Bulimia Nervosa – Hội Chứng Rối Loạn Ăn Uống Có Nguy Hiểm Không?

Nguyệt Hoàng
22 tháng 11 2021

Bulimia là một chứng rối loạn ăn uống nghiêm trọng, có khả năng đe dọa tới tính mạng. Những người mắc chứng cuồng ăn có thể ngấm ngầm ăn một lượng lớn thức ăn mà không kiểm soát được và sau đó cố gắng loại bỏ lượng calo thừa theo cách không lành mạnh.

Để loại bỏ calo và ngăn ngừa tăng cân, những người mắc chứng bulimia có thể sử dụng các phương pháp khác nhau. Ví dụ, bạn có thể thường xuyên tự gây nôn mửa hoặc lạm dụng thuốc nhuận tràng, thực phẩm chức năng giảm cân, thuốc lợi tiểu hoặc bạn có thể sử dụng các cách khác để loại bỏ calo và ngăn ngừa tăng cân, chẳng hạn như nhịn ăn, ăn kiêng nghiêm ngặt hoặc tập thể dục quá mức.

Nếu bạn mắc chứng Bulimia, có lẽ bạn đang bận tâm về cân nặng và hình dáng cơ thể của mình. Bạn có thể tự đánh giá mình một cách nghiêm khắc vì những khuyết điểm mà bạn tự nhận thấy. Bởi vì nó liên quan đến ngoại hình chứ không phải việc ăn uống. Nhưng điều trị hiệu quả có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn, ăn uống lành mạnh hơn và đẩy lùi các biến chứng nghiêm trọng.

Triệu chứng của chứng bulimia

Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng bulimia có thể bao gồm:

  • Bận tâm về hình dáng và cân nặng của bạn
  • Sống trong nỗi sợ tăng cân
  • Nhiều lần ăn một lượng lớn thức ăn bất thường trong một bữa 
  • Cảm thấy mất kiểm soát khi ăn uống vô độ – như bạn không thể ngừng ăn hoặc không thể kiểm soát những gì bạn ăn
  • Ép bản thân nôn mửa hoặc tập thể dục quá sức để không tăng cân sau 
  • Dùng thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu hoặc thụt tháo sau khi ăn khi không cần thiết
  • Nhịn ăn, hạn chế calo hoặc tránh một số loại thực phẩm giữa các bữa ăn
  • Sử dụng thực phẩm chức năng hoặc các sản phẩm thảo dược quá mức để giảm cân

Mức độ nghiêm trọng của chứng cuồng ăn được xác định bằng số lần bạn cố giảm cân mỗi tuần, thường ít nhất một lần một tuần trong ít nhất ba tháng.

Muốn biết bạn có bị rối loạn ăn uống không? Làm bài test tại đây

Bulimia - Rối loạn ăn uống

 

Nguyên nhân của chứng Bulimia

Nguyên nhân chính xác của chứng bulimia là không rõ. Nhiều yếu tố có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của rối loạn ăn uống, bao gồm di truyền, sinh học, sức khỏe cảm xúc, kỳ vọng của xã hội và các vấn đề khác.

Trẻ em gái và phụ nữ có nhiều khả năng mắc chứng bulimia hơn trẻ em trai và đàn ông. Chứng bulimia thường bắt đầu vào cuối tuổi thiếu niên hoặc đầu tuổi trưởng thành.

  • Sinh học: Những người có họ hàng thân cận (anh chị em, cha mẹ hoặc con cái) mắc chứng rối loạn ăn uống có thể dễ mắc chứng rối loạn ăn uống hơn, cho thấy có thể có mối liên hệ di truyền. Thừa cân khi còn nhỏ hoặc thanh thiếu niên có thể làm tăng nguy cơ.
  • Các vấn đề tâm lý và tình cảm: Các vấn đề tâm lý và cảm xúc, chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc rối loạn sử dụng chất kích thích có liên quan chặt chẽ với chứng rối loạn ăn uống. Trong một số trường hợp, các sự kiện sang chấn và căng thẳng môi trường có thể là những yếu tố góp phần gây ra.
  • Ăn kiêng: Những người ăn kiêng có nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống cao hơn. 

