Nguyệt Hoàng
Nguyệt hiện là Thạc Sĩ ngành tâm lý tại trường Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn. Nguyệt đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu cũng như tìm hiểu sâu về các bệnh tâm lý, tâm lý hành vi,...
Có thể nhiều người trong chúng ta đôi khi sẽ cảm thấy không thoải mái khi chen chúc trong đám đông trên xe buýt hay siêu thị. Nhưng người mắc hội chứng sợ không gian rộng còn bị sợ hãi và hoảng loạn hơn rất nhiều trong những tình huống như vậy.
Đây là một chứng bệnh ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của mỗi bệnh nhân nên cần được quan tâm đúng đắn và can thiệp hỗ trợ kịp thời.
Hội chứng sợ không gian rộng, hoặc chứng ám ảnh sợ khoảng trống, có thuật ngữ khoa học là Agoraphobia. Đây là một loại rối loạn lo âu khiến cho người bệnh lo lắng và hoảng sợ tột độ khi ở một địa điểm hoặc một môi trường thiếu an toàn và khó tìm thấy lối thoát.
Họ luôn cảm thấy bất an, lo sợ khi đứng giữa nơi đông người như phương tiện giao thông công cộng, thang máy, siêu thị, trung tâm thương mại hoặc chỉ đơn giản là bên ngoài nhà của mình. Thậm chí sự lo âu của họ có thể nghiêm trọng đến mức biến thành cơn hoảng loạn.
Bản chất của loại rối loạn lo âu này xuất phát từ nỗi sợ hãi của người bệnh vì họ về khả năng chạy thoát khỏi những địa điểm đó nếu có sự cố xảy ra. Họ cảm thấy mình bị mắc kẹt, trở nên vô dụng và bất lực giữa đám đông, do đó trở nên hoảng hốt và xấu hổ với sự lo sợ của mình. Mức độ sợ hãi của họ cao đến mức bất hợp lý so với nguy cơ thực sự có thể xảy ra.
Vì vậy, người mắc chứng Agoraphobia thường không muốn ra khỏi nhà, tránh những nơi đông người và hạn chế tham gia giao thông công cộng. Mặt khác, khi buộc phải đi ra ngoài, họ thường cần có ai đó đồng hành cùng với mình để phần nào cảm thấy an tâm hơn.
Hội chứng này thường khởi phát ở những năm đầu tuổi 20 và ước tính có khoảng 1,7 thanh thiếu niên và người trưởng thành mắc phải. Các nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ nữ giới mắc hội chứng sợ không gian rộng cao gấp hai lần so với nam giới. Hệ quả của hội chứng này là có thể khiến người bệnh bị suy giảm chức năng từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng.
Thậm chí tỉ lệ suy giảm chức năng mức độ nặng lên tới 40,6%. Nhiều người bệnh không thể đi làm việc bình thường và bị phụ thuộc vào các thành viên trong gia đình. Các mối quan hệ xã hội của họ cũng không được duy trì vì thiếu tương tác và kết nối. Có đến hơn một phần ba người bệnh tự nhốt mình lại và không thể tận hưởng cuộc sống. Đó là điều khủng khiếp đối với bệnh nhân bị mắc chứng sợ không gian rộng.
Việc chẩn đoán và xác định bệnh lý là chuyên môn của các bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc các chuyên gia tâm lý học lâm sàng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo các dấu hiệu có thể nhận biết được dưới đây để dự đoán về tình trạng rối loạn lo âu của mình hoặc người thân, từ đó có hướng giải quyết thích hợp.
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5 của Hội Tâm thần học Hoa kỳ thì người bệnh được chẩn đoán là mắc chứng Agoraphobia khi trải qua cảm giác lo sợ mãnh liệt dai dẳng, kéo dài trên 6 tháng, xảy ra trong các hoàn cảnh sau đây:
Nguyên nhân của nỗi lo sợ có liên quan đến những suy nghĩ về khả năng chạy thoát hoặc không được trợ giúp nếu có sự cố khẩn cấp. Cảm giác lo sợ mãnh liệt hoặc cơn hoảng loạn trong những tình huống như trên biểu hiện trên cơ thể như tim đập nhanh, khó thở, tức ngực, buồn nôn, chóng mặt, run rẩy. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể giao tiếp khó khăn, ngôn ngữ rối loạn, thậm chí là ngất xỉu vì sợ hãi quá độ.
Ngoài ra, còn một số dấu hiệu khác củng cố thêm cho chẩn đoán hội chứng sợ không gian rộng, bao gồm:
Nhìn chung, người bị hội chứng sợ không gian rộng thường hạn chế bản thân trong một vùng an toàn nhỏ hẹp như phòng ngủ, nhà ở hoặc khu dân cư quen thuộc. Bất kỳ sự di chuyển vượt ra khỏi vùng an toàn đều gây ra lo âu căng thẳng. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, họ sẽ cố gắng đi nhanh, làm việc nhanh để quay trở về càng sớm càng tốt.
Hiện tại nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này vẫn chưa được xác định. Tạm thời có một số nghiên cứu đã tìm thấy sự liên quan giữa hội chứng sợ không gian rộng với các yếu tố sau:
Mặc dù hội chứng sợ không gian rộng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người mắc phải, nhưng bệnh lý này hoàn toàn có thể điều trị được. Phương pháp điều trị Agoraphobia phổ biến thường là trị liệu tâm lý, hoặc dùng thuốc, hoặc kết hợp cả hai.
Các loại thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng trong trường hợp này để cải thiện vấn đề lo âu, kiểm soát các cảm xúc hoảng sợ quá mức, ổn định tinh thần người bệnh. Việc dùng thuốc phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ chứ không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng. Ngay cả khi các triệu chứng thuyên giảm thì việc dùng thuốc cũng hỗ trợ trong việc ngăn ngừa bệnh tái phát.
Trị liệu tâm lý được xem là phương pháp chính để điều trị hội chứng sợ không gian rộng. Cụ thể là liệu pháp tâm lý hành vi (CBT) giúp thay đổi những suy nghĩ mang tính bệnh lý của bệnh nhân; giúp bệnh nhân xác định mức độ an toàn của các môi trường công cộng; từ đó điều chỉnh cảm xúc và hành vi của mình.
Ngoài ra, liệu pháp tiếp xúc sẽ giúp người bệnh từng bước tiếp xúc và kiểm soát nỗi sợ của mình, từ tưởng tượng đến thực tế, dần dần làm giảm bớt những cơn hoảng loạn của người bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh và gia đình cần phải lưu ý rằng quá trình điều trị cần rất nhiều thời gian và có nhiều khó khăn phải vượt qua. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì, tin tưởng, phối hợp tốt với nhà trị liệu, thực hiện đúng liệu trình thì mới có thể đạt được hiệu quả như mong đợi. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với đội ngũ chuyên gia/bác sĩ tâm lý của chúng tôi.