Hướng Nội Là Gì? Những Quan Điểm Sai Lầm và Cách Kết Bạn Với Người Hướng Nội

Nguyệt Hoàng
03 tháng 11 2021

Người hướng nội thường được coi là người trầm lặng, dè dặt và chu đáo. Họ không tìm kiếm sự chú ý đặc biệt hoặc tham gia nhiều hoạt động xã hội, vì những sự kiện này có thể khiến người hướng nội cảm thấy kiệt sức.

Người hướng nội thích cô đơn hơn một chút và thích làm việc một mình khi họ thực sự cần tập trung, họ là người thích những môi trường có thật ít sự kích thích và họ cần thời gian một mình để nạp năng lượng.  

Hướng nội là gì?

Hướng nội là cụm từ để nói về khuynh hướng sống hay tính cách của một người. Những người hướng nội thường có lối sống khá kín đáo và ít giao tiếp ở những nơi đông người, những người hướng nội có tính cách khá sâu sắc và thường hay suy nghĩ kỹ vấn đề trước khi đưa ra quyết định. Họ hay thường tìm niềm vui một mình đối với các hoạt động như: xem phim, vẽ tranh, sử dụng máy tính,….

Người hướng nội

Dấu hiệu nhận biết

Bạn thích thời gian cho chính mình hơn

Ý tưởng ở nhà một mình thật thú vị, ít tốn kém. Những khoảng thời gian cô độc này rất quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của một người hướng nội. Cho dù bạn chỉ đơn giản là dành thời gian nghỉ ngơi hay tham gia vào một hoạt động nào đó, sự cô đơn là một sự giải tỏa.

Người hướng nội thường thích đọc sách, làm vườn, thủ công, viết lách, chơi game, xem phim hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào khác được thực hiện một mình.

Kiệt sức bởi các tương tác xã hội

Trong khi những người hướng ngoại sẽ không dám bỏ lỡ một buổi tối thứ Sáu với bạn bè, thì những người hướng nội biết khi nào họ đã sử dụng hết pin và cần nạp thêm năng lượng.

Điều đó không có nghĩa là tất cả những người hướng nội sẽ rời khỏi các bữa tiệc – họ có thể và tận hưởng chúng nhiều như bất kỳ người hướng ngoại nào – nhưng vào cuối một đêm dài, người hướng nội cần phải thoát ra ngoài để nạp năng lượng và thiết lập lại.

Bạn thích làm việc một mình hơn

Người hướng nội thường hoạt động tốt nhất khi họ làm việc một mình. Sự cô lập cho phép người hướng nội tập trung sâu sắc và tạo ra công việc chất lượng cao. Điều này không có nghĩa là những người hướng nội không làm việc tốt với những người khác; họ chỉ thích rút lui và tập trung vào nhiệm vụ trước mắ.

Người hướng nội

Bạn có một vòng kết nối bạn bè thân thiết và lâu dài.

Đừng nhầm tưởng vòng kết bạn nhỏ của người hướng nội là dấu hiệu cho thấy họ không thể kết bạn hoặc không thích giao lưu. Trên thực tế, họ thích nói chuyện với mọi người và làm quen với những người khác. Họ cũng thích sự đơn độc của một nhóm nhỏ bạn bè. Các mối quan hệ chất lượng cao là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc cho những người hướng nội .

Bạn là người nội tâm và tò mò

Bạn có thể thấy mình mơ mộng hoặc làm việc trong đầu rất lâu trước khi đặt ra kế hoạch hành động. Người hướng nội thường suy nghĩ rất nhiều. Điều đó cũng dẫn họ đến việc tự suy ngẫm và nghiên cứu. Người hướng nội chuyên tâm theo đuổi sở thích của họ.

Thích viết hơn là nói

Bạn cảm thấy thoải mái hơn khi viết ra suy nghĩ của mình hơn là nói ra, đặc biệt là khi bạn chưa chuẩn bị. Bạn có thể muốn có thêm thời gian để cân nhắc và cân nhắc các lựa chọn của mình để bạn cảm thấy tự tin vào sự lựa chọn.

Cảm thấy trầm cảm

Một nghiên cứu cho thấy những người hướng nội có nhiều khả năng được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm cao hơn bởi vì họ không cảm thấy hạnh phúc thường xuyên.

dấu hiệu nhận biết người hướng nội

Ưu và nhược điểm của người hướng nội

Người hướng nội có nhiều ưu điểm cũng như là nhược điểm. Có người ghét tính cách hướng nội của bãn thân cũng có người tự tin về nó. 

