Hội Chứng Sợ Lỗ Tròn (Trypophobia) và Triệu Chứng Thường Gặp

Nguyệt Hoàng
03 tháng 11 2021

Ắt hẳn bạn đã từng trải qua nhiều cảm giác sợ hãi phải đối diện trong cuộc sống: sợ bóng tối, sợ đám đông, sợ không gian chật hẹp, sợ xã hội, thậm chí còn có cả sợ yêu,… Nhưng bạn đã bao giờ có cảm giác sợ hãi một thứ gì đó giống như lỗ tròn trên da rắn chưa. Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều người mắc phải nỗi sợ hãi này. Hãy cùng bác sĩ tâm lý tìm hiểu về hội chứng sợ lỗ tròn (Trypophobia).

Hội chứng sợ lỗ tròn là gì?

Hội chứng sợ lỗ tròn (Trypophobia) là một hội chứng ám ảnh khi nhìn vào các vật có lỗ tròn hoặc bề mặt có các cụm lỗ nhỏ li ti. Những người nhìn vào những vật này thì đều có cảm giác buồn nôn, sợ hãi, không điều chỉnh được tâm lý. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất như: Ngứa, đổ mồ hôi, hay thậm chí là run rẩy,… một loạt các phản ứng của cơ thể được bộc lộ một cách rõ ràng nhất.

Thông thường thì sợ hãi là một triệu chứng phổ biến của con người khi phải đối diện với những thứ mà con người không muốn thấy. Nó khác xa với cảm giác “ ghê tởm” mà con người dùng để ám chỉ hội chứng này. Bởi Trypophobia có tính trực quan khá cao, chỉ cần con người nhìn qua hình ảnh trực tuyến hoặc bất giác nhìn thấy là đủ để kích hoạt mọi cảm giác sợ hãi, lo lắng, hoảng sợ của bản thân.

Cho đến tận ngày nay thì nhiều nhà khoa học và các nhà tâm lý học đều không đồng ý về việc có nên phân Trypophobia thành một loại ám ảnh tâm lý thực sự hay không. Để chứng minh cho điều này thì một cuốn sách nói về Hội chứng sợ lỗ được xuất bản vào năm 2013 cho rằng nỗi “ám ảnh” là một phần mở rộng hơn so với nỗi “sợ hãi” thường gặp.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vật phẩm có độ tương phản cao trong một sắp xếp đồ họa nhất định sẽ làm người ta sợ hãi và bắt đầu liên tưởng đến những vật phẩm tương tự như vỏ hạt sen, sáp ong, hay là bạch tuộc vong xanh,…

hội chứng sợ lỗ tròn

Yếu tố kích thích hội chứng sợ lỗ tròn

Vậy làm sao để có thể nhận biết đâu là đối tượng của hội chứng sợ lỗ? Theo một nghiên cứu về hội chứng sợ lỗ, thì có tới 16% số người được hỏi mắc chứng sợ lỗ. Nhưng nghiên cứu về Hội chứng này trên thế giới thật sự không có nhiều có thể nói là tương đối hiếm. Một số đối tượng kích hoạt hội chứng sợ lỗ được phát hiện bao gồm:

  • Vỏ hạt sen
  • Tổ ong
  • Các mắt trên dâu tây
  • Vỏ của quả na ( trái mãng cầu )
  •  Miếng bọt biển
  • Hạt trái cây

hội chứng sợ lỗ

Các triệu chứng của Hội chứng sợ lỗ

Việc quan tâm đến các triệu chứng của Hội chứng sợ lỗ cũng được rất nhiều người quan tâm đến. Điều này nhằm giúp mọi người định hướng rõ hơn về bệnh và tìm ra hướng điều trị một cách phù hợp. Khi đối diện với Hội chứng này, một số triệu chứng sẽ được bộc lộ một cách rõ rệt như:

  • Cảm giác sợ hãi khiến người bệnh phải nổi da gà
  •  Hoảng loạn tâm lý muốn bóp nát vật đó
  • Chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh đi kèm với đó là triệu chứng buồn nôn
  • Tăng huyết áp
  • Nhịp tim đập nhanh
  • Ức chế tâm lý mạnh dẫn đến đột quỵ khi nhìn thấy những lỗ tròn.

