Rối Loạn Stress Sau Sang Chấn (PTSD): Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
Tuyết Tính
20 tháng 12 2021
Hầu hết những người trải qua các sự kiện đau đau thương có thể gây ra một nỗi ám ảnh trong 1 khoảng thời gian, tuy nhiên họ có thể tự hồi phục tinh thần dần dần.
Nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, kéo dài nhiều năm gây cản trở hoạt động hàng ngày của bạn, bạn có thể bị PTSD. Một ví dụ điển hình cho tình trạng này là những người lính phải trải qua cuộc chiến tranh đẫm máu và bị ám ảnh nặng nề khi quay lại cuộc sống bình thường.
Rối loạn stress sau sang chấn ( PTSD) là gì?
Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) là một tình trạng sức khỏe tâm thần được hình thành bởi một sự kiện đáng sợ, khi ai đó trải qua hoặc chứng kiến nó. Các triệu chứng có thể bao gồm hồi tưởng, ác mộng và lo lắng nghiêm trọng, cũng như những suy nghĩ không kiểm soát được về sự kiện này.
Triệu chứng rối loạn stress sau sang chấn (PTSD)
Các triệu chứng rối loạn stress sau chấn thương có thể bắt đầu tại thời điểm các sự kiện đau thương xảy ra và kéo dài nhiều năm gây ra các vấn đề đáng kể trong cuộc sống, công việc và ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ. Chúng gây cản trở cuộc sống thông thường của bạn.
Đây là một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến mà bạn có thể nhận ra. Trải nghiệm của mỗi người là khác nhau, vì vậy bạn có thể gặp một số hoặc tất cả những triệu chứng
1. Hồi tưởng, sống lại các khía cạnh của những gì đã xảy ra
- Hồi tưởng sống động sự kiện đau buồn như thể nó đang xảy ra lần nữa.
- Những suy nghĩ hoặc hình ảnh về sự kiện đau buồn xâm nhập tâm trí một cách mất kiểm soát.
- Những giấc mơ hoặc ác mộng bất thường về sự kiện đau buồn.
- Đau khổ dữ dội trước những thứ gây gợi nhớ đến sự kiện đau buồn.
- Cảm giác thể chất như đau, đổ mồ hôi, buồn nôn hoặc run rẩy mỗi lần liên tưởng đến những thứ có liên quan đến sự kiện khiến bạn mắc PTSD.
2. Tránh né những điều gợi lại sự ám ảnh
- Cố gắng tránh suy nghĩ hoặc nói về sự kiện đau buồn, luôn tìm cách tạo cảm giác bận rộn.
- Tránh các địa điểm, hoạt động hoặc những người nhắc bạn nhớ về sự kiện đau buồn.
- Không thể nhớ chi tiết những gì đã xảy ra.
- Cảm thấy tê liệt hoặc cắt đứt cảm xúc một cách bất thường.
- Cảm thấy tê liệt hoặc tách rời khỏi cơ thể của bạn
- Không thể bày tỏ tình cảm với bất kỳ ai
- Làm những việc có thể tự hủy hoại bản thân hoặc mang tính liều lĩnh, nguy hiểm.
- Sử dụng rượu bia, ma túy để trốn tránh ký ức.
3. Suy nghĩ tiêu cực
- Suy nghĩ tiêu cực về bản thân, người khác hoặc thế giới.
- Vô vọng về tương lai.
- Các vấn đề về trí nhớ, bao gồm cả việc không nhớ các khía cạnh quan trọng của sự kiện đau buồn.
- Khó duy trì mối quan hệ thân thiết.
- Cảm thấy xa cách với gia đình và bạn bè.
- Từ bỏ dần các hoạt động bạn từng yêu thích.
- Khó tiếp cận những cảm xúc tích cực.
- Cảm giác tê tái bất chợt , không lý giải được cảm xúc bản thân.
4. Thay đổi thể chất và cảm xúc.
- Dễ bị giật mình hoặc sợ hãi.
- Luôn đề phòng và cảm thấy có sự nguy hiểm bao quanh.
- Tự hủy hoại bản thân, chẳng hạn như uống quá nhiều hoặc lái xe quá nhanh
- Mất ngủ.
- Không thể tập trung.
- Khó chịu, bộc phát tức giận hoặc có cử chỉ hung hăng.
- Cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ bao trùm bản thân 1 cách vô cớ.
5. Ảnh hưởng trong giấc mơ
Đối với trẻ em từ 6 tuổi trở xuống, các dấu hiệu và triệu chứng của PTSD bao gồm:
- Tái hiện sự kiện đau buồn hoặc các khía cạnh của sự kiện đau buồn thông qua trò chơi.
- Những giấc mơ đáng sợ có hoặc không liên quan đến sự kiện gây PTSD.