Ưu điểm

  • Người hướng nội không dễ dàng kết giao bạn bẻ với người khác như người hướng ngoại , tuy nhiên nếu có 1 người bạn thân là người hướng nội bạn sẽ có những cuộc trò truyện vô cùng sâu sắc với họ. Tuy bên ngoài ít nói nhưng bên trong những người hướng nội chứa dựng rất nhiều suy nghĩ về mọi thứ.
  • Tuy không nói ra nhưng người hướng nội là những người quan sát rất nhiều. Nếu bạn có ba hay mẹ là người hướng nội hẳn sẽ biết được người hướng nội luôn quan sát và có thể chăm sóc người khác một cách chu đáo.
  • Người hướng nội là những người biết lắng nghe. Họ có thể chăm chú nghe và hiểu những suy nghĩ cũng như ước muốn của những người họ quan tâm.
  • Khi tiếp cận một vấn đề gí đó những người hướng nội có thể đào sâu vấn đề, và xem xét mọi khía cạnh một cách thấu đáo, điều đó khiến họ trở thành những nhà nghiên cứu xuất sắc.
  • Người hướng nội luôn cố gắng suy nghĩ thấu đáo trước khi quyết định hành động 1 điều gì đó. Điều đó làm họ trông có vẻ chính chắn và đáng tin cậy.

Nhược điểm

  • So với người hướng ngoại, người hướng nội sẽ gặp khó khăn hơn trong việc làm quen và kết bạn với tất cả mọi người. Nguyên nhân bắt nguồn từ suy nghĩ coi trọng chất lượng hơn số lượng và họ cần nhiều thời gian để xây dựng 1 mối quan hệ.
  • Việc không thường xuyên hòa mình vào đám đông có thể khiến họ gặp khó khăn khi phải sống tập thể, hoặc khí thuyết trình.
  • Họ dễ bị hiểu lầm là người lạnh lùng và xa cách.

Một số quan điểm sai lầm về người hướng nội

Mặc dù chiếm khoảng 40% dân số nhưng người nhóm tính cách hướng nội thường cho rằng người khác dường như chẳng hiểu gì về họ. Một số độc giả hướng nội đã chia sẻ một số điều mà họ tin rằng là những hiểu lầm, quan niệm sai lệch về nhóm tính cách này.

Yên lặng không có nghĩa là họ nhút nhát

Ta đôi khi vẫn bị nhầm khi nghĩ rằng một người yên lặng có nghĩa là họ đang rụt rè. Tuy nhiên, giữa hướng nội, rụt rè và lo âu xã hội có một sự khác biệt lớn.

Người hướng nội không hẳn là e sợ phải nói chuyện với người khác, mặc dù một số người nhóm tính cách này có cảm giác bẽn lẽn hoặc có triệu chứng lo âu xã hội.

Thay vào đó, người hướng nội có xu hướng dè dặt và hướng vào bên trong hơn. Họ muốn biết một người rõ hơn trước khi gắn kết và trò chuyện nhiều hơn. Họ thường không thích những kiểu trò chuyện phiếm hay hỏi thăm xã giao. Vậy nên lần tới khi bạn thấy ai đó yên lặng và dè dặt, đừng mặc định đó là vì người ta nhút nhát hay sợ nói chuyện với người khác.

Cần nạp lại năng lượng không có nghĩa là giận dỗi hay trầm cảm

Khi một người hướng nội cảm thấy ngợp bởi quá nhiều hoạt động tương tác xã hội, họ thường cần phải được yên tĩnh một chút, cần ở một mình để nạp lại năng lượng. Không may là đôi khi mọi người lại nghĩ rằng mong muốn ở một mình này thành một cảm xúc tiêu cực, như đang tức giận, trầm cảm, ủ rũ hay lo âu.

Nếu bạn là một người hướng nội, bạn chắc sẽ  nhớ đến lần cha mẹ hay ai đó nói bạn rằng “hãy ra khỏi phòng và ngưng tự kỉ”, khi đó bạn thực sự chỉ cố gắng có một chút thời gian yên tĩnh mà thôi. Nhiều người hướng nội có thể sẽ ngạc nhiên khi biết người khác hiểu nhu cầu được ở một mình thành hành vi thô lỗ.