Ngoài việc trải qua các triệu chứng trên, những người mắc phải Hội chứng Trypophobia thường sẽ lảng tránh các đối tượng kích hoạt này, thay vào đó là nhìn vào một vật chứng khác.

Tuy nhiên không phải người nào mặc phải Hội chứng này đều xuất hiện những triệu chứng nêu trên, có rất nhiều người tự ám thị mình mắc phải căn bệnh này. Ví dụ như thấy người khác sợ liền có cảm giác sợ theo. Lưu ý rằng đó không phải là những người mắc phải Hội chứng Trypophobia.

Nguyên nhân gây nên Hội chứng Trypophobia

Cho đến tận ngày nay những nghiên cứu về Hội chứng Trypophobia vẫn còn rất hạn chế nên việc tìm ra nguyên nhân chính xác của nó hầu như là không thể. Nhưng các nhà khoa học vẫn tìm ra một số lý thuyết dẫn đến sự ra đời của Trypophobia.

Nguyên nhân tiến hóa

Một trong những lý thuyết phổ biến liên quan đến Trypophobia là sự tiến hóa của vỏ não. Đó chính là nỗi ám ảnh dựa trên một phản ứng của vỏ não khi nhìn thấy những hình ảnh mang tính chất nguy hiểm.  Ví dụ: Da bị bệnh, ký sinh trùng, các tình trạng gây nên nhiễm trùng khác có hình ảnh liên quan tới lỗ tròn.

Nỗi ám ảnh này có cơ sở tiến hóa từ nhỏ đến lớn dần để tránh những thứ có liên quan tới bệnh tật hoặc những thứ nguy hiểm.

Liên quan đến những động vật nguy hiểm

Một số ý kiến cho rằng các lỗ tròn có hình dạng liên quan đến những động vật độc như: rắn hổ mang, ếch phi tiêu hoặc cá lóc có hoa văn chi tiết như lỗ trên da. Những hình ảnh này làm cho người bệnh trở nên sợ hãi một cách vô thức. 

Các nhà nghiên cứu tin rằng những người mắc phải hội chứng Trypophobia thường liên tưởng các cụm lỗ tròn tới những sinh vật nguy hiểm như loài rắn đuôi chuông. Mặc dù những người bệnh không ý thức được sự liên quan nhưng nó là nguyên nhân khiến họ cảm thấy sợ hãi.

Đặc điểm kích thích thị giác

Đặc điểm hình ảnh là nguyên nhân chính khiến mọi người đều khó chịu khi nhìn những vật thể có dạng hình lỗ tròn. Những vật thể này có đặc điểm hình ảnh rất giống với những loài vật nguy hiểm nên sự “khó chịu” này có thể lý giải được. Vậy Trypophobia có thực sự là một nỗi ám ảnh hay không, hay chỉ đơn thuần là một số phản ứng tự nhiên kích thích thị giác,…

tổ ong

Những mầm bệnh truyền nhiễm liên quan

Theo nghiên cứu với một bài báo ra đời vào năm 2017 cho thấy những người mắc phải hội chứng Trypophobia này có khả năng liên kết hình ảnh các lỗ với mầm bệnh lây truyền qua da. Trong trường hợp này thì nó đang là một hình thức quá mức phóng đại của phản ứng thích nghi thông thường này.

Xuất phát từ chính bản thân bạn

Các lỗ tròn thường trông giống như các cụm mắt hoặc người bệnh liên tưởng đến có hàng trăm ánh mắt đang đổ dồn về phía mình gây nên cảm giác sợ hãi, lo lắng trong các mối quan hệ bản thân với xã hội.

Liên quan tới các rối loạn tâm lý khác

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng những người mắc phải hội chứng Trypophobia thường gặp phải nhiều triệu chứng tâm lý khác như trầm cảm và rối loạn lo âu lan tỏa. Do đặc thù xuất phát từ tâm lý nên đa phần các triệu chứng tâm lý này thường diễn ra ở một thời gian tương đối dài. Người bệnh sẽ suy kiệt về sức khỏe và có nguy cơ mắc các chức bệnh khác như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).

