Hội Chứng Tự Hủy Hoại Bản Thân: Mối Nguy Hiểm Với Giới Trẻ

Nguyệt Hoàng
19 tháng 12 2021

Tự hủy hoại bản thân là một hội chứng cực kỳ nguy hiểm, đã xuất hiện và đang lan rộng dần trong giới trẻ ngày nay. Tạp chí y khoa Hoa Kỳ JAMA đã có một báo cáo về vấn nạn này với số liệu thống kê ước tính số bệnh nhân nhập viện vì tự hủy hoại mỗi năm tăng 18,8%. Vậy tại sao nhiều người lại có hành vi tự hủy hoại bản thân và chúng ta nên làm gì nếu có người thân mắc phải hội chứng này?

Tự hủy hoại bản thân là gì?

Tự hủy hoại bản thân (hay còn gọi là tự hại hoặc tự gây thương tích) là một tình trạng bệnh lý mà người bệnh có những hành vi tự gây tổn thương cho bản thân mình nhưng không có ý định tự tử. Đó có thể là hành vi tự làm cơ thể bị thương về mặt thể chất như đấm vào tường, dùng vật sắc nhọn cắt vào da thịt, đập đầu vào vật cứng, tự đốt da đến mức bị bỏng, tự cào cấu… Hoặc cũng có thể là việc tham gia vào các hoạt động không an toàn như lạm dụng chất kích thích, quan hệ tình dục bừa bãi… 

Nhìn chung, người mắc hội chứng này thường thực hiện nhiều cách để làm bản thân tổn thương, đau đớn thể xác. Vì vậy mà trên người họ luôn có nhiều vết thương, từ vết cắt mới đến vết sẹo cũ. Và họ luôn tìm cách che giấu các vết thương đó bằng cách mặc quần áo dài hoặc phụ kiện như mũ, khăn. Khi bị phát hiện, họ sẽ bịa ra một số lý do để giải thích cho các vết thương bất thường của mình.

tự hủy hoại bản thân

Nguyên nhân dẫn tới hội chứng tự hủy hoại bản thân

Nhiều người có thể sẽ thấy khó hiểu vì sao những người mắc hội chứng này lại muốn làm bản thân đau đớn, tổn thương nhiều như vậy. Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, có hai nguyên nhân chính có thể dẫn đến hành vi tự hủy hoại. 

Giải tỏa cảm xúc tiêu cực

Nguyên nhân phổ biến nhất là tự hủy hoại để giải tỏa cảm xúc tiêu cực, giảm bớt nỗi đau tinh thần. Ở những trường hợp này, người bệnh đã trải qua một khoảng thời gian khó khăn với những nỗi đau tâm lý bên trong. Họ có thể đã bị căng thẳng quá mức, cô đơn quá mức hoặc phải trải qua một sự kiện sang chấn nào đó.

Họ mất khả năng điều chỉnh và bày tỏ cảm xúc của mình, trở nên cô đơn, mất kết nối với người khác. Một số nghiên cứu nói rằng, hành vi tự hủy hoại bản thân tạo ra các chất gây tê tự nhiên trong cơ thể, có khả năng tự xoa dịu những nỗi đau tinh thần. Một số trường hợp khác chia sẻ rằng, họ dùng nỗi đau thể xác để tự đánh lạc hướng bản thân, quên đi nỗi đau tâm lý bên trong. Vì vậy mà bệnh nhân thường lặp đi lặp lại hành vi tự hại nhiều lần để thỏa mãn nhu cầu của mình. 

Tìm kiếm sự quan tâm chú ý

Nguyên nhân thường gặp khác là tìm kiếm sự quan tâm chú ý từ những người xung quanh. Đó là khi mà người bệnh quá cô đơn, không được quan tâm đầy đủ hoặc thiếu tình thương lâu ngày nhưng không tìm được cách nào để an ủi bản thân. Từ đó họ chọn phương án tiêu cực là tự tổn hại bản thân để nhận được sự chú ý và quan tâm mà họ mong muốn.

Nhiều người mắc hội chứng tự hủy hoại bản thân cho biết, việc gây ra các vết thương thể xác giúp họ nhẹ nhõm ngay lập tức, nhưng chỉ là tạm thời. Khi cơn đau qua đi, các cảm xúc tiêu cực vẫn còn nguyên vẹn, kèm theo đó là cảm giác tội lỗi, xấu hổ, tự ghét bỏ chính mình. Mặc dù vậy, họ vẫn không ngừng làm bản thân bị thương vì không biết cách đối phó nào khác nữa.

tự hủy hoại bản thân

Sự phát triển của Internet

Sự phát triển của internet cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp. Với sự đa dạng thông tin của thế giới mở và năng lực tiếp cận công nghệ nhanh nhạy, người trẻ hoàn toàn có thể tìm thấy rất nhiều nội dung cổ vũ, hướng dẫn tự hủy hoại bản thân trên các trang mạng xã hội.

