10 Cách Giải Tỏa Tâm Lý Căng Thẳng Stress Dễ Dàng Áp Dụng

Thành Nguyễn
06 tháng 02 2022

Bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng về những vấn đề trong cuộc sống nhưng không biết cách để giải tỏa khiến tâm trạng ngày càng tồi tệ. Bạn lo lắng căng thẳng làm ảnh hưởng đến cảm xúc, cách cư xử của bản thân với những người xung quanh? Vậy thì hãy cùng Bác Sĩ Tâm Lý tìm hiểu ngay 10 cách giải tỏa tâm lý căng thẳng để có tinh thần thoải mái ngay trong bài viết dưới đây!

Tâm lý căng thẳng là gì?

Căng thẳng (stress) là một phản ứng bình thường của cơ thể khi đối mặt với một thử thách hoặc một tình huống đặc biệt. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể đối mặt với căng thẳng, tuy nhiên mỗi người sẽ đối mặt với một mức độ căng thẳng khác nhau cùng những nguyên nhân khác nhau.

Một người khi tồn tại tâm lý căng thẳng thường lo lắng quá nhiều và khó tập trung. Điều này có thể gây nên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và làm việc của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, nếu bạn biết giải tỏa tâm lý căng thẳng thì mọi vấn đề sẽ nhanh chóng được giải quyết, giúp bạn cân bằng lại cảm xúc.

10 cách giải tỏa tâm lý căng thẳng bạn nên biết

Căng thẳng là một trạng thái tâm lý hết sức bình thường và đa phần sẽ tự mất đi khi con người không còn đối mặt với yếu tố nguy cơ nữa. Thế nhưng, nếu tâm lý căng thẳng kéo dài, bản thân không tự mình giải quyết thì về lâu dài sẽ để lại những hệ lụy đáng tiếc, thậm chí là nguyên nhân gây nên hội chứng trầm cảm.

Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cách giải tỏa tâm lý căng thẳng và thực hành ngay để giải quyết tâm lý tồi tệ bạn đang gặp phải ngay bây giờ!

1. Tập thể dục

Tập thể dục được nhắc đến ở đây không nhất định phải là hành vi tập luyện cật lực ở phòng tập hay duy trì chạy bộ đường dài mỗi ngày. Khi tâm trạng căng thẳng, bạn hãy cố gắng tập thể dụng mỗi ngày trong thời gian ngắn để giải tỏa những tâm trạng tiêu cực.

Việc chạy bộ dưới sân nhà, chơi thể thao cùng bạn bè hay đơn giản là một bài tập cardio tại nhà cũng là giải pháp tập thể dục, giải tỏa tâm lý căng thẳng hiệu quả mà bạn nên áp dụng.

tập thể dục giúp giải tỏa căng thẳng

2. Nghe nhạc để thư giãn

Âm nhạc từ lâu đã được xem như một phương pháp giảm căng thẳng hiệu của được con người sử dụng. Âm nhạc cũng chính là cầu nối để lan tỏa cảm xúc từ người đến người. Vì vậy, nếu bạn đang đối mặt với trạng thái tâm lý căng thẳng thì hoàn toàn có thể nghe một bài nhạc nhẹ nhàng để thư giãn tinh thần và nghĩ tích cực hơn.

Có thể việc nghe nhạc không phải là cách giải tỏa tâm lý căng thẳng tốt nhất nhưng chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả, giúp bạn có thể thư giãn tinh thần để đối mặt với vấn đề gây nên căng thẳng.

3. Chia sẻ với bạn bè, người thân

Khi bạn đang căng thẳng về một vấn đề nào đó, đừng ngại ngùng mà hãy chia sẻ với những người thân thiết xung quanh mình về vấn đề bản thân đang gặp phải, về những lo lắng của bản thân để được mọi người lắng nghe và nhận được lời khuyên từ mọi người.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc chia sẻ, kết nối với những người xung quanh sẽ giúp bạn giải tỏa được tâm trạng căng thẳng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp tự nói chuyện, tự động viên với chính bản thân mình, hoặc chia sẻ cùng các chuyên gia tâm lý sức khỏe.

