Nguyệt Hoàng
Nguyệt hiện là Thạc Sĩ ngành tâm lý tại trường Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn. Nguyệt đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu cũng như tìm hiểu sâu về các bệnh tâm lý, tâm lý hành vi,...
Bạn đang đối mặt với những áp lực trong công việc, thi cử nhưng bản thân lại luôn cảm thấy mệt mỏi, mất động lực và bế tắc vì không biết bắt đầu từ đâu? Bạn cảm thấy bản thân vô dụng, luôn không đuổi kịp bước tiến của những người xung quanh? Vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về top 8 cách tạo động lực làm việc hiệu quả, nâng cao hiệu suất trong công việc ngay trong bài viết dưới đây!
Khi bước vào giai đoạn trưởng thành, học tập và làm việc liên tục trong thời gian dài đôi lúc sẽ khiến bạn bị mất động lực hoặc mất đi định hướng trong công việc. Điều này sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của bạn và thâm chí khiến bạn bị sa sút, đánh mất đi cơ hội thắng tiến trong công việc.
Do đó, mỗi người chúng ta nên tự biết cách học tập, tìm hiểu về các phương pháp để tạo động lực khi đối mặt với những áp lực trong thi cử, áp lực công việc, mất đi động lực để làm mọi việc. Việc tự tạo ra động lực để cố gắng sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, tạo ra giá trị cho bản thân và xã hội.
Nhằm đem đến cho bạn đọc những giải pháp tạo động lực hữu ích nhất, chúng tôi đã tổng hợp 8 phương pháp thú vị để bạn tự tạo động lực mỗi ngày. Cụ thể, hãy tìm hiểu về những phương pháp này ngay dưới đây!
Việc suy nghĩ về công việc như một điều khó có thể thực hiện được sẽ khiến bạn mất đi rất nhiều động lực để tiếp tục. Vì vậy, cách tốt nhất để bạn bước tiếp, hoàn thành công việc chính là đối đầu với công việc đó bằng một tinh thần thoải mái nhất.
Bạn có thể tự tạo động lực bằng cách nghĩ rằng khi hoàn thành công việc đó, bạn sẽ tích lũy được thêm rất nhiều kiến thức và giúp bản thân bước gần hơn đến mục tiêu đã đề ra. Thay vì nghĩ về những khó khăn và điều tồi tệ, bạn hãy nghĩ về những điều tuyệt vời khi hoàn tất công việc đó. Việc suy nghĩ đơn giản hóa một công việc phức tạo chắc chắn sẽ có tác dụng hữu ích nhằm tạo động lực trong làm việc.
Bạn được giao nhiệm vụ quan trọng nhất định phải hoàn thành trong ngày hoặc trong tuần? Nhưng mục tiêu đó quá quan trọng và bạn không biết nên bắt đầu từ đâu? Điều này khiến bạn mất đi động lực và sự tự tin.
Trong những lúc như vậy, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn chính là chia công việc đó thành những công việc nhỏ. Các nhà tâm lý học quản lý đã chỉ ra rằng, việc phân chia công việc thành những mục tiêu nhỏ không những giúp bạn hoàn thành mục tiêu, có thêm động lực để làm việc mà còn góp phần giúp bạn rèn luyện thêm được kỹ năng quản lý.
Bằng phương pháp này, bạn sẽ biết chia đầu việc và sắp xếp thời gian để hoàn thành, xác định được đâu là mục tiêu trọng tâm quan trọng, đâu là những mục tiêu bổ trợ.
Khi đã có được phương hướng làm việc và không còn đối mặt với mục tiêu lớn ban đầu nữa thì chắc chắn bạn sẽ có thêm động lực, bắt đầu với những ý tưởng nhỏ mà bản thân có thể thực hiện được mà không gặp quá nhiều khó khăn.
Việc ngẩn ngơ suy nghĩ xem trưa nay ăn gì? Nghĩ xem cuối tuần này đi chơi ở đâu chắc hẳn sẽ không tiếp thêm cho bạn động lực làm việc mà chỉ khiến bạn trở nên phân tâm hơn. Do đó, thay vì việc quan tâm và suy nghĩ quá nhiều đến những việc vô bổ kể trên thì bạn nên loại bỏ những suy nghĩ đó ra khỏi đầu, đồng thời bỏ qua những công việc không đem lại ý nghĩa hay giá trị cho bạn trong thời gian làm việc.
Khi được giao một nhiệm vụ nào đó để hoàn thành thì cách tốt nhất để tạo động lực cho bạn chính là tập trung vào phân tích và bắt tay làm ngay lập tức. Đương nhiên, trong lúc làm việc thì bạn không nên nghĩ đến việc không thật sự quan trọng để bị phân tâm.
