Thành Nguyễn
Hiện đang nghiên cứu chuyên sâu về các kiến thức liên quan tới tâm lý học và bệnh tâm lý. Anh cũng đang làm Marketing và Content Creator cho Bacsitamly.
Từ thời xa xưa cách đây từ hàng nghìn năm cho đến hàng triệu năm từ khi con người biết săn bắn và hái lượm cho đến khi loài người biết hình thành nên tính cách, nhân cách và tâm lý con người. Tại đây đã đánh dấu mốc quan trọng cho quá trình hình thành và phát triển của não bộ con người. Não bộ con người được cho là một “thí nghiệm” rất diệu kỳ.
Mà cho đến tận ngày nay các nhà tâm lý vẫn chưa thể nào tìm ra nguyên nhân của các hội chứng tâm lý phức tạp. Đặc biệt phải nói đến đó chính là “hội chứng Stockholm”. Đây là một hội chứng hết sức đặc biệt, bởi nó được lấy tên từ một vụ án có thật trên thực tế. Cùng Bác sĩ tâm lý tìm hiểu về Hội chứng thông qua bài viết sau đây nhé!
Hội chứng Stockholm hay còn có tên gọi khác là “quan hệ bắt cóc”. Hội chứng này được giải nghĩa là nạn nhân bị bắt cóc, bị giam giữ trong một khoảng thời gian dài, lâu ngày sẽ hình thành nên quan hệ tình cảm, phát sinh một loạt các trạng thái tâm lý khác nhau từ sợ hãi, căm thù cho đến yêu thương, đồng cảm và ra sức bảo vệ tình cảm này.
Mặc nhiên chúng ta đều biết rằng mối quan hệ tình cảm phát sinh này là hết sức vô lý, không có tính thuyết phục bởi trên thực tế nếu con tin bị giữ lâu ngày sẽ hình thành nên trạng thái sợ hãi, căm ghét và tiều tụy về mặt sức khỏe.
Nhưng ở trong trạng thái của Hội chứng này con tin lại phát sinh tình cảm với người giam giữ mình bởi vô tình họ đang nhầm lẫn giữa hành vi hành hạ của tên bắt cóc với lòng tốt của hắn.Hệ thống quản lý dữ liệu bắt cóc FBI ước tính có đến 10% nạn nhân có biểu hiện của hội chứng Stockholm.
Hội chứng Stockholm không chỉ xuất hiện ở những nạn nhân có trạng thái tâm lý yếu mà nó xuất hiện ở bất cứ đâu và ở bất kỳ ai nếu nó nằm trong quan hệ vô cùng thân thiết hoặc là gần gũi. Trong đó một bên là tên bắt cóc đánh đập dã man thậm chí là hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần nhưng nạn nhân vẫn giữ cho mình tình cảm phát sinh trong quá trình bị giam giữ.
Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để minh chứng cho sự tồn tại của căn bệnh này. Đặc biệt trong số đó là giả thuyết của Anna Freud. Trong quá trình bị tra tấn hoặc hành hạ, nạn nhân có trạng thái tâm lý phát sinh tình cảm với kẻ đang hành hạ mình. Hay hiểu theo một cách khác đó chính là sự đồng cảm của bản thân nạn nhân với kẻ bắt cóc.
Bằng sự đồng cảm này nạn nhân lấy đó là cách để mình vượt qua nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, cùng vượt qua cám dỗ, chia sẻ chung những trạng thái tâm lý với kẻ hành hạ. Xem đó là bản ngã để bảo vệ mình. Nhưng họ lại quên mất rằng mình đang bị đe dọa vậy nguyên nhân là do đâu?
Đến tận ngày nay có rất nhiều lời giải thích được đưa ra để minh chứng cho nguyên nhân xuất phát của hội chứng này. Nhưng ẩn đằng sau căn bệnh tâm lý phức tạp này là nguyên nhân bí ẩn chưa có lời giải đáp xác minh tính đúng đắn của nó. Ngay cả các nhà tâm lý học và thậm chí là các nhà tâm lý học tội phạm nổi tiếng cũng nhận định rằng, căn bệnh này chỉ phát tác khi gặp một trong số những trường hợp sau:
Với các nguyên nhân được cho là khởi nguồn của hội chứng Stockholm vậy làm sao để chúng ta có thể phân biệt được hội chứng này.
Với các hội chứng tâm lý khác tuy đã được kiểm nghiệm, thí nghiệm nhiều làn mới có thể đưa ra được kết quả chính xác nhưng với Hội chứng Stockholm được nhận dạng với 3 triệu chứng riêng biệt như sau:
Những biểu hiện trên thường xảy ra khi nạn nhân đang bị giam giữ trong điều kiện hoàn cảnh tương tự, lo sợ rằng mình sẽ bị giết bị đe dọa. Nhưng cảm xúc của con người tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh sống cụ thể.
Kẻ bắt cóc có thể lạm dụng sự dối đãi tốt của mình để lợi dụng lòng tin với nạn nhân buộc nạn nhân phải khai các thông tin cần thiết hoặc dâng hiến tất cả cho hắn,…Đó chính là đòn tâm lý mà tên bắt cóc sử dụng để mua chuộc nạn nhân. Từ đó, sự nhận thức của nạn nhân bắt đầu thay đổi, trạng thái từ xấu trở thành tốt lâu dần trở nên tin tưởng tuyệt đối.