Có thể khi mới nghe qua, bạn sẽ cảm thấy ý tưởng này có phần hơi “điên rồ” một chút. Thế nhưng, hãy thử áp dụng vì đây là một trong những cách giải tỏa tâm lý căng thẳng hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Bạn có thể thử hỏi bản thân tại sao lại căng thẳng? Phải làm gì để làm tốt công việc?… Việc đặt câu hỏi cho bản thân và đi tìm câu trả lời sẽ nhanh chóng giúp bạn tự giải quyết được vấn đề, từ đó có trạng thái tâm lý ổn định.

4. Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh

Có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống cũng có mối liên hệ chặt chẽ với tâm lý căng thẳng. Khi tâm lý căng thẳng, chúng ta thường có xu hướng lựa chọn những món ăn vặt, đồ ngọt để giải tỏa cảm xúc mà quên mất thực đơn ăn uống lành mạnh. Hành vi này có thể vô tình khiến bản thân bạn bị tăng cân, béo phì và tiếp tục căng thẳng vì cân nặng.

Để có một tâm lý thoải mái và hạn chế đến mức tối đa những phản ứng căng thẳng, bạn hãy cố gắng hạn chế những món ăn vặt, đồ ăn có đường mà nên xây dựng thực đơn ăn uống có đầy đủ dưỡng chất. Nếu bạn chán ăn, hãy cố gắng bổ sung chất dinh dưỡng bằng các loại trái cây để đảm bảo bản thân có đủ năng lượng để đối mặt và giải quyết vấn đề.

5. Cười

Mặc dù căng thẳng khiến bạn mệt mỏi và mất đi năng lượng, thế nhưng hãy thử cười thật nhiều bằng cách xem những đoạn phim hài giải trí. Tiếng cười của bạn sẽ giúp giải phóng endorphin, hỗ trợ cải thiện tâm trạng. Đồng thời, tiếng cười cũng có tác dụng giảm các hormone gây căng thẳng là cortisol và adrenaline giúp đánh lừa hệ thần kinh, giúp tâm trạng của bạn trở nên thoải mái hơn.

cười giúp giải tỏa tâm lý căng thẳng

6. Ngủ đủ giấc mỗi ngày

Khi đối mặt với căng thẳng, bản thân mỗi người chúng ta thường lo nghĩ quá nhiều dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Việc có giấc ngủ ổn định là điều không hề đơn giản, tuy nhiên bạn có thể áp dụng phương pháp đi ngủ sớm, tắt đèn và không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Việc ngủ đủ mỗi ngày từ 7- 8 tiếng sẽ giúp tinh thần của bạn thoải mái hơn, từ đó có thể dễ dàng tập trung vào công việc hoặc học tập để giải quyết vấn đề.

7. Thực hành chánh niệm

Chánh niệm có thể vấn là một thuật ngữ tương đối xa lạ với nhiều người. Thực ra, bạn có thể hiểu chánh niệm đơn giản là việc bạn đặt toàn bộ sự chú ý của mình vào một thời điểm đang diễn ra. Chánh niệm không nhất thiết phải là ngồi xuống thiền định mà chánh niệm hoàn toàn có thể là việc bạn tham gia vào các trải nghiệm, vận động và đặc biệt chú tâm vào công việc đó, quản lý trạng thái cảm xúc và không bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh.

Yoga và thiền thường được biết đến là hai phương pháp thực hành chánh niệm đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn hiện nay. Bạn sẽ có thể cảm nhận tốt nhất thời điểm này, không suy nghĩ về những vấn đề gây nên căng thẳng. Từ đó có thể dần làm tiêu tan đi cảm giác căng thẳng khiến cơ thể mệt mỏi. Một nghiên cứu tập trung vào các sinh viên đại học đã chỉ ra rằng chánh niệm là phương pháp có thể giúp tăng lòng tự trọng, làm giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm.

