng với một số khác, vấn đề làm tăng sự căng thẳng đó có thể dẫn đến sự tuyệt vọng, khiến bản thân người đó tự đặt ra những câu hỏi về vị trí, năng lực của bản thân trong xã hội.
Existential crisis (khủng hoảng hiện sinh hoặc khủng hoảng mục đích theo nghĩa tiếng Việt) là khi bản thân tự đưa ra những câu hỏi như cuộc sống này có ý nghĩa gì? Mục đích sống của bản thân khi tồn tại là gì? Sự thay đổi lối suy nghĩ của bản thân khiến bạn đột nhiên muốn có toàn bộ câu trả lời cho những câu hỏi lớn của cuộc sống.
Việc tìm ý nghĩa và mục đích của cuộc sống không có gì là lạ. Tuy nhiên, khi đối mặt với Existential crisis thì chúng ta lại không thể tìm được câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề, khiến bản thân xuất hiện những xung đột bên trong, tự cảm thấy thất vọng về bản thân, cảm thấy bất an và không có mục đích sống rõ ràng.
Sau khi đã biết Existential crisis là gì và một số tác động tiêu cực của Existential crisis đến trạng thái tâm lý con người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một số dấu hiệu nhận biết sự xuất hiện của tình trạng khủng hoảng hiện sinh ở mỗi cá nhân dưới đây:
Nguyên nhân của Existential crisis ở mỗi cá nhân thường sẽ có sự khác nhau nhất định. Tùy thuộc vào cuộc sống, hoàn cảnh của mỗi người mà khủng hoảng hiện sinh sẽ tồn tại theo cách khác nhau. Tuy nhiên, thông thường thì trạng thái tâm lý này sẽ xuất hiện khi mỗi người chúng ta đối mặt với một sự kiện lớn trong cuộc đời, chẳng hạn như:
Ngoài ra, những đối tượng đối mặt với sức khỏe tinh thần dưới đây cũng có thể gặp phải tình trạng Existential crisis:
Hiện nay, khủng hoảng hiện sinh hay khủng hoảng mục đích thường được chia làm nhiều nhóm tình trạng khác nhau. Cụ thể bao gồm:
Những người quan tâm đến chủ nghĩa hiện sinh thường quan niệm rằng bản thân có sự tự do lựa chọn của riêng mình. Việc đưa ra lựa chọn sẽ đem đến sự thay đổi trong cuộc sống của bạn theo hướng tốt hơn hoặc xấu đi. Tuy nhiên, sự tự do này cũng đi kèm với trách nghiệm, tức là việc đưa ra lựa chọn nào đó sẽ phải đối mặt với trách nghiệm khi lựa chọn đó để lại hậu quả.
Chính vì vậy, người gặp khủng hoảng hiện sinh thường lo lắng khi phải đối mặt với sự khó khăn đó. Sự lo lắng sẽ bao trùm lấy bạn, khiến bạn luôn lo lắng vào thời điểm phải đưa ra lựa chọn. Vì vậy, bạn thường rất khó lựa chọn một điều gì đó và nếu lựa chọn sai, bạn sẽ tự trách mình, chìm đắm trong sai lầm đó một cách thái quá.
Khủng hoảng hiện sinh cũng có thể xuất hiện nhiều hơn ở cá nhân khi bước sang độ tuổi nhất định, đặc biệt là những người bắt đầu bước sang tuổi già hoặc đối mặt với thông báo về một căn bệnh nguy hiểm.
Chẳng hạn, những người bước qua tuổi 50 thường suy nghĩ nhiều hơn về thực tế cuộc sống đã trải qua, lo lắng về tương lai khi phải đối mặt với cái chết.
Những người mắc các căn bệnh hiểm nghèo khi phải đối mặt với sự sống và cái chết cũng thường gặp phải khủng hoảng hiện sinh bằng cách tự hỏi chính mình đã làm được gì, mục đích của bản thân là gì, làm sao để tiếp tục theo đuổi mục đích đó. Từ những vấn đề này, họ bắt đầu thu mình lại, lo sợ và không có động lực để tiếp tục.
