Hội Chứng Sợ Xã Hội: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Cần Biết

Nếu bạn thường xuyên sợ hãi quá mức trong các tình huống giao tiếp, đó có thể là dấu hiệu của hội chứng sợ xã hội, hay còn gọi là ám ảnh sợ xã hội, hoặc rối loạn lo âu xã hội. Đây là một dạng bệnh trong nhóm bệnh về rối loạn lo âu, xảy ra phổ biến ở lứa tuổi thiếu niên và thanh niên.

Việc thống kê tỉ lệ người mắc hội chứng sợ xã hội thực tế gặp nhiều khó khăn. Do có nhiều người không tìm đến cơ sở chuyên môn để được giúp đỡ nên ban đầu tỉ lệ thống kê bệnh này khá nhỏ. Ngoài ra, vì các tiêu chuẩn chẩn đoán ám ảnh sợ xã hội có nhiều điểm chung với các rối loạn khác nên dễ xảy ra nhầm lẫn và làm cho kết quả thống kê không thật sự thể hiện thực tế khách quan. 

Hội chứng sợ xã hội hay ám ảnh sợ xã hội là gì?

Hội chứng sợ xã hội là một khái niệm để chỉ về tình trạng lo âu và sợ hãi quá mức đối với việc giao tiếp xã hội hoặc sợ bị mất mặt, xấu hổ trong các tình huống hàng ngày. Người mắc chứng sợ xã hội thường tìm mọi cách để tránh tương tác, tiếp xúc với bất kỳ ai. Nếu bị bắt buộc phải giao tiếp, họ thường dễ bị bối rối, kích động, lo âu, thậm chí là hoảng loạn.

Người bệnh luôn bị ám ảnh bởi việc bị người khác nhìn thấy, phê bình, chê cười và luôn lo sợ mình sẽ rơi vào tình huống nào đó xấu hổ, mất mặt. Hội chứng này có thể nghiêm trọng đến mức gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, chuyện học hành và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người mắc phải.

Một số tình huống mà người bị ám ảnh xã hội thường sợ hãi và tránh né:

  • Nói chuyện trước đám đông
  • Làm việc khi ai đó đang nhìn mình
  • Nói chuyện qua điện thoại 
  • Gặp người lạ
  • Hẹn hò
  • Ăn ở nơi công cộng hoặc ăn uống với người khác
  • Trả lời câu hỏi trong lớp học
  • Phát biểu trong cuộc họp
  • Biểu diễn trên sân khấu hoặc trước mặt người khác

Nỗi sợ của những người mắc phải hội chứng này thường biểu hiện qua các dấu hiệu thể chất như hồi hộp, khó thở, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, đỏ mặt, buồn nôn, đau dạ dày, run rẩy, tránh giao tiếp bằng mắt… Khi nói chuyện, họ thường bị giảm khả năng diễn đạt và khó bình tĩnh để tập trung suy nghĩ.

Hội chứng sợ xã hội

Dấu hiệu đặc trưng của hội chứng sợ xã hội

Sự lo âu, bối rối là tâm trạng vô cùng phổ biến ở con người, ai cũng có lúc gặp phải. Việc bất an khi sắp gặp người lạ hay phát biểu trước đám đông là điều bình thường và dễ hiểu. Tuy nhiên, người mắc chứng ám ảnh sợ xã hội lại xuất hiện tình trạng lo âu đến mức bất bình thường và trong một thời gian dài trước khi sự kiện giao tiếp diễn ra.

  • Họ có thể mất ăn, mất ngủ, căng thẳng hàng tuần, hàng tháng trời trong quá trình chuẩn bị cho một hoạt động ở nơi đông người.
  • Họ không ngừng tưởng tượng ra những tình huống xấu hổ, bẽ mặt mình có thể sẽ gặp phải và bị mọi người phê bình, chê trách.
  • Người bệnh thường ghi nhớ rất rõ những sự kiện mà bản thân mình bị xấu hổ trước đám đông như bị giáo viên phê bình trước lớp,
  • Bị bố mẹ mắng trước họ hàng hoặc bị phạm lỗi ở nơi công cộng. 
  • Sợ các tình huống xã hội yêu cầu người bệnh phải tương tác, giao tiếp với người khác, bộc lộ bản thân mình và đối mặt trực tiếp với đối phương. Bản chất của nỗi sợ này chính là quá lo sợ bị người khác đánh giá. Nỗi sợ hãi này khiến cho người chịu nó cảm thấy rất khó chịu, đau khổ, vì vậy họ buộc phải tìm mọi cách để tránh né.
  • Việc chịu đựng nỗi sợ khi giao tiếp xã hội trong một thời gian dài