- Cường độ của các triệu chứng
Các triệu chứng PTSD có thể khác nhau về cường độ theo thời gian. Bạn có thể có nhiều triệu chứng PTSD hơn khi rơi vào tình trạng stress kéo dài hoặc khi bạn bắt gặp nhiều thứ liên quan gợi nhớ về những gì bạn đã trải qua. Ví dụ, khi xem 1 cảnh phim trên TV có ảnh ấu dâm khiến bạn liên tưởng đến bản thân và có cảm giác vô cùng đau đớn.
Muốn biết bạn có bị rối loạn stress sau sang trấn (PTSD) không? Làm bài test tại đây
Nguyên nhân gây ra rối loạn stress sau sang chấn
Bạn có thể phát triển chứng rối loạn stress sau sang chấn khi bạn trải qua, chứng kiến một sự kiện liên quan đến cái chết, bị đe dọa, chấn thương cơ thể nghiêm trọng hoặc xâm phạm tình dục….
Các bác sĩ không chắc chắn lý do tại sao một số người bị PTSD. Như với hầu hết các vấn đề sức khỏe tâm thần, PTSD có thể là do sự kết hợp phức tạp của:
- Trải nghiệm đáng sợ, gồm số lượng và mức độ nghiêm trọng của chấn thương tâm lý mà bạn đã trải qua trong cuộc đời.
- Từ yếu tố di truyền (tiền sử gia đình bị rối loạn lo âu và trầm cảm).
- Tính cách của bạn, bạn dễ bị ám ảnh bởi các sự kiện đáng sợ.
- Cách bộ não của bạn điều chỉnh các hóa chất và hormone mà cơ thể bạn tiết ra để phản ứng với căng thẳng.
Các yếu tố làm gia tăng khả năng bị PTSD
Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể khiến bạn có nhiều khả năng phát triển PTSD sau một sự kiện đau buồn, chẳng hạn như:
- Trải qua chấn thương dữ dội hoặc lâu dài.
- Đã từng trải qua những chấn thương khác trước đó trong đời, chẳng hạn như bị lạm dụng thời thơ ấu.
- Có một công việc làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các sự kiện đau thương,
- Có các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như lo lắng hoặc trầm cảm
- Gặp vấn đề với việc lạm dụng chất gây nghiện, như uống quá nhiều hoặc sử dụng ma túy
- Thiếu sự quan tâm của gia đình và bạn bè
- Có người thân cùng huyết thống với các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Các sự kiện phổ biến nhất dẫn đến sự phát triển của PTSD bao gồm:
- Tiếp xúc chiến tranh tàn khốc.
- Bị lạm dụng thân thể thời thơ ấu.
- Bị bạo lực tình dục, bạo hành gia đình nghiêm trọng.
- Tấn công thể xác bởi người, thú dữ hoặc máy móc lớn…
- Bị đe dọa bằng vũ khí.
- Một tai nạn nghiêm trọng.
Nhiều sự kiện đau thương khác cũng có thể dẫn đến PTSD, chẳng hạn như hỏa hoạn, thảm họa thiên nhiên, trộm cắp, cướp giật, tai nạn máy bay, tra tấn, bắt cóc, chẩn đoán bệnh nan y và các sự kiện nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng khác.
Các biến chứng của rối loạn stress sau sang chấn
Mắc PTSD cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như:
- Trầm cảm và lo âu
- Các vấn đề về ma túy hoặc sử dụng rượu
- Rối loạn ăn uống
- Suy nghĩ và hành động tự sát
Phòng ngừa
Sau khi trải qua sau một sự kiện đau buồn, ban đầu nhiều người có các triệu chứng giống như PTSD, như không thể ngừng suy nghĩ về những gì đã xảy ra. Sợ hãi, lo lắng, tức giận, trầm cảm, cảm giác tội lỗi – tất cả đều là những phản ứng thông thường đối với chấn thương. Tuy nhiên, phần lớn những người tiếp xúc với chấn thương sẽ không phát triển chứng rối loạn stress sau chấn thương lâu dài.
- Nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ kịp thời có thể ngăn các biểu hiện căng thẳng bình thường trở nên tồi tệ hơn và phát triển thành PTSD. Bạn cần chia sẻ nhiều với gia đình và bạn bè, những người có thể lắng nghe và đưa ra lời an ủi
- Tìm kiếm một chuyên gia sức khỏe tâm thần để có một liệu trình điều trị. Sự hỗ trợ từ mọi người sẽ giúp ngăn bạn chuyển sang các phương pháp đối phó không lành mạnh như lạm dụng rượu hoặc ma túy.
- Tới gặp bác sĩ nếu bạn có những suy nghĩ và cảm xúc rối loạn về một sự kiện đau buồn trong hơn một tháng,
Về tác giả
Tuyết Tính
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Tình Tuyết tốt nghiệp Khoa Tâm lý ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc gia Hà Nội. Có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn/ tham vấn về tâm lý và đào tạo kỹ năng mềm cho cá nhân và doanh nghiệp, tổ chức.
17 tháng 04, 2022
Rối Loạn Dạng Cơ Thể (BDD) Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
19 tháng 03, 2022
Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Chuyên Gia Tâm Lý và Bác Sĩ Tâm Thần