Khủng hoảng hiện sinh cũng có thể xảy ra khi bản thân bạn trải qua giai đoạn bị cô lập, cô đơn. Chẳng hạn, sự mất mát của người thân thiết trong gia đình chính là một trong những nguyên nhân quan trọng tác động, khiến bạn khủng hoảng vì đối mặt với sự cô đơn đột ngột.
Điều này vô tình khiến một cá nhân cảm thấy cuộc sống của họ vô nghĩa, không còn có động lực để sống tiếp hoặc làm việc khi người hiểu mình nhất đã rời xa mình.
Khi chúng ta có mục đích trong cuộc sống, chúng ta sẽ có động lực để hy vọng và cố gắng. Tuy nhiên, khi đối mặt với khủng hoảng hiện sinh, chúng ta thường suy nghĩ cặn kẽ cuộc đời của mình, về những gì bản thân đã làm được và không làm được trong quá khứ. Từ đó, bạn có thể cảm thấy những việc mình làm bao lâu nay đều vô nghĩa và đặt câu hỏi về sự tồn tại của chính minh trong xã hội.
Existential crisis khiến chúng ta có xu hướng giấu đi cảm xúc thật sự của mình khi đối mặt với những tác động tiêu cực. Chẳng hạn, bạn đang rất đau khổ vì thất tình nhưng lại cố tỏ ra mình vui vẻ, hạnh phúc khi kết thúc mối tình đó.
Việc cố gắng vui vẻ khi đối mặt với nỗi đau có thể khiến bạn đối mặt với cảm xúc hạnh phúc giả tạo. Từ đó biến bạn sống mãi trong trạng thái cảm xúc giả, tự “lừa mình, dối người”.
Nhìn chung, Existential crisis là một trạng thái tâm lý tiêu cực khiến chúng ta nghĩ nhiều đến lý do bản thân tồn tại trên đời, lý tưởng của bản thân và tự thất vọng vì chính mình. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể cải thiện dần khi bản thân bạn kiên trì đối mặt với vấn đề.
Cụ thể, hãy thử tham khảo một số phương pháp vượt qua khủng hoảng hiện sinh dưới đây:
Điều quan trọng nhất hỗ trợ vượt qua khủng hoảng hiện sinh chính là việc thay đổi tư suy của bạn về sự lựa chọn và trách nghiệm với sự lựa chọn đó. Thay vì coi hậu của một sự lựa chọn là tồi tệ thì bạn nên xem đó là một trải nghiệm thực tế, là cơ hội để bạn nhận ra vấn đề và sửa đổi vào những lần tiếp theo. Việc thay đổi cách tư duy sẽ giúp bạn ít đối mặt với sự khủng hoảng hiện sinh hơn.
Existential crisis có thể xảy ra khi bạn mất kết nối với những người quanh. Vì vậy, khi kết nối với mọi người, trao đổi nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn sẽ giúp bạn có được trải nghiệm thú vị, từ đó cải thiện vấn đề khó khăn bản thân mình đang gặp phải.
Những người thân như bạn bè, gia đình cũng sẽ đem đến cho bạn những lời khuyên tốt nhất, là chỗ dựa tinh thần để vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ hiện sinh dẫn đến cảm giác tồi tệ xuất hiện trong thời gian dài trong vài thắng thì bạn nên tìm đến nhà trị liệu tâm lý để được chẩn đoán và có phương pháp giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.
Chúng ta thường chán bản khi nhìn vào quá khứ, đặc biệt là quá khứ đã từng đối mặt với thất bại. Vì vậy, cách tốt nhất để giải quyết vấn đề chính là không nhìn lại quá khứ, không đi theo cách lựa chọn ở quá khứ.
Hãy nghĩ tích cực hơn và thay vì nghĩ về quá khứ thì bạn nên nhìn về phía trước và những định hướng tương lai của mình. Đó chính là một cách đối mặt với tình trạng Existential crisis hiệu quả mà bạn có thể áp dụng với sự khủng hoảng của chính mình.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về tình trạng Existential crisis (Khủng hoảng hiện sinh). Hy vọng qua những chia sẻ này, bạn đọc đã hiểu Existential crisis là gì và biết thêm một số phương pháp hiệu quả để đối mặt và giải quyết tình trạng khủng hoảng hiện sinh của bản thân.