Hội Chứng Sợ Không Gian Hẹp Là Gì? Nguyên Nhân Và Triệu Chứng

Nguyệt Hoàng
11 tháng 11 2021

Hội chứng sợ không gian hẹp là một trong những hội chứng tâm lý thường gặp, một dạng ám ảnh sợ hãi tương đối phổ biến. Những nỗi sợ hãi này sẽ thường bao vây trong một khoảng không nhất định như thang máy, khoang máy bay, khoang xe lửa hay những không gian kín. Hội chứng này gây cản trở ít nhiều cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Vậy thế nào là Hội chứng sợ không gian hẹp, nó thường có những đặc điểm và triệu chứng gì mà lại có sức ảnh hưởng lớn đến như vậy. Hãy cùng Bác sĩ tâm lý giải đáp tất cả những thắc mắc trên thông qua bài viết sau đây nhé!

Hội chứng sợ không gian hẹp là gì?

Hội chứng sợ không gian hẹp (Claustrophobia) là một hội chứng sợ hãi khi ở trong một không gian rất nhỏ và chật chội hay những nơi đông người.. Đây được coi là một chứng ám ảnh cụ thể theo chẩn đoán của Hiệp Hội Tâm Thần Học Hoa Kỳ (DSM-5).

Người bệnh khi mắc phải căn bệnh này thường tìm cách né tránh để thoát ra khỏi các khoảng không gian chật hẹp, bên cạnh đó họ cũng sẽ tìm cách để không phải tiếp xúc với “nỗi ám ảnh” nhằm tránh gây ra các cảm giác sợ hãi, hoảng loạn. Người bệnh có thể xuất hiện các cơn hoảng loạn dữ dội, thậm chí là đau tim và không thể nào tự giải thoát cho mình.

Ngoài ra hội chứng này còn được chẩn đoán là một dạng của rối loạn lo âu và xuất hiện ở khắp mọi nơi xung quanh cuộc sống của người bệnh. Từ “Claustrum” được bắt nguồn từ tiếng Latinh có nghĩa là  “một nơi kín đáo”( không có chỗ thoát thân)  và “phobos” theo nghĩa của tiếng Pháp dịch ra có nghĩa là “sợ hãi”.

Một số yếu tố có thể kích hoạt nỗi sợ hãi này đó chính là trong thang máy, khoang máy bay,… đặc biệt là ở những nơi không có cửa sổ. Người bệnh rất sợ mặc trang phục kín cổ như áo sơ mi vì nó gây ra cho họ cảm giác sợ hãi giống như họ đang mắc kẹt trong một không gian nào đó.

chứng sợ không gian hẹp

Nguyên nhân chứng sợ không gian hẹp

Hiện nay các chứng bệnh về tâm lý đã được nghiên cứu rất nhiều nhưng nhiều nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến căn bệnh này. Nhưng dựa vào các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, các nhà Khoa học có thể đi đến căn cứ kết luận dựa vào trình độ chuyên môn.

Nguyên nhân khách quan

Nhiều tình huống và cảm giác sợ hãi khác nhau có thể gây ra hội chứng sợ không gian hẹp. Ngay cả khi người bệnh chỉ cần nghĩ về nó thậm chí không cần tiếp xúc với nó cũng có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng này. Đa phần các tác nhân này thường xuất hiện ở môi trường xung quanh như:

  • Thang máy
  • Đường hầm
  • Máy bay
  • Tàu điện ngầm
  • Nhà rửa xe không có cửa sổ
  • Nhà vệ sinh công cộng

Nếu như cảm giác sợ hãi này kéo dài trong vòng 6 tháng khi ở nơi đông người, cảm giác hoảng loạn khi ở trong một không gian hẹp hoặc luôn tìm cách để né tránh những tình huống tương tự thì chắc hẳn bạn đang bị khống chế bởi Hội chứng sợ không gian hẹp.

đường hầm

Nguyên nhân chủ quan

Đặc biệt để nói về nguyên nhân chủ quan của Hội chứng này thì chúng ta có rất nhiều lý do:

  • Tác nhân ức chế tâm lý xuất hiện từ rất lâu ví dụ như cảm giác ám ảnh thời thơ ấu khi bị nhốt hoặc ở trong một không gian hẹp trong khoảng thời gian tương đối dài.
  • Xuất phát từ gen di truyền trong gia đình.
  • Ngoài ra chứng sợ không gian hẹp có thể liên quan tới chứng rối loạn chức năng của hạnh nhân trong vỏ não. 
  • Người thân trong gia đình mất 
  • Bị mắc kẹt trong một không gian chật hẹp tương đối lâu
  • Bị kẹt trong nhà tắm, nhà vệ sinh hoặc những nơi chỉ có một cửa ra vào.
  • Gia đình quá ngột ngạt, căng thẳng, không thể nào giải tỏa được hết các suy nghĩ.

