Nguyệt Hoàng
Nguyệt hiện là Thạc Sĩ ngành tâm lý tại trường Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn. Nguyệt đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu cũng như tìm hiểu sâu về các bệnh tâm lý, tâm lý hành vi,...
Ở mỗi một giai đoạn của đời người chúng ta gắn với các giai đoạn phát triển tâm lý khác nhau. Ở các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi, chúng ta sẽ có mô hình phát triển tâm lý chung. Nếu ở các giai đoạn này, chúng ta không kịp nhận thức và điều chỉnh tâm lý theo hướng tích cực. Chúng ta sẽ dễ gặp các chứng bệnh liên quan đến tâm lý.
Theo lý thuyết phát triển tâm lý xã hội Erikson, mỗi người trong đời sẽ chia thành 8 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ được gắn với những đặc điểm phát triển tâm lý chung bao gồm 4 yếu tố cơ bản: đặc điểm chung, mối quan hệ chính, khủng hoảng tâm lý xã hội, câu hỏi sống còn.
Bản chất của phát triển tâm lý ở các giai đoạn được tâm lý học nhìn nhận như một vấn đề gắn liền với bản ngã. Với các câu hỏi và trả lời về thế giới nội tâm cá nhân từ vấn đề thể chất đến tâm lý và sau cùng nó gắn với các giá trị xã hội. Trong đó vai trò của yếu tố niềm tin và tinh thần ảnh hưởng khá lớn đến quá trình trưởng thành về nhận thức của mỗi người.
Giai đoạn sơ sinh người ta gọi đó là sự phát triển tâm lý tin tưởng hay ngờ vực. Người đóng vai trò quan trọng để hình thành tâm lý này của trẻ là người mẹ. Những đứa trẻ nhận được sự chăm sóc yêu thương, chúng sẽ trưởng thành với sự tự tin hơn về bản thân. Và ngược lại, chúng sẽ dễ rơi vào trạng thái ngờ vực về thế giới.
Trẻ sơ sinh cũng sẽ trải qua các khủng hoảng tâm lý về vấn đề này: tin tưởng hay không nên tin tưởng. Căn cứ vào biểu hiện và trạng thái của người mẹ, chúng sẽ quyết định đến tâm lý chung của đứa trẻ.
Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn phát triển của ý chí, đứa trẻ sẽ định hình tâm lý tự chủ hay hổ thẹn. Trẻ lúc này đã thoát lệ thuộc hoàn toàn vào mẹ, vai trò chăm sóc của người bố tăng lên. Chúng bắt đầu giai đoạn học cách tự làm mọi việc và hỏi bản thân liệu có ổn không. Đa số các bậc phụ huynh đều quản lý khá chặt con cái vào giai đoạn này. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về năng lực ý chí của trẻ.
Bố mẹ cần khuyến khích trẻ tự làm mọi việc, điều đó sẽ tốt cho sự hình thành nhân cách sau này của chúng. Đồng thời, điều đó cũng giúp trẻ củng cố niềm tin vào bản thân nhiều hơn vào các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi tiếp theo.
Từ đại diện cho tâm lý giai đoạn này là ý muốn. Khi trẻ bắt đầu thành thạo hơn về thế giới, chúng bắt đầu xuất hiện những khái niệm về ý muốn. Đồng thời chúng sẽ xuất hiện cảm quan về sự chủ động hay thụ động trong việc đạt được ý muốn của mình. Bố mẹ giai đoạn này nên khuyến khích trẻ được thực hiện những điều chúng muốn. Nhưng cũng đồng thời, dạy cho trẻ kiên nhẫn để đạt được các mục tiêu của mình.
Trẻ 4 đến 5 tuổi sẽ có nhận thức mạnh mẽ rằng nếu chúng đòi hỏi nhiều sẽ được bố mẹ chiều chuộng. Nên bạn cần phải có giải pháp giáo dục và điều chỉnh thích đáng với con.
Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn trẻ phát triển về năng lực. Chúng sẽ rất thích nếu được bố mẹ khuyến khích phát triển năng lực và sở thích cá nhân. Bạn hãy để trẻ được phát triển năng lực tự nhiên của chúng.
Hỗ trợ con mình được phát triển năng lực mà chúng muốn có. Việc kìm hãm phát triển năng lực của trẻ sẽ để lại sự rối loạn về phát triển tâm lý. Trẻ dễ có tâm lý tự ti, không tin vào năng lực của mình.
Mối quan hệ bạn bè, nhà trường và hàng xóm là những mối quan hệ khiến trẻ quan tâm nhiều hơn. Chúng cũng bắt đầu tò mò hơn về thế giới xung quanh, và muốn biết mình có năng lực đặc biệt gì khác với mọi người.
Giai đoạn này trẻ sẽ phát triển một cách vô thức nhận thức về vai trò xã hội. Các mối quan hệ của trẻ với bạn bè sẽ ngày một nhiều hơn. Sự phát triển về năng lực, khiến trẻ định hình về vai trò mà nó muốn đảm nhận trong tương lai. Chúng cũng có thể trải qua các giai đoạn khủng hoảng về vai trò xã hội, để giúp chúng phân biệt được vai trò xã hội nào sẽ phù hợp với bản thân.
Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn người trẻ phát triển tâm lý về tình yêu. Các vấn đề tâm lý giới phát triển và các mâu thuẫn phát sinh trong tình yêu. Tôi có thể yêu người như thế nào? Tại sao tôi lại yêu được. Đa số chúng ta sẽ ổn định nhận thức của mình về tình yêu trong giai đoạn từ 20-30, một số muộn hơn. Cho đến khi chúng ta hiểu được cảm nhận và ý thức được lý do khiến chúng ta yêu thích một người nào đó.
Giai đoạn trung niên là sự quan tâm. Khi chúng ta cam kết mối quan hệ lâu dài và xác định người chúng ta muốn gắn bó lâu dài. Chúng ta phát triển tâm lý về gắn kết và chia sẻ. Giai đoạn này chúng ta muốn bồi dưỡng và nuôi trồng cho thế hệ sau. Cảm giác muốn trở thành người hữu ích hơn cho xã hội.
Giai đoạn về già chúng ta có 2 kịch bản: một là viên mãn, hai là tuyệt vọng. Giai đoạn này gần như là kết quả của một chuỗi dài những sự kiện chúng ta đã trải qua trong đời. Chúng ta chiêm nghiệm nhiều hơn về cuộc sống và hướng về cuộc sống bình lặng và an yên.
Cùng với mối quan hệ chính mà mỗi giai đoạn họ trải qua, các tác động của bản thân cái tôi lên môi trường xung quanh thì nhận thức về bản ngã cũng theo đó phát triển. Tâm lý học nhìn nhận sự hài hòa giữa cái tôi và xã hội là tiêu chí bình thường của chu trình phát triển tâm lý. Trong quá trình đó, nếu nhận thức và tinh thần của cá nhân bị ảnh hưởng hoặc đi lệch khỏi quỹ đạo chung, người đó sẽ bị xem là mắc các chứng bệnh về tâm lý.
Trên đây là các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi. Từ bài viết bạn sẽ hình dung tốt hơn, bản thân cần chuẩn bị tâm lý để thích ứng ra sao với sự phát triển tự nhiên bên trong về bản ngã của chính mình. Nếu bạn có người thân gặp các vấn đề tâm lý, bạn nên khuyên họ tìm đến các giải pháp điều trị tâm lý tích cực bằng cách tìm gặp các chuyên gia và bác sĩ tâm lý để được điều trị phù hợp.
Quý khách có nhu cầu tư vấn thêm thông tin, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline 0985532236 hoặc liên hệ với chuyên gia/bác sĩ tâm lý để nhận được hỗ trợ nhanh nhất và kịp thời.
Xem thêm:
==> Tâm lý tuổi dậy thì ở nữ giới và những điều cha mẹ nên làm
==> Tâm lý tuổi dậy thì ở nam giới và những điều cha mẹ cần biết