Bạn có biết Hội chứng Stockholm được lấy tên từ vụ cướp ngân hàng Kreditbanken khét tiếng tại thủ đô của Thụy Sĩ, theo đó bốn nhân viên ngân hàng đi bắt giữ làm con tin cho tên cướp từ ngày 23 đến ngày 28 tháng 8 năm 1973.
Đặc biệt trong khoảng thời gian bị giam giữ cùng tên cướp bốn cô gái bỗng trở nên gắn bó với tên cướp về mặt tình cảm. Mặc dù đã được giải thoát nhưng bốn cô gái này từ chối nhận sự giúp đỡ,một mặt lên tiếng bảo vệ tên cướp này trước giới truyền thông và cảnh sát.
Sau đó các nhà tâm lý học và tâm thần học đã tham gia điều tra và đưa ra rất nhiều thí nghiệm để chứng minh sự tồn tạo của hội chứng tâm lý phức tạp này.
Sau khi đã cho ra rất nhiều các kết quả phân tích và gán cho hội chứng cái tên bắt nguồn từ chính hoàn cảnh của nó. Đến nay hội chứng đã trả qua hơn 6 thập kỷ và tình trạng này xảy ra khi con tin phát triển mối quan hệ khăng khít với người giam giữ hoặc lạm dụng họ trong khoảng mộ thời gian dài.
Tuy hội chứng đã có mặt từ rất lâu và tồn tại trên nhiều thập kỷ qua nhưng cho đến tận ngày nay chưa được giám định hay công nhận bởi ICD hay DSM. Các nghiên cứu trên về Hội chứng Stockholm này đều được khảo nghiệm từ các chuyên gia tâm thần học mà nên. Vậy giải pháp của căn bệnh này là gì?
Thông thường các hội chứng Stockholm đều xảy ra khi nạn nhân bị bắt cóc, hoặc bị cưỡng đoạt tình dục, tuy nhiên hội chứng này cũng là hệ quả của những hoàn cảnh trong quá khứ hay các mối quan hệ thực tại như:
Những nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những nạn nhân bị lạm dụng tình dục thường có xu hướng gắn kết tình cảm với kẻ đã lạm dụng mình. Ngoài ra còn là cưỡng dâm, loạn luân, khủng bố về thể chất lẫn tinh thần.
Những kẻ lạm dụng thường xuyên sử dụng các chiêu trò như dụ dỗ để khiến nạn nhân trở nên bớt sợ hãi hoặc nếu nạn nhân chống cự sẽ tiến hành các thủ đoạn dã man thậm chí là giết hại. Đặt trong các hoàn cảnh éo le như vậy, nạn nhân trở nên bối rối và không thể nào hiểu được bản chất tiêu cực của mối quan hệ.
Những kẻ bị buôn bán phụ thuộc hoàn toàn vào tên đứng đầu, nạn nhân đòi hỏi phải cung cấp thức ăn, nước uống, hoặc các vật dụng sinh hoạt khác,… đáp ứng được các tiêu chí này nạn nhân lầm tưởng giữa lòng tốt và sự đe dọa. Dần dần phát triển cảm xúc tích cực và tin vào họ cho rằng bảo vệ họ cũng chính là bảo vệ chính mình.
Đây là mối quan hệ đặc biệt và cũng là một trong những mối quan hệ khó nhận biết nhất đối với nạn nhân. Vận động viên đang tự nhủ rằng hành vi lạm dụng của huấn luyện viên là xuất phát từ lợi ích của họ vì muốn nạn nhân tốt lên từng ngày. Nhưng theo nghiên cứu vào cuối năm 2018, cuối cùng có thể trở thành một trong những mối quan hệ gây nên Hội chứng Stockholm.
Cũng như các hội chứng xuất phát từ tâm lý khác, tư vấn hoặc điều trị theo các phương pháp trị liệu sau chấn thương giúp giảm bớt tức thời các nỗi đau về tinh thần, ví dụ như lo lắng và trầm cảm. Biện pháp này sẽ đem lại kết quả hữu hiệu về sau tuy vậy nhưng chu trình của nó sẽ cần một khoảng thời gian tương đối dài.
Các nhà tâm lý học và tâm thần học kết hợp với các nhà trị liệu có thể hướng dẫn cho nạn nhân các cơ chế đối phó lành mạnh. Ngoài ra các nhà trị liệu còn có công cụ giúp nạn nhân hiểu những gì đang xảy ra hồi phục lại tinh thần trong trạng thái tỉnh táo bớt hoãng loạn và tiến hành duy trì cảm xúc tích cực.
Bên cạnh đó để điều trị tối ưu hội chứng này cần phải có quá trình lâu dài ngoài ra cần phải có sự gắn bó lâu dài giữa nhà tâm lý đối với bệnh nhân.
Hội chứng Stockholm được mệnh danh là hội chứng tâm lý phức tạp. Bởi nó không phải là một chẩn đoán sức khỏe tâm thần mà là một cơ chế đối phó của cơ thể, một kháng cự bảo vệ mình theo một cách tự nhiên lâu dần đã trở thành một hội chứng tâm lý phức tạp.
Bác sĩ tâm lý đã cùng bạn đi tìm hiểu những nguyên nhân, triệu chứng và biểu hiện của Hội chứng Stockholm. Hy vọng bài viết trên sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ trợ cho bạn đọc của Bacsitamly và mong rằng bạn có thể nhận biết và tránh xa hội chứng này để đem lại một sức khỏe tốt cho bản thân.
==> Xem thêm: Hyperthymesia: Khi Bạn Có Thể Nhớ Chi Tiết Mọi Thứ Trong Cuộc Đời