Các biến chứng của chứng Bulimia

Chứng bulimia có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Suy nghĩ tiêu cực và các vấn đề với các mối quan hệ và hoạt động xã hội
  • Mất nước, có thể dẫn đến một số bệnh như suy thận
  • Các vấn đề về tim, chẳng hạn như nhịp tim không đều hoặc suy tim
  • Sâu răng và bệnh nướu răng
  • Kinh nguyệt không đều ở phụ nữ
  • Vấn đề về tiêu hóa
  • Lo lắng, trầm cảm, rối loạn nhân cách hoặc rối loạn lưỡng cực
  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy
  • Tự gây thương tích, suy nghĩ tự tử hoặc tự sát

Rối loạn ăn uống

Điều trị hội chứng rối loạn ăn uống

Đến gặp bác sĩ

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng ăn vô độ nào, hãy tìm kiếm trợ giúp y tế càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị, chứng cuồng ăn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.

Nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm thần về các triệu chứng và cảm giác háu ăn của bạn. Nếu bạn ngần ngại tìm cách điều trị, hãy tâm sự với ai đó về những gì bạn đang trải qua, cho dù đó là bạn bè hay người thân, giáo viên hay người khác mà bạn tin tưởng. Họ có thể giúp bạn thực hiện những bước đầu tiên để điều trị chứng cuồng ăn thành công.

Giúp đỡ người thân mắc hội chứng rối loạn ăn uống

Nếu bạn nghĩ rằng một người thân yêu có thể có các triệu chứng của chứng bulimia, hãy thảo luận cởi mở và trung thực về những lo lắng của bạn. Bởi vì hầu hết những người mắc chứng cuồng ăn thường có cân nặng bình thường hoặc hơi thừa cân, nên người khác có thể không thấy rõ rằng có điều gì đó không ổn. Những biểu hiện tiêu biểu mà gia đình và bạn bè có thể nhận thấy bao gồm:

  • Thường xuyên lo lắng hoặc phàn nàn về việc béo
  • Có hình ảnh cơ thể bị méo mó, tiêu cực quá mức
  • Liên tục ăn một lượng lớn thức ăn bất thường trong một lần, đặc biệt là những thức ăn mà người đó thường tránh
  • Ăn kiêng nghiêm ngặt hoặc nhịn ăn sau khi ăn uống quá độ
  • Không muốn ăn ở nơi công cộng hoặc trước mặt người khác
  • Đi vệ sinh ngay sau khi ăn
  • Tập thể dục quá nhiều
  • Có vết loét, sẹo hoặc vết chai trên khớp ngón tay hoặc bàn tay
  • Có răng và nướu bị tổn thương
  • Thay đổi trọng lượng
  • Sưng ở bàn tay và bàn chân
  • Sưng mặt và má do các tuyến phì đại

ăn uống vô độ

Phòng ngừa hội chứng rối loạn ăn uống (Bulimia)

Mặc dù không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa chứng ăn uống vô độ, nhưng bạn có thể hướng ai đó đến hành vi lành mạnh hơn. Đây là cách bạn có thể giúp:

  • Giúp họ xây dựng sự tự tin theo những cách khác ngoài vẻ bề ngoài của họ.
  • Có những bữa cơm gia đình thường xuyên, thú vị.
  • Tránh nói về cân nặng ở nhà. 
  • Không khuyến khích ăn kiêng, 
  • Gặp bác sĩ để xác định các dấu hiệu ban đầu của chứng bulimia  và giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.

Nếu bạn nhận thấy một người thân hoặc bạn bè có nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống, hãy cân nhắc khéo léo nói chuyện với người thân về những vấn đề này.

Về tác giả

author
Nguyệt Hoàng

Nguyệt hiện là Thạc Sĩ ngành tâm lý tại trường Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn. Nguyệt đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu cũng như tìm hiểu sâu về các bệnh tâm lý, tâm lý hành vi,...

Bài viết liên quan

18 tháng 04, 2022
Existential Crisis Là Gì? Cách Vượt Qua Khủng Hoảng Hiện Sinh
17 tháng 04, 2022
Thất Tình Là Gì? Cách Giúp Bạn Vượt Qua Những Cảm Xúc Tồi Tệ Nhất
Bệnh tâm lý phổ biến
tc

Trầm cảm

rlla

Rối loạn lo âu

aacc

Ám ảnh cưỡng chế

sctl

Sang chấn tâm lý

Đăng kí để nhận thông báo về những bài viết mới nhất

Đặt lịch khám, tư vấn tâm lý

Đăng ký thành công

Bạn đã đăng kí đặt lịch khám / tư vấn thành công.

Bacsitamly sẽ hỗ trợ bạn đặt lịch sớm nhất có thể

ĐỒNG Ý
1900 1246 Bản đồ
Liên hệ Zalo Hellodoctors.vn