Cách tạo động lực làm việc hiệu quả nhất mà bạn nên hướng tới chính là nghỉ ngơi hợp lý. Do đó, lời khuyên hữu ích cho bạn chính là rèn luyện thói quen nghỉ ngơi đúng giờ, tắt các thông báo liên quan đến công việc để thực sự tận hưởng cuộc sống của bản thân.
Làm việc hiệu quả không có nghĩa là chúng ta làm việc 24/24 và không quan tâm đến sức khỏe và cuộc sống của bản thân. Hãy tạo nên thói quen hợp lý như ngưng trả lời các email công việc sau 8h tối và thời gian sau đó sẽ là thời gian bạn dành cho gia đình, người thân. Khi có sức khỏe thể chất và tinh thần ổn định thì chắc chắn bạn sẽ có thêm động lực để tiếp tục cố gắng cống hiến cho công việc với trạng thái tuyệt vời nhất.
Thông thường, mọi người thường bị mất động lực làm việc sau khi nghiên cứu và phân tích rõ mục tiêu của công việc và có một thời gian đủ dài để chuẩn bị. Điều này sẽ khiến đa phần mọi người chủ quan, cảm thấy việc khó nên không muốn làm.
Tuy nhiên, thay vì việc lo lắng, chần chờ và không muốn bắt đầu thì bạn nên ngay lập tức nhập cuộc sẵn sàng làm việc. Hãy tự tạo động lực cho mình bằng cách bắt đầu làm và nghĩ về những ý tưởng, nghĩ về khoảnh khắc hoàn thành công việc để cố gắng.
Khi bạn cảm thấy khối lượng công việc hiện tại quá lớn và bản thân không thể hoàn tất được. Mọi thứ trở nên quá tải làm bạn không biết phải bắt đầu làm từ đâu thì lúc này, cách tốt nhất bạn nên làm để tạo động lực làm việc chính là dành ra một buổi cuối tuần để ngồi lại, sau đó kiểm tra lại hiệu quả làm việc của bản thân. Từ việc xem xét và phân tích khả năng làm việc, có thể bạn sẽ tìm ra được nguyên nhân khiến hiệu suất công việc giảm, từ đó biết cách để cân bằng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên biết cách từ chối những công việc không thuộc về mình hoặc không phải chuyên môn của mình. Việc ôm cùng lúc quá nhiều công việc không những khiến bạn mất đi động lực mà còn biến bạn trở thành một người vô trách nghiệm hoặc một người không có năng lực.
Việc cơ thể mệt mỏi quá sức hoặc gặp một sự cố về sức khỏe tinh thần cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mất đi động lực làm việc vốn có. Vì vậy, khi phát hiện sức khỏe không ổn định thì bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và uống thuốc để cải thiện sức khỏe thể chất.
Trong trường hợp bạn mất động lực làm việc vì những sự kiện ảnh hưởng đến tinh thần như mất đi một người thân, đổ vỡ trong chuyện tình cảm, áp lực từ gia đình… Vậy thì hãy dành ra một chút thời gian để nghỉ ngơi. Khi có được tinh thần ổn định thì chúng ta mới có thể tập trung và có động lực làm việc hiệu quả.
Sau một chuỗi thời gian dài cố gắng, nỗ lực vì một mục tiêu quan trọng nào đó và hoàn tất công việc. Bạn nên xây dựng thói quen tự khen, tự thưởng cho bản thân những món quà ý nghĩa hoặc mua một món đồ mình đang cực kỳ tâm đắc.
Việc thưởng cho bản thân khi làm tốt sẽ giúp bạn có thêm động lực để cố gắng hơn và nhanh chóng hoàn thành tốt công việc. Những lúc chán nản, tuyệt vọng hoặc bế tắc không muốn tiếp tục thì bạn cũng có thể nghĩ về thành quả đạt được để lấy lại tinh thần và cố gắng. Nếu cảm thấy khó khăn hãy liên hệ với các bác sĩ/chuyên gia để có những lời khuyên hữu ích và giúp bạn tạo động lực hiệu quả cao.
Hy vọng những chia sẻ về top 8 cách tạo động lực nêu trên đã góp phần giúp bạn có thêm những giải pháp hữu ích để lấy lại tinh thần làm việc khi bản thân bị mất động lực cố gắng. Cuối cùng, hãy cố gắng biết cách cân đối giữa công việc và nghỉ ngơi để có được sức khỏe thể chất và tinh thần ổn định, luôn sẵn sàng cố gắng vì công việc được giao.