Người có rối loạn tâm lý thường che giấu vấn đề của mình với người thân, thay vào đó thường ẩn danh để tìm kiếm sự giúp đỡ từ cộng đồng mạng. Nếu họ tìm thấy kênh thông tin hỗ trợ điều trị, họ sẽ được chia sẻ và giúp đỡ lành mạnh.

Tuy nhiên, nếu họ tìm thấy những cộng đồng ủng hộ hành vi tự gây tổn hại bản thân, họ sẽ càng được cổ vũ và hướng dẫn như đó là một hành vi bình thường. Kết quả, họ có thể càng ngày càng lún sâu vào vũng lầy của mình.

Tại sao tỉ lệ người trẻ tự hủy hoại bản thân ngày càng tăng?

Độ tuổi phổ biến xuất hiện hành vi tự hại bản thân được cho là từ 12 đến 24 tuổi. Một số nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy hành vi tự hủy hoại ở người lớn chiếm tỉ lệ 4%, ở thanh niên là 15%, còn ở sinh viên chiếm đến 17-35%. Hành vi tự gây thương tích cũng được tìm thấy ở những người nghiện rượu và nghiện ma túy. Tuy nhiên, tình trạng tự hại ở trẻ em tuổi dậy thì và học sinh sinh viên vẫn đáng báo động nhất.

Có thể nói, những áp lực tiêu cực từ gia đình, trường học và các mối quan hệ xung quanh thường gây ra cho giới trẻ những cảm giác căng thẳng, ức chế kéo dài và là nguyên nhân chính gây ra trầm cảm ở tuổi dậy thì.

Trong khi ở lứa tuổi này, các em chưa được vững vàng về nhận thức và tâm lý để có thể quản lý cảm xúc bản thân hoặc đối phó với những tình huống khó khăn. Khi trạng thái ức chế tâm lý kéo dài không được loại trừ, người bệnh không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, họ lại tìm cơn thỏa mãn trong những nỗi đau thể xác.

tự hủy hoại bản thân

Cách xử trí khi người thân có dấu hiệu tự hủy hoại

Khi nhận thấy hoặc nghi ngờ người thân có các triệu chứng tự gây tổn thương bản thân, bạn cần đưa họ đến chuyên khoa tâm thần của các cơ sở y tế để được điều trị sớm. Vì đây là hành vi nguy hiểm và có thể tái diễn nhiều lần, nên càng can thiệp sớm càng giảm bớt tổn thương cho người bệnh.

Bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân và người nhà tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, từ đó điều chỉnh những nhận thức chưa đúng hoặc chữa lành các tổn thương tâm lý. Chỉ khi giải quyết nguyên nhân cốt lõi bên trong thì người bệnh mới có thể chấm dứt hành vi nguy hiểm của mình.

Người nhà bệnh nhân cũng cần có phản ứng bình tĩnh, không trách móc, la mắng. Hãy xem lại các mối quan hệ xung quanh người bệnh xem liệu có điều gì gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến họ hay không để điều chỉnh kịp thời. Tích cực phối hợp với bác sĩ giúp đỡ bệnh nhân chấm dứt triệt để nguyên nhân gây bệnh.

Tự hủy hoại bản thân là một trong những hội chứng của xã hội hiện đại. Mặc dù nguy hiểm đáng kể, nhưng nếu được chữa trị kịp thời bằng các biện pháp phù hợp, người bệnh hoàn toàn có thể thoát khỏi được hội chứng này và học được cách đối phó lành mạnh với những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Nếu cảm thấy khó khăn trong cuộc sống hãy liên hệ với đội ngũ bác sĩ/chuyên gia tâm lý của chúng tôi để nhận được những lời khuyên và liệu trình điều trị phù hợp nhất.

Về tác giả

author
Nguyệt Hoàng

Nguyệt hiện là Thạc Sĩ ngành tâm lý tại trường Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn. Nguyệt đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu cũng như tìm hiểu sâu về các bệnh tâm lý, tâm lý hành vi,...

Bài viết liên quan

18 tháng 04, 2022
Existential Crisis Là Gì? Cách Vượt Qua Khủng Hoảng Hiện Sinh
17 tháng 04, 2022
Thất Tình Là Gì? Cách Giúp Bạn Vượt Qua Những Cảm Xúc Tồi Tệ Nhất
Bệnh tâm lý phổ biến
tc

Trầm cảm

rlla

Rối loạn lo âu

aacc

Ám ảnh cưỡng chế

sctl

Sang chấn tâm lý

Đăng kí để nhận thông báo về những bài viết mới nhất

Đặt lịch khám, tư vấn tâm lý

Đăng ký thành công

Bạn đã đăng kí đặt lịch khám / tư vấn thành công.

Bacsitamly sẽ hỗ trợ bạn đặt lịch sớm nhất có thể

ĐỒNG Ý
1900 1246 Bản đồ
Liên hệ Zalo Hellodoctors.vn