Trầm Cảm Sau Sinh – Nhận Biết Sớm Và Cách Điều Trị Phù Hợp

Tuyết Tính
28 tháng 12 2021

Sau khi sinh con nhỏ, rất nhiều bà mẹ thường rơi vào cảm giác buồn chán, tồi tệ hoặc cảm thấy thiếu an toàn vì không nhận được sự quan tâm của mọi người. Tuy nhiên, những biểu hiện này có phải là triệu chứng của trầm cảm sau sinh hay không? Để biết câu trả lời, hãy cùng Bác sĩ tâm lý tìm hiểu về một số thông tin liên quan đến chứng trầm cảm sau sinh dưới đây!

Khái niệm trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh thực chất là một chứng bệnh tâm lý rất thường gặp ở khoảng 10-20% phụ nữ sau sinh, đặc biệt là những phụ nữ sinh con lần đầu. Loại bệnh tâm lý này thường biểu hiện qua trạng thái cảm xúc buồn rầu, chán nản, mệt mỏi, tuyệt vọng hoặc thậm chí là xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực về bản thân và những người xung quanh.

Trầm cảm sau sinh rất dễ bị nhầm lẫn với hội chứng “Baby blues”, tuy nhiên chứng “Baby blues” thường chỉ xuất hiện ở một khoảng thời gian ngắn sau sinh vì người mẹ chưa kịp thích nghi với cuộc sống có thêm một thành viên mới. Cảm giác buồn chán, căng thẳng sẽ nhanh chóng biến mất sau khi người mẹ cân bằng lại cảm giác.

trầm cảm sau sinh

Những thuật ngữ dùng để chỉ chứng trầm cảm sau sinh

Hiện nay, các nhà khoa học đã chỉ ra ba thuật ngữ cơ bản để chỉ chứng trầm cảm sau sinh mức nhẹ, mức vừa và trầm cảm nặng. Cụ thể bao gồm:

 

Chứng “baby blues” 

Thực ra, “baby blues”  là những phản ứng tâm lý hết sức bình thường ở những người phụ nữ sau khi sinh em bé. Do đó, các nhà khoa học thường cho rằng “baby blues”  không hoàn toàn được gọi là trầm cảm sau sinh vì hội chứng này gần như không gây nguy hiểm đến mẹ và bé.

Theo thống kê khoa học, “baby blues”  xuất hiện hầu hết ở 70% phụ nữ trong những ngày đầu tiên sau khi sinh con. Đây là sự thay đổi tâm trạng đột ngột, đôi khi cô đơn và buồn bã không rõ lý do. Tuy nhiên, những biểu hiện này sẽ nhanh chóng kết thúc khoảng từ 1- 2 tuần sau khi sinh.

Trầm cảm sau sinh (PPD)

Trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện liên tục vài tháng sau khi người phụ nữ sinh con. Người phụ nữ mắc chứng bệnh này thường xuất hiện trạng thái cảm xúc buồn bã, tuyệt vọng, cáu gắt gần tương tự như “baby blues”  tuy nhiên trạng thái cảm xúc sẽ có phần mạnh mẽ và kéo dài lâu hơn.

Khi những biểu hiện trầm cảm sau sinh xuất hiện thường xuyên làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình thì bạn nên tìm bác sĩ hoặc chuyên gia để được hỗ trợ sàng lọc trầm cảm sau sinh và có những phương pháp hỗ trợ kịp thời.

Triệu chứng của trầm cảm sau sinh

Rối loạn tâm thần sau sinh

Rối loạn tâm thần là triệu chứng bệnh lý nghiêm trọng, là mức ảnh hưởng cao nhất của trầm cảm sau sinh. Việc mắc rối loạn tâm thần sau sinh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của các bà mẹ mới sinh con và thường xảy ra trong 3 tháng đầu sau khi sinh.

Người phụ nữ có thể mất liên lạc với thực tế, xuất hiện ảo giác, ảo tưởng, cảm thấy bị kích động, tức giận, bồn chồn và xuất hiện những hành vi có phần kỳ lạ nhưng không thể giải thích được. Khi thấy người phụ nữ bên cạnh mình xuất hiện những phản ứng này, bạn hãy đưa ngay người thân đến bác sĩ để được chẩn đoán và có cách hỗ trợ kịp thời.

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

Nếu một người phụ nữ bị mắc chứng trầm cảm sau sinh, chắc chắn vấn đề không phải do người phụ nữ đó làm những điều sai trái. Theo các chuyên gia tâm lý, trầm cảm sau sinh có thể được hình thành bởi nhiều lý do, mỗi người có thể mắc chứng trầm cảm vì những lý do hoàn toàn khác nhau.