8. Tập hít thở sâu

Tâm lý căng thẳng thường kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, báo hiệu rằng cơ thể chuyển trạng thái dẫn đến một số phản ứng sinh học như tim đập nhanh, thở gấp, run rẩy… Các trạng thái này hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt bằng cách vận dụng những bài tập thở sâu để kích hoạt hệ thần kinh đối giao cảm và hệ thống kiểm soát phản ứng thư giãn bê trong não bộ.

Có thể nói, việc hít thở sâu là cách giải tỏa tâm lý căng thẳng tức thì, khiến bạn có thể ổn định tâm lý hơn trong những tình huống đặc biệt. Việc hít thở sâu sẽ khiến bạn tập trung nhận thức hoàn toàn vào hơi thở, kiến hơi thở chậm và sâu hơn. Điều này vô tình khiến nhịp tim của bạn chậm lại, tạo nên cảm giác bình yên hơn.

hít thở sâu giúp giảm bớt căng thẳng

9. Tránh trì hoãn

Trong công việc và học tập, đa phần những nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng tâm lý căng thẳng chính là bạn làm không tốt một việc hoặc bạn không hoàn thành công việc được nhanh như người khác khiến bản thân bị khiển trách.

Vậy thì cách tốt nhất để giải tỏa sự căng thẳng chính là ngưng trì hoãn công việc. Bạn hãy bắt đầu lên kế hoạch làm mọi việc một cách logic, ưu tiên những công việc quan trọng và cấp thiết lên hàng đầu để làm mỗi ngày. Tránh sự trì hoãn khiến bạn luôn ở trong trạng thái căng thẳng, phải chạy theo công việc.

10. Biết cách từ chối

Một cách làm giảm tâm lý căng thẳng tương đối hiệu quả chính là học cách nói “không”. Trong công việc, học tập và kể cả các mối quan hệ thân thiết, bạn không nhất thiết phải ôm đồm quá nhiều thứ theo cách “ai nhờ gì làm nấy” vì việc bạn làm quá nhiều việc một lúc sẽ khiến tâm lý bị căng thẳng, thậm chí không thể làm tốt mọi việc.

Do đó, hãy biết cách nên chấp nhận những công việc nào và nên từ chối người khác ra sao để khiến bản thân không phải làm quá nhiều công việc cùng một lúc. Điều này sẽ giúp bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi, không phải lo nghĩ quá nhiều.

Trên đây là 10 cách giải tỏa tâm lý căng thẳng đem lại hiệu quả tốt mà bạn có thể áp dụng ngay bây giờ nếu bản thân đang đối mặt với căng thẳng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng 10 phương pháp này mỗi ngày để tâm lý ổn định, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn và thử thách gây căng thẳng trong cuộc sống.

Về tác giả

author
Thành Nguyễn

Hiện đang nghiên cứu chuyên sâu về các kiến thức liên quan tới tâm lý học và bệnh tâm lý. Anh cũng đang làm Marketing và Content Creator cho Bacsitamly.

Bài viết liên quan

14 tháng 04, 2022
Các Loại Nhạc Kích Thích Trí Não Và Tác Dụng Cho Não Bộ Của Bạn
19 tháng 03, 2022
Khi Nào Cần Tham Khảo Ý Kiến Của Bác Sĩ Tâm Lý?
Bệnh tâm lý phổ biến
tc

Trầm cảm

rlla

Rối loạn lo âu

aacc

Ám ảnh cưỡng chế

sctl

Sang chấn tâm lý

Đăng kí để nhận thông báo về những bài viết mới nhất

Đặt lịch khám, tư vấn tâm lý

Đăng ký thành công

Bạn đã đăng kí đặt lịch khám / tư vấn thành công.

Bacsitamly sẽ hỗ trợ bạn đặt lịch sớm nhất có thể

ĐỒNG Ý