Hội Chứng Peter Pan Hay Những Người Không Chịu Lớn

Thành Nguyễn
30 tháng 12 2021

Bạn có bao giờ gặp những người có tuổi tác và ngoại hình đã trưởng thành nhưng lại suy nghĩ và hành xử như một đứa trẻ chưa? Đó có thể là một Peter Pan của đời thực – hay còn gọi là người mắc hội chứng Peter Pan. Tuy chưa được công nhận là bệnh hay rối loạn tâm thần nhưng hội chứng này vẫn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống xã hội.

Từ Peter Pan đến những đứa trẻ trong hình hài người lớn

Hội chứng Peter Pan được đặt tên từ một nhân vật hư cấu của nhà văn James Matthew Barrie. Nhân vật Peter Pan trong tiểu thuyết chọn một cuộc sống “mãi mãi tuổi 12”, giữ bản thân mãi mãi ở hình hài của một cậu bé 12 tuổi để được thoải mái vui chơi và tận hưởng cuộc sống ở vùng đất thần tiên.

Cậu sợ hãi thế giới người lớn nên lựa chọn không bao giờ trưởng thành. Còn những Peter Pan ở ngoài đời thực là những người mà thân xác của họ vẫn lớn lên theo tuổi tác sinh học nhưng họ không muốn hoặc cảm thấy không thể trưởng thành nên tâm trí và tính cách của họ vẫn chỉ như một đứa trẻ con.

hội chứng peter pan

Nhà tâm lý học Dan Kiley là người đầu tiên đề cập đến hội chứng này vào năm 1983 thông qua cuốn sách “Hội chứng Peter Pan: Đàn ông chưa bao giờ trưởng thành”. Theo ông, hội chứng này không liên quan đến trí thông minh mà liên quan đến sự trưởng thành về mặt cảm xúc của con người.

Những Peter Pan trong đời thực hoàn toàn có thể trưởng thành nhưng vẫn nhất quyết từ chối gánh vác trách nhiệm của người trưởng thành, chỉ muốn mãi mãi là một đứa trẻ được gia đình chăm sóc. Hội chứng này xuất hiện ở cả đàn ông và phụ nữ, tuy nhiên tỉ lệ nam giới bị ảnh hưởng cao hơn nhiều so với nữ giới.

Dấu hiệu nhận biết các Peter Pan trong đời thực

Họ ái kỉ và có cái tôi lớn

Những người mắc hội chứng Peter Pan luôn muốn người khác phải quan tâm chú ý đến mình nhưng chính họ lại không để tâm đến cảm xúc của người khác. Họ muốn tất cả mọi người xung quanh phải nuông chiều và đáp ứng nhu cầu của mình. Nếu có điều gì không được thỏa mãn, họ dễ tự ái, nổi giận, bốc đồng và công kích người khác. Họ không coi trọng điều gì khác ngoài chính bản thân mình.

Họ không biết nhận lỗi và chịu trách nhiệm

Bởi vì có cái tôi lớn, nên nếu có xung đột hoặc chuyện không tốt xảy ra, các Peter Pan không bao giờ nhìn thấy hoặc chấp nhận lỗi từ bản thân mình. Họ luôn đổ lỗi cho bất kỳ người nào khác với thái độ tức giận, la hét với những lời lẽ xúc phạm người khác.

Mặt khác, nếu không thể đổ lỗi và trút giận, họ sẽ tìm cách trốn chạy, trì hoãn và làm bản thân xao nhãng bằng những việc khác. Họ trốn chạy và tin rằng vấn đề sẽ tự biến mất như một cách tự trấn an bản thân. 

hội chứng peter pan

Họ không biết cách bộc lộ cảm xúc phù hợp

Người có hội chứng Peter Pan là những người không trưởng thành về mặt cảm xúc. Họ không biết giải thích cảm xúc của mình như thế nào, hay căn nguyên của nó từ đâu.

Do đó, họ luôn cảm thấy bức bối, bất công, như thể mình là nạn nhân trong mọi tình huống. Cuối cùng họ giải tỏa bằng những cách tiêu cực là phàn nàn, than vãn, nổi giận vô cớ, gây tổn thương cho người khác như chính sự tổn thương mà họ tự cảm thấy bên trong mình. Ngoài ra, họ cũng thường giải tỏa bằng cách ăn uống không kiểm soát, chơi game trong thời gian dài, lạm dụng rượu bia hoặc chất kích thích…

Họ sống phụ thuộc vào bố mẹ

Mặc dù đã trưởng thành về mặt thể chất nhưng các Peter Pan vẫn xem mình là một đứa trẻ nên luôn đòi hỏi sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng của bố mẹ dành cho mình.

Từ những nhu cầu sinh hoạt đến tài chính, tình cảm họ đều dựa dẫm và tìm sự giúp đỡ từ bố mẹ; mặc định đó là trách nhiệm của bố mẹ đối với họ. Ví dụ như cần mẹ nấu ăn, giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa, cho tiền chi tiêu, ngay cả việc yêu đương nhất nhất tuân theo các “nguyên tắc của mẹ”.