Dấu hiệu của chứng sợ không gian hẹp

Các triệu chứng của Claustrophobia sẽ xuất hiện khi người mắc phải một kích thích sợ hãi nào đó, một số dấu hiệu và triệu chứng cụ thể như sau:

  • Rối loạn, hoảng sợ tột độ
  • Đổ mồ hôi
  • Run sợ
  • Cảm thấy sợ hãi nhịp tim đập mạnh
  • Cơ thể trở nên yếu ớt khó kiểm soát
  • Tức ngực khó thở
  • Cảm thấy bối rối mất phương hướng

Những tình huống có thể đi kèm với các triệu chứng phổ biến

  • Theo phản xạ cảm giác sợ hãi bắt đầu xuất hiện khi cửa phòng bất giác đóng lại.
  • Bắt đầu loay hoay tự tìm kiếm lối ra khi căn phòng chỉ có một cửa ra vào
  • Tránh các tình huống kích hoạt sự sợ hãi như trên máy bay, tàu điện ngầm, thang máy, những nơi đông người,…

Một số địa điểm kích thích hội chứng Claustrophobia

  • Hạn chế ở trong một căn phòng nhỏ chỉ có duy nhất một cửa sổ
  • Các loại tàu điện ngầm
  • Đặc biệt là ở trong thang máy đông người
  • Trải qua không gian hẹp khi chụp MRI “or” CT
  • Đứng trong tủ chật hẹp
  • Nhà vệ sinh
  • Nhà rửa xe
  • Đường hầm
  • Phòng thay đồ chung

Đa phần người mắc chứng sợ không gian hẹp có thể xuất hiện những triệu chứng như trên. Tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng có các triệu chứng vậy mà tùy vào độ cảm giác độc đáo của riêng người bệnh về không gian xa hoặc gần.

Một nghiên cứu của các nhà Khoa học vào năm 2011 chứng minh rằng đa số những người bệnh có xu hướng “gần” lớn hơn xung quanh cảm nhận của cơ thể. Đôi lúc họ sẽ có cảm giác sợ hãi khi không gian đó bị phá vỡ đồng nghĩa với việc họ sẽ phải đối diện với cái chết.

chứng sợ không gian hẹp

Cách chẩn đoán hội chứng sợ không gian hẹp

Nếu các dấu hiệu của bệnh kéo dài dai dẳng và không thấy có biểu hiện của sự suy giảm bạn nên đi đến các bác sĩ tâm lý để được thăm khám và tư vấn lộ trình trị liệu một cách cụ thể. Tránh các tình trạng cố kéo dài của bản thân để chờ đợi bệnh tình suy giảm thì vô tình bạn đã tạo cơ hội để bệnh được phát tác, hoành hành trên cơ thể làm cản trở cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Trong việc nghi ngờ bản thân mình đã mắc phải Hội chứng sợ không gian hẹp thì các bác sĩ tâm lý sẽ tiến hành “test” các triệu chứng mà bạn đang gặp phải và yêu cầu bạn thực hiện một số thủ tục về thể chất. Để góp phần cho quá trình chẩn đoán được thực hiện một cách chính xác thì yêu cầu người bệnh phải cung cấp đầy đủ các thông tin về bệnh sử của mình. Đặc biệt:

  • Không nên né tránh hoặc đối diện với những nơi có không gian hẹp
  • Tránh liên quan đến các rối loạn tâm lý khác
  • Không sợ hãi trước những tác nhân liên quan đến môi trường
  • Sự sợ hãi làm gián đoạn công việc thường ngày của bạn
  • Không xuất hiện các cơn hoảng sợ, lo lắng khi đối diện với những nơi đông người.

Phương pháp điều trị hội chứng sợ không gian hẹp

Liệu pháp tâm lý

Thông thường Hội chứng này sẽ không làm bạn tử vong tại chỗ khi gặp phải các tình huống ức chế tâm lý quá lớn nhưng nó sẽ làm cản trở cuộc sống của bạn ít nhiều. Chính vì vậy, hội chứng này được ưu tiên chữa bằng liệu pháp tâm lý để nhằm giảm sự ức chế của cơ thể.

Bằng các biện pháp tâm lý khác nhau có thể làm kìm hãm sự sợ hãi của bản thân, đồng thời quản lý tốt bộ máy thần kinh khi gặp phải các tình huống đối diện với không gian hẹp. Tốt nhất bạn nên gặp các bác sĩ tâm lý để được tư vấn một số liệu pháp tốt nhất như

Phương pháp nhận thức hành vi (CBT)

CBT là một liệu pháp nhằm giảm sự ức chế của cơ thể, kìm hãm những suy nghĩ tiêu cực, điều chỉnh những thông tin sai lệch khi người bệnh tiếp xúc với những nơi đông người hoặc những nơi có không gian kín.

Với những kỹ thuật chuyên môn, các nhà tâm lý sẽ giúp người bệnh khắc phục dần dần các triệu chứng sợ không gian hẹp và giúp người bệnh điều chỉnh hành vi tích cực.

Điều chỉnh hành vi, cảm xúc hợp lý (REBT)

REBT giúp người bệnh điều chỉnh lại hành vi của mình theo hướng tích cực nhất, đây là một phương án nhận thức hành vi tập trung chủ yếu vào các hành vi sai lệch cùng với cảm xúc tiêu cực của người bệnh. Những nhà chuyên môn sẽ dùng những kỹ thuật, thách thức dần dần cải tạo lại những hành vi và cảm xúc sai lệch đó giúp người bệnh có niềm tin hơn vào cuộc sống

Tiếp xúc thường xuyên

Thông thường liệu pháp này sẽ được áp dụng ưu tiên cho những bệnh nhân mắc phải rối loạn tâm lý như lo âu (GAD) hoặc ám ảnh. Những người mắc Claustrophobia sẽ được đưa vào một không gian kín. Tình huống này sẽ tạo ra những cảm giác sợ hãi và buộc người bệnh phải đối diện với nó.

Phương pháp này thực tế nhưng lại rất khoa học, các nhà trị liệu cho rằng nếu tiếp xúc thường xuyên trong điều kiện sợ hãi như vậy sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đỡ sợ hơn. Tuy nhiên nó phải được áp dụng một cách đúng khoa học thì phương pháp mới đem lại hiệu quả tốt.

Thư giãn và hình dung

Phương pháp này khá hay và được áp dụng ở khắp mọi nơi và nó còn được liệt kê vào một trong những bộ môn giúp điều hòa chân khí và hạn chế tỷ lệ mắc bệnh của cơ thể đó là Yoga.

Các nhà trị liệu sử dụng một số các kỹ thuật thư giãn và hình dung, các bài tập được hình dung ra trong một không gian an toàn và đếm ngược từ 10 về 0 để làm xoa dịu các dây thần kinh và giúp thuyên giảm các cơn hoảng sợ mà tâm lý người bệnh gây ra.

Thuốc kê đơn

Liệu pháp này được rất nhiều người tin dùng lựa chọn bởi nó sẽ tiết kiệm thời gian và làm giảm bệnh một cách hiệu quả.

Trong quá trình sử dụng các loại thuốc như chống lo âu, trầm cảm để làm giảm bớt các cơn hoảng loạn, thì bạn nên đến gặp các bác sĩ tâm lý để việc sử dụng thuốc kết hợp với các phương án trị liệu đạt hiệu quả cao nhất.

Cách kiểm soát Hội chứng sợ không gian hẹp

Đa phần khi mắc phải Hội chứng này người bệnh thường tìm cách né tránh bởi nó sẽ đem đến cảm giác sợ hãi cho bản thân, nhưng nó không phải là phương pháp hiệu quả bởi bạn có thể tránh được suốt đời hay không. Thay vào đó là nên điều tiết các hoạt động của cơ thể theo một hướng tích cực để khắc chế nó, bạn có thể áp dụng một trong những cách sau:

  • Chuyển sự tập trung, chú ý sang một hướng khác
  • Nghĩ về những điều làm bạn cảm thấy vui vẻ để trấn an cảm giác sợ hãi của bản thân
  • Tự nhắn nhủ rằng các cơn hoảng sợ sẽ dần dần biến mất
  • Hít thở từ từ, đếm từ 1-3 trong mỗi nhịp thở.

Kết luận

Trong cuộc sống ai cũng đều có nỗi sợ hãi của riêng mình. Bạn không cần phải cố tỏ ra mạnh mẽ và can đảm khi đối diện với sợ hãi, mỗi người đều có những lo lắng và điểm yếu riêng. Nếu thấy mình mắc hội chứng sợ không gian hẹp thì hãy bình tĩnh, tự tin vì nó không quá nguy hiểm, mọi lo lắng và sợ hãi sẽ sớm qua rất nhanh thôi.

Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe và hy vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ đem lại cho bạn thật nhiều kiến thức hay.

Về tác giả

author
Nguyệt Hoàng

Nguyệt hiện là Thạc Sĩ ngành tâm lý tại trường Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn. Nguyệt đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu cũng như tìm hiểu sâu về các bệnh tâm lý, tâm lý hành vi,...

Bài viết liên quan

18 tháng 04, 2022
Existential Crisis Là Gì? Cách Vượt Qua Khủng Hoảng Hiện Sinh
17 tháng 04, 2022
Thất Tình Là Gì? Cách Giúp Bạn Vượt Qua Những Cảm Xúc Tồi Tệ Nhất
Bệnh tâm lý phổ biến
tc

Trầm cảm

rlla

Rối loạn lo âu

aacc

Ám ảnh cưỡng chế

sctl

Sang chấn tâm lý

Đăng kí để nhận thông báo về những bài viết mới nhất

Đặt lịch khám, tư vấn tâm lý

Đăng ký thành công

Bạn đã đăng kí đặt lịch khám / tư vấn thành công.

Bacsitamly sẽ hỗ trợ bạn đặt lịch sớm nhất có thể

ĐỒNG Ý
1900 1246 Bản đồ
Liên hệ Zalo Hellodoctors.vn