Họ thực sự tận hưởng và cảm thấy vui vẻ

Người hướng nội không phải là những kẻ làm tụt hứng trong các bữa tiệc. Mặc dù họ có thể khá yên lặng khi ở trong một đám đông nhưng điều đó không có nghĩa là họ không vui.Trong nhiều trường hợp, người hướng nội ngồi lại và quan sát, họ nhìn tất cả những khung cảnh, âm thanh và những cuộc trò chuyện thú vị. Họ tò mò và muốn tìm hiểu thế giới và những người quanh họ.

Trong khi những người hướng ngoại có thể đạt được điều này bằng cách đặt câu hỏi và bắt đầu trò chuyện thì người hướng nội lại thích lắng nghe và ngẫm nghĩ hơn.

Họ không phải là người thô lỗ. 

Người hướng nội có thể khá trầm lặng và dè dặt khi bạn gặp họ và bạn sẽ khó biết họ đang nghĩ gì. Điều này có thể khiến người khác nghĩ họ thô lỗ.

Thay vì mặc định sự dè dặt ban đầu này là hành động thô lỗ, bạn cần hiểu rằng một người hướng nội có thể đơn giản chỉ cần biết rõ bạn trước khi anh ta hay cô ta cảm thấy thoải mái và sẵn sàng mở lòng với bạn.

Người hướng nội không kỳ quái

Theo một số thống kê, có khoảng ít nhất 40% dân số tự nhận định mình là người hướng nội. Chỉ dựa vào con số này cũng đủ để ta khẳng định họ không phải là nhóm người kỳ lạ, quái gở hay thậm chí lập dị.

Người hướng nội đôi khi bị người khác đối xử bất công, gắn nhãn là kỳ cục. Có thể là vì người hướng nội có xu hướng làm theo cái họ thực sự muốn và quan tâm, hơn là đặt quá nhiều chú ý vào những thứ phổ thông hay xu hướng mà ai cũng theo.

Họ không muốn lúc nào cũng một mình

Mặc dù người hướng nội có thể cần có một chút thời gian ở một mình mỗi ngày để lấy lại năng lượng nhưng chắc chắn điều đó không có nghĩa lúc nào họ cũng muốn ở một mình.

Người hướng nội thực sự vẫn thích dành thời gian bên những người họ hiểu rõ. Chỉ là họ cần thời gian yên tĩnh định kỳ để giảm bớt áp lực và lấy lại năng lượng tiêu hao cho các hoạt động xã hội.

Họ không sợ đám đông

Người hướng nội trầm lặng và thích được ở một mình không có nghĩa họ đang bị mắc chứng sợ đám đông. Chắc chắn là một số người sẽ có thể vừa hướng nội vừa mắc chứng sợ đám đông nhưng con số này không đại diện cho tất cả.Nhiều người hướng nội mô tả mình là “người ưa ở nhà”, tức thích ở nhà và tận hưởng khoảnh khắc bên gia đình và có những sở thích riêng. Điều này không có nghĩa là họ sợ những nơi hoặc không gian công cộng.

Người hướng nội không phải là những người tự ti

Một quan niệm sai lầm khác về người hướng nội là họ trầm lặng và dè dặt vì họ thiếu tự tin vào bản thân.

Điều này có thể cực kỳ rắc rối cho trẻ hướng nội khi cứ liên tục bị người lớn đẩy vào những tình huống phải tương tác vì họ tin rằng tiếp xúc với người khác chính là cách để “trị” những đứa trẻ rụt rè hay có biểu hiện bất an. Tuy nhiên, những đứa trẻ khi cứ liên tục bị người lớn và bạn bè khăng khăng rằng tính cách của mình có vấn đề, rồi cuối cùng sẽ tự nghi ngờ và tự vấn bản thân, nghĩ rằng mình có vấn đề thật.

Có nhiều quan điểm cho rằng người hướng nội thiệt thòi và sẽ ít thành công trong công việc hơn so với người hướng ngoại, tuy nhiên người hướng nội những thế mạnh riêng so với người hướng ngoại, họ là những người sâu sắc, chân thành và chu đáo. Họ có thể thành công theo cách riêng của họ.

hướng nội

Cách kết bạn và trò truyện với người hướng nội

Nếu muốn trở thành bạn của người hướng nội hãy chú ý khi bắt đầu câu truyện theo các cách sau:

Bắt đầu câu truyện một cách có chiều sâu và không hời hợt

Những câu truyện không có mở đầu và kết thúc là những điều mà người hướng nội luôn muốn tránh xa. Hãy bắt đầu cuộc trò truyện một cách có chiều sâu và gây cảm giác tò mò thú vị. Người hướng nội ghét những câu truyện tạo ra rào cản giữa người với người, những câu truyện chỉ ở bề nổi mà không giúp tìm hiểu sâu thêm về đối phương.

Buổi trò truyện cần phải có mục đích và ý tưởng

Phân tích tường tận gốc rễ, chi tiết của sự việc là đặc điểm thường thấy của người hướng nội, do đó khi đã gây hứng thú cho người hướng nội thì bạn nên phát triển câu truyện của mình theo một hướng sâu sắc hơn.  Người hướng nội thích lắng nghe, tìm hiểu sâu về thế giới nội tâm con người, ý tưởng và học hỏi những điều mới

Lựa chọn không gian phù hợp

Người hướng nội thường có xu hướng không thích những nơi ồn ào và náo nhiêt, họ sẽ bị rút cạn năng lượng và thường không cảm thấy thoải mái. Không gian lý tưởng và phù hợp để trò truyện thường sẽ là những nơi yên tĩnh như là: Quán cà phê, thư viện, hay một góc nhỏ nơi mà họ cảm thấy yên tĩnh…

Kiên nhẫn lắng nghe

Người hướng nội thường có xu hướng lắng nghe, phân tích thật kỹ vấn đề trước khi đưa ra câu trả lời thích đáng nhất. Não bộ của người hướng nội thường sẽ xâu chuỗi các sự việc và cân nhắc cẩn thận trước khi đưa ra quyết định. Trong các cuộc trò truyện nên tránh hối thúc và cắt ngang hay khó chịu vì khi đó họ đang suy nghĩ thật kỹ để đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho bạn.

Tôn trọng sự hướng nội

Không nên bắt ép người hướng nội phải trở thành người hướng ngoại bởi vì đây chỉ là đặc điểm của tính cách, có ưu và nhược điểm riêng. Không nên bắt ép họ phải tham gia các buổi tiệc tùng, nhậu nhẹt, nơi đông người, hãy tìm ra điểm cân bằng và khiến họ thấy thoải mái  Quan trọng là hãy tôn trọng đặc điểm tính cách của họ vì đôi khi họ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên cực kỳ sâu sắc và thấu đáo.

Có nhiều quan điểm cho rằng người hướng nội thiệt thòi và sẽ ít thành công trong công việc hơn so với người hướng ngoại, tuy nhiên người hướng nội những thế mạnh riêng so với người hướng ngoại, họ là những người sâu sắc, chân thành và chu đáo. Họ có thể thành công theo cách riêng của họ. Mọi thông tin giải đáp và thắc mắc xin liên hệ với đội ngũ chuyên gia/bác sĩ tâm lý của chúng tôi nếu bạn cần tư vấn về tâm lý.

Về tác giả

author
Nguyệt Hoàng

Nguyệt hiện là Thạc Sĩ ngành tâm lý tại trường Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn. Nguyệt đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu cũng như tìm hiểu sâu về các bệnh tâm lý, tâm lý hành vi,...

Bài viết liên quan

18 tháng 04, 2022
Các Tác Hại Của Mạng Xã Hội Đến Sức Khỏe Tinh Thần
14 tháng 04, 2022
Top 9 Cách Tập Trung Học Giúp Cải Thiện Năng Suất Và Hiệu Quả
Bệnh tâm lý phổ biến
tc

Trầm cảm

rlla

Rối loạn lo âu

aacc

Ám ảnh cưỡng chế

sctl

Sang chấn tâm lý

Đăng kí để nhận thông báo về những bài viết mới nhất

Đặt lịch khám, tư vấn tâm lý

Đăng ký thành công

Bạn đã đăng kí đặt lịch khám / tư vấn thành công.

Bacsitamly sẽ hỗ trợ bạn đặt lịch sớm nhất có thể

ĐỒNG Ý
1900 1246 Bản đồ
Liên hệ Zalo Hellodoctors.vn