Nguyệt Hoàng
Nguyệt hiện là Thạc Sĩ ngành tâm lý tại trường Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn. Nguyệt đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu cũng như tìm hiểu sâu về các bệnh tâm lý, tâm lý hành vi,...
Thalassophobia là hội chứng sợ biển sâu, một rối loạn tâm thần nằm trong nhóm các ám ảnh sợ khiến con người lo lắng, sợ hãi và gây ra các phản ứng sinh học tiêu cực.
Thalassophobia nghĩa là nỗi sợ hãi đối với các vùng nước lớn và sâu giống như biển. Người mắc phải hội chứng này thường lo lắng, hoảng loạn khi đứng trước các vùng nước lớn, khi đi dạo trên bãi biển hoặc đi thuyền trên biển. Thậm chí trong trường hợp nặng, họ còn sợ cả tranh ảnh về biển hay những loài vật sống dưới nước như tôm, cá, mực… cho dù chúng đã chết và được bày bán trên đất liền.
Thalassophobia không phải là chứng sợ nước bình thường (Aquaphobia). Họ không sợ nước trong mọi trường hợp mà chỉ sợ những gì liên quan đến các vùng nước rộng và sâu như công viên nước, sông lớn, hồ lớn, ao lớn, biển và đại dương.
Người mắc hội chứng sợ biển tin rằng họ có thể bị chết đuối cho dù họ bơi rất giỏi; họ sợ bị cá mập tấn công dù nguy cơ đó hiếm khi xảy ra; nói chung là họ sợ tất cả những yếu tố có khả năng gây nguy hiểm tính mạng dưới mặt nước.
Ở Mỹ có khoảng 15 triệu người mắc chứng sợ biển, tương đương với 7,1% người trưởng thành, còn tỷ lệ này ở trẻ vị thành niên là 5,5% (Theo WellMind). Ngoài ra, chỉ có khoảng 40% người mắc được điều trị đúng cách.
Người mắc hội chứng sợ biển cấp độ nhẹ thật ra rất khó nhận biết. Vì họ vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường như tất cả mọi người. Họ chỉ nảy sinh cảm giác sợ hãi khi đến bờ biển hoặc di chuyển bằng phương tiện hàng hãi như tàu, thuyền, bè… nhưng vẫn kiểm soát được cảm xúc và hành vi của bản thân.
Ở mức độ nặng hơn, có thể xuất hiện các triệu chứng như:
Nghiêm trọng hơn, người bị Thalassophobia khi tiếp xúc với các yếu tố liên quan đến biển có thể phản ứng mạnh như khóc lóc, bỏ chạy, đau dạ dày, buồn nôn, đổ mồ hôi, thở nhanh, nhịp tim tăng… và có thể chuyển thành một cơn hoảng loạn. Thậm chí, họ có thể ngất xỉu hoặc mất kiểm soát.
Những người mắc hội chứng sợ biển thường là do họ bị ám ảnh với các yếu tố sau:
Chứng sợ biển có thể được điều trị bởi các chuyên gia tâm thần bằng các liệu pháp tâm lý và dùng thuốc, kết hợp với những thay đổi tích cực trong lối sống.
Nhiều người người mắc Thalassophobia có thể được điều trị bằng liệu pháp tiếp xúc (phơi nhiễm) theo sự hướng dẫn của các chuyên gia được đào tạo bài bản. Mục đích là để họ hiểu và nhận ra nước ít nguy hiểm hơn nhiều so với tưởng tượng, đồng thời tăng sự tự tin về khả năng đối phó với những tình huống có thể xảy ra. Tiếp xúc có thể thực hiện trực tiếp, thông qua tưởng tượng hoặc thực tế ảo.
Ngoài ra, họ cũng được nói chuyện với các chuyên gia tâm lý bằng liệu pháp CBT (liệu pháp nhận thức hành vi). Liệu pháp này giúp người bị Thalassophobia xác định nguyên nhân gốc rễ vấn đề của mình, từ đó điều chỉnh cách suy nghĩ và phản ứng để giảm bớt lo lắng.
Thuốc không có tác dụng chữa hội chứng ám ảnh sợ biển sâu nhưng có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng lo lắng và sợ hãi. Loại thuốc thường được sử dụng trong trường hợp này là SSRI, chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc giúp chống trầm cảm.
Một số cách thức mà người mắc Thalassophobia có thể tập luyện trong cuộc sống hàng ngày có thể giúp kiểm soát lo lắng là: tập thở chậm và ổn định, thực hành chánh niệm, tập trung vào yếu tố khác không gây lo lắng, không đổ lỗi cho bản thân hay xấu hổ vì nỗi sợ của mình…
Nếu hội chứng sợ biển sâu có ảnh hưởng không tốt đến công việc, học tập và đời sống hàng ngày của bạn, đừng ngần ngại tìm đến sự trợ giúp từ các bác sĩ hoặc nhà trị liệu. Hãy bám sát kế hoạch trị liệu được đề ra, duy trì lối sống tích cực và nhờ thêm sự hỗ trợ từ những người thân yêu để vượt qua nỗi sợ và có một cuộc sống tốt đẹp hơn.