Ngay cả khi đã kết hôn, họ cũng không thể tự lập

Việc kết hôn chỉ là một sự thay đổi về đối tượng mà các Peter Pan phụ thuộc. Thay vì dựa dẫm vào bố mẹ thì kết hôn xong, họ sẽ dựa dẫm vào người bạn đời của mình. Thậm chí ngay cả khi có con cái, họ cũng từ chối thực hiện các công việc trong gia đình như dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con…

Họ cũng không thực sự chú tâm vào công việc làm, rất dễ bị thất nghiệp và thường từ chối đi làm kiếm tiền. Nếu gặp khó khăn tài chính, họ vẫn chỉ có một biện pháp là yêu cầu bố mẹ hoặc bạn đời gánh vác cho mình.

Nguyên nhân dẫn tới hội chứng Peter Pan

Phụ huynh bảo bọc và che chở con quá mức

Các bậc phụ huynh bảo bọc con mình quá mức, cản trở đứa trẻ phát triển theo đúng quy luật tự nhiên. Những người bố mẹ này bảo vệ, chiều chuộng con của mình đến mức đứa trẻ thiếu kỹ năng sinh tồn, trở nên ỷ lại vào bố mẹ và không dám bước ra đối diện với cuộc sống.

Kết quả, dù tuổi tác có lớn lên thì người con vẫn là đứa trẻ yếu đuổi trong vòng tay bố mẹ. Hơn thế, đó còn là đứa trẻ ích kỉ, xem mình là trung tâm, buộc thế giới xung quanh phải xoay vòng theo mình.

Vai trò giới trong xã hội hiện đại

Nguyên nhân phổ biến thứ hai là do sự chuyển biến của vai trò giới trong xã hội hiện đại. Người phụ nữ ngày nay không chỉ đảm nhận trách nhiệm chăm lo trong gia đình mà họ đồng thời họ còn phát triển sự nghiệp riêng của mình, trở nên độc lập, mạnh mẽ và gánh vác được nhiều vai trò cùng lúc.

Vô hình chung, sự giỏi giang và đa nhiệm của người phụ nữ khiến người đàn ông phai mờ nhận thức về vai trò trụ cột của mình trong gia đình, dần dần trở nên thiếu trách nhiệm, không quan tâm người khác nhưng vẫn đòi hỏi được phục tùng.

Một số nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác cũng liên quan đến hội chứng Peter Pan có thể kể đến như sự cô đơn, các vấn đề rối loạn lo âu hoặc rối loạn nhân cách, chấn thương tâm lý từ thời thơ ấu, áp lực kinh tế…

Phòng ngừa hội chứng Peter Pan từ trong gia đình

Như đã nhắc đến trong phần trước, lối sống trong gia đình, đặc biệt làm mối quan hệ bố mẹ-con cái hay mối quan hệ vợ-chồng là những nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng Peter Pan ở người trưởng thành. Vì vậy, việc thực hiện lối sống khoa học với cách quan tâm chăm sóc phù hợp giữa các thành viên trong gia đình sẽ giúp hạn chế sự gia tăng số người mắc hội chứng Peter Pan trong xã hội.

hội chứng peter pan

Cụ thể, các bậc phụ huynh cần nhận thức đúng đắn về cách nuôi dạy con cái. Bên cạnh việc yêu thương chăm sóc, bố mẹ cũng cần tùy theo độ tuổi của trẻ mà từng bước dạy trẻ các kỹ năng sinh tồn, ý thức tự lập, tinh thần trách nhiệm. Trong quá trình đứa trẻ lớn lên, bố mẹ phải dần dần giảm bớt vòng tay bảo bọc của mình để con cái có cơ hội trưởng thành, trở thành một người độc lập trong xã hội.

Trong mối quan hệ hôn nhân, người vợ và người chồng cũng cần cân bằng vai trò của cả hai người trong việc gách vác trách nhiệm gia đình. Dù là công việc nội trợ trong nhà hay làm việc kiếm tiền bên ngoài, cả vợ và chồng đều cần chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau thực hiện. Từ đó, mỗi người đều tự nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình, cũng biết quan tâm chăm sóc các thành viên trong gia đình một cách đúng đắn.

Mọi thông tin liên hệ xin vui lòng truy cập website hoặc liên hệ với đội ngũ bác sĩ/chuyên gia tâm lý để nhận được lời khuyên hữu ích nhất.

Đọc thêm: Erotomania Là Gì ? Hội Chứng Hoang Tưởng Người Khác Yêu Mình

Về tác giả

author
Thành Nguyễn

Hiện đang nghiên cứu chuyên sâu về các kiến thức liên quan tới tâm lý học và bệnh tâm lý. Anh cũng đang làm Marketing và Content Creator cho Bacsitamly.

Bài viết liên quan

18 tháng 04, 2022
Existential Crisis Là Gì? Cách Vượt Qua Khủng Hoảng Hiện Sinh
17 tháng 04, 2022
Thất Tình Là Gì? Cách Giúp Bạn Vượt Qua Những Cảm Xúc Tồi Tệ Nhất
Bệnh tâm lý phổ biến
tc

Trầm cảm

rlla

Rối loạn lo âu

aacc

Ám ảnh cưỡng chế

sctl

Sang chấn tâm lý

Đăng kí để nhận thông báo về những bài viết mới nhất

Đặt lịch khám, tư vấn tâm lý

Đăng ký thành công

Bạn đã đăng kí đặt lịch khám / tư vấn thành công.

Bacsitamly sẽ hỗ trợ bạn đặt lịch sớm nhất có thể

ĐỒNG Ý
1900 1246 Bản đồ
Liên hệ Zalo Hellodoctors.vn