Nguyên nhân phổ biến:

  • Người đã có tiền sử mắc bệnh trầm cảm trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai
  • Môi trường xung quanh gây ảnh hưởng trong quá trình mang thai
  • Gia đình có tiền sử các căn bệnh liên quan đến rối loạn tâm lý
  • Bạn đã trải qua một sự kiện cực kỳ căng thẳng, chẳng hạn như mất việc hoặc khủng hoảng sức khỏe sau khi sinh con.
  • Sinh đôi hoặc sinh ba gây căng thẳng vì phải chăm sóc quá nhiều trẻ em trong một thời điểm.
  • Có tiền sử trầm cảm hoặc rối loạn trầm cảm tiền kinh nguyệt (PMDD)
  • Không nhận được nhiều sự hỗ trợ của người thân, bạn bè
  • Là mẹ đơn thân sống một mình
  • Sau khi sinh con bắt đầu xuất hiện những xung đột hôn nhân trong mối quan hệ vợ chồng
  • Càng có nhiều con, bạn càng dễ bị trầm cảm trong thai kỳ sau này vì áp lực ngày càng tăng cao về cả vấn đề kinh thế lẫn chế độ chăm sóc cho trẻ.

Một số nguyên nhân khác:

Sự thay đổi nội tiết tố: Sau khi sinh con, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ sẽ có sự thay đổi đáng kể. Các hormone do tuyến giáp sản xuất có thể giảm mạnh, điều này thường khiến người phụ nữ luôn cảm thấy mệt mỏi, u uất.

Thiếu ngủ: Sự xuất hiện thêm một đứa trẻ bên cạnh chắc chắn sẽ khiến bạn phải bỏ ra nhiều thời gian hơn để chăm sóc, điều này cũng khiến bạn thường xuyên rơi vào trạng thái mất ngủ. Nếu thiếu ngủ quá mức, bạn có thể sẽ gặp những khó khăn trong mọi vấn đề, dù vấn đề đó rất nhỏ. Bạn cũng trở nên dễ cáu gắt hơn hoặc thậm chí là khó chịu khi mọi người xung quanh không giúp đỡ bạn chăm sóc em bé.

Người mẹ bị lo lắng quá mức: Phụ nữ cũng bị tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh vì bản thân bị lo lắng quá mức về khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh của mình, bị ám ảnh bởi tiếng khóc của con…

Lo ngại về hình ảnh của bản thân: Sau khi sinh con, nhiều phụ nữ thường xuất hiện cảm giác bản thân bị kém hấp dẫn hơn, lo lắng rằng bản thân đã đánh mất bản sắc cá nhân.

trầm cảm sau sinh là gì

Triệu chứng trầm cảm sau sinh

Hiện nay, các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh thường dễ bị nhầm lẫn với chứng “baby blues”, điều này khiến nhiều người nếu không để ý sẽ không phát hiện kịp thời, dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh của phụ nữ diễn biến phức tạp hơn. 

  • Khó ngủ 
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn 
  • Mệt mỏi kéo dài 
  • Có ít ham muốn tình dục hơn
  • Thay đổi tâm trạng thường xuyên
  • Không quan tâm đến em bé hoặc cảm thấy như bạn không gắn bó với chúng
  • Có thể khóc bất cứ lúc nào, không có lý do cụ thể
  • Thường xuyên cảm thấy chán nản 
  • Giận dữ và cáu gắt với những người xung quanh hoặc với cả em bé
  • Không cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi được ở bên con
  • Cảm giác vô dụng, vô vọng và bất lực 
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử 
  • Suy nghĩ làm tổn thương người khác, thậm chí là tổn thương em bé
  • Khó tập trung hoặc khó đưa ra quyết định

Muốn biết bạn có trầm cảm hay không? Test trầm cảm tại đây

Khi nào nên tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia

Thông thường, trầm cảm sau sinh sẽ chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ và trung bình nếu được phát hiện và hỗ trợ điều chỉnh trạng thái tâm lý kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị ngay sẽ để lại những hệ lụy đáng tiếc hoặc dẫn đến chứng rối loạn tâm thần sau sinh. Vì vậy, khi người phụ nữ mới sinh em bé có xuất hiện một số biểu hiện dưới đây thì bạn nên tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia trong thời gian sớm nhất.

  • Các triệu chứng trầm cảm nêu trên vẫn tồn tại sau 2 tuần
  • Người phụ nữ không thể hoạt động bình thường, luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản
  • Phụ nữ sau sinh không thể đối phó với các tình huống hàng ngày
  • Bản thân họ có ý nghĩ làm hại bản thân hoặc em bé của họ
  • Họ luôn cảm thấy cực kỳ lo lắng, sợ hãi và hoảng loạn tất cả các khoảng thời gian trong ngày

Tác động tiêu cực của chứng trầm cảm sau sinh

Trong gia đình nếu có một người phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh và không được điều trị kịp thời thì nguy cơ rất cao sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi quan hệ của các thành viên trong gia đình cũng như sự phát triển của đứa trẻ, cụ thể bao gồm:

  • Dấu hiệu trầm cảm sau sinh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của bạn hoặc cũng có thể hình hành trầm cảm mãn tính nếu không được điều trị kịp thời. Ngay khi đã được điều trị, trầm cảm sau sinh cũng khiến người phụ nữ mẫn cảm và dễ mắc các đợt trầm cảm hơn nếu gặp một cú sốc trong tương lai.
  • Người phụ nữ bị trầm cảm cũng khiến người cha luôn ở trong trạng thái căng thẳng, không tìm được cách giải quyết vấn đề hoặc làm tăng khả năng bị trầm cảm.
  • Với những đứa trẻ trong gia đình, đặc biệt là đứa trẻ sơ sinh là con của mẹ bị trầm cảm thường khó ăn ngủ hơn, hay quấy khóc hoặc có thể bị chậm phát triển ngôn ngữ vì thiếu sự quan tâm của người chăm sóc.

Hướng dẫn cách vượt qua trầm cảm sau sinh

Tùy vào biểu hiện trầm cảm sau sinh của từng cá nhân, các bác sĩ sẽ có phương pháp hướng dẫn bạn cách tự chữa chứng trầm cảm tại nhà hoặc sử dụng các liệu pháp điều trị tâm lý hoặc sử dụng thuốc.

Trong trường hợp các dấu hiệu trầm cảm sau khi sinh nở của bạn xuất hiện ở mức độ nhẹ, các bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc chống lo âu, sử dụng liệu pháp tâm lý để giúp người bệnh mau chóng cải thiện trạng thái tinh thần, từ đó với sự hỗ trợ của người thân có thể nhanh chóng vượt qua trầm cảm nhanh chóng.

Đối với những trường hợp trầm cảm nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn IV với một số loại thuốc đặc thù như brexanolone (Zulresso), thậm chí có thể yêu cầu người bệnh nhập viện để tiện điều trị cũng như theo dõi.

Để tự chữa chứng trầm cảm sau khi sinh nở, bạn có thể tham khảo một số giải pháp tích cực được hướng dẫn bởi các chuyên gia dưới đây:

  • Hãy chủ động yêu cầu được giúp đỡ và cho người khác biết bạn cần được giúp đỡ như thế nào.
  • Hãy suy nghĩ thực tế về những kỳ vọng của bạn đối với bản thân và em bé, chẳng hạn như việc con trẻ quấy khóc là bình thường và hãy tập thích nghi với điều đó.
  • Tập thể dục cũng là một cách rất tốt để bạn có thể tự thư giãn, chẳng hạn như việc đi dạo cũng là cách rất tốt để tinh thần thoải mái.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
  • Thúc đẩy mối quan hệ với người thân, đặc biệt là người chồng để có thể chia sẻ, tâm sự và cùng nhau giải quyết khúc mắc trong lòng.
  • Giữ liên lạc với gia đình và bạn bè, không nên tự cô lập bản thân.
  • Ngủ hoặc nghỉ ngơi khi trẻ ngủ để hạn chế tình trạng thiếu ngủ vào ban đêm.

Đương nhiên, để một cá nhân có thể tự mình vượt qua chứng trầm cảm sau sinh thì sự đồng hành và thông cảm của người thân chính là động lực to lớn nhất giúp họ sẵn sàng đối mặt và giải quyết vấn đề. Do đó, mọi người xung quanh hãy luôn là chỗ dựa vững chắc nhất để giúp người phụ nữ vượt qua cơn khủng hoảng nghiêm trọng này trong thời gian nhanh nhất.

Hy vọng với những chia sẻ nêu trên, bạn đã hiểu rõ hơn về chứng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Từ đó có thể phát hiện được những dấu hiệu trầm cảm sau sinh để kịp thời tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia/ bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

==> Xem thêm: Trầm cảm khi mang thai: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục kịp thời

Về tác giả

author
Tuyết Tính

Chuyên gia tâm lý Lê Thị Tình Tuyết tốt nghiệp Khoa Tâm lý ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc gia Hà Nội. Có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn/ tham vấn về tâm lý và đào tạo kỹ năng mềm cho cá nhân và doanh nghiệp, tổ chức.

Bài viết liên quan

17 tháng 04, 2022
Rối Loạn Dạng Cơ Thể (BDD) Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
19 tháng 03, 2022
Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Chuyên Gia Tâm Lý và Bác Sĩ Tâm Thần
Bệnh tâm lý phổ biến
tc

Trầm cảm

rlla

Rối loạn lo âu

aacc

Ám ảnh cưỡng chế

sctl

Sang chấn tâm lý

Đăng kí để nhận thông báo về những bài viết mới nhất

Đặt lịch khám, tư vấn tâm lý

Đăng ký thành công

Bạn đã đăng kí đặt lịch khám / tư vấn thành công.

Bacsitamly sẽ hỗ trợ bạn đặt lịch sớm nhất có thể

ĐỒNG Ý
1900 1246 Bản đồ
Liên hệ Zalo Hellodoctors.vn