Đặc biệt cẩm nang thống kê và chẩn đoán bệnh của Hiệp hội Hoa Kỳ (DMS) cho rằng Trypophobia không phải là nỗi ám ảnh chính thức, và Trypophobia xuất hiện ở nữ giới chiếm phần đông hơn so với ở nam giới. Chính vì xuất phát từ hội chứng tâm lý nên Trypophobia có mối liên hệ với rất nhiều loại rối loạn tâm thần khác, chẳng hạn như:

  • Chứng rối loạn ám ảnh (OCD)
  • Rối loạn lo âu (GAD)
  • Chứng bệnh rối loạn lưỡng cực

Phương pháp điều trị hội chứng sợ lỗ

Đối với Trypophobia hiện tại chưa có phương thức điều trị dứt điểm căn bệnh này nhưng không phải là không có cách trị, các nhà tâm lý học đã tìm ra rất nhiều phương thức trị liệu trong việc làm giảm các triệu chứng như:

Liệu pháp phơi nhiễm

Liệu pháp phơi nhiễm giúp bệnh nhân tiếp xúc dần dần với đối tượng khiến họ cảm thấy hoảng sợ. Người bệnh có thể tưởng tượng tới các vật có hình dạng tròn như tổ ong, vỏ hạt sen,…Lặp đi lặp lại hành động này cho tới khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm. Khi bệnh nhân tưởng tượng ra vật thể mà không còn cảm thấy sợ hãi thì bước tiếp theo sẽ là nhìn vào hình ảnh của vật thể đó. 

Liệu pháp thay đổi nhận thức

Bản chất của liệu pháp thay đổi nhận thức là việc kết hợp với trị liệu tâm lý để thay đổi những suy nghĩ và hành vi tiềm ẩn của bệnh nhân. Liệu pháp này giúp bệnh nhân thay đổi những suy nghĩ không thực tế bằng những suy nghĩ thực tế hơn, bước tiếp theo sẽ là thay đổi về hành vi.

Thuốc

Đa phần các hội chứng tâm lý thường có ảnh hưởng liên quan đến nhau, khi người bệnh mắc Trypophobia thì khả năng cao sẽ liên quan tới các chứng rối loạn tâm lý khác như trầm cảm, hoặc OCD,…Và thuốc sẽ là một liệu pháp nhằm khắc chế sự sợ hãi của bản thân và điều hòa tâm lý một cách ổn thỏa hơn.

Các thuốc nhằm ức chế sự sợ hãi bao gồm các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), thuốc nhóm benzodiazepin hoặc một số thuốc chẹn beta. Mặc dù các loại thuốc này được phép sử dụng đơn lẻ theo chỉ dẫn của các bác sĩ tâm lý nhưng phải kết hợp kèm theo với các biện pháp trị liệu khác như: Liệu pháp thay đổi nhận thức, phơi nhiễm.

Bài viết về Hội chứng sợ lỗ (Trypophobia) của Bác sĩ tâm lý hy vọng sẽ để lại cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về căn bệnh này. Chúng tôi với tư cách là những người tham gia; tìm hiểu và nghiên cứu về tâm lý mong rằng sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc nhiều kiến thức và hiểu biết về Hội chứng sợ lỗ tròn. Nếu thấy mình có triệu chứng kể trên hãy liên hệ ngay đội ngũ chuyên gia tâm lý của chúng tôi để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Về tác giả

author
Nguyệt Hoàng

Nguyệt hiện là Thạc Sĩ ngành tâm lý tại trường Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn. Nguyệt đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu cũng như tìm hiểu sâu về các bệnh tâm lý, tâm lý hành vi,...

Bài viết liên quan

18 tháng 04, 2022
Existential Crisis Là Gì? Cách Vượt Qua Khủng Hoảng Hiện Sinh
17 tháng 04, 2022
Thất Tình Là Gì? Cách Giúp Bạn Vượt Qua Những Cảm Xúc Tồi Tệ Nhất
Bệnh tâm lý phổ biến
tc

Trầm cảm

rlla

Rối loạn lo âu

aacc

Ám ảnh cưỡng chế

sctl

Sang chấn tâm lý

Đăng kí để nhận thông báo về những bài viết mới nhất

Đặt lịch khám, tư vấn tâm lý

Đăng ký thành công

Bạn đã đăng kí đặt lịch khám / tư vấn thành công.

Bacsitamly sẽ hỗ trợ bạn đặt lịch sớm nhất có thể

ĐỒNG Ý
1900 1246 Bản đồ
Liên hệ Zalo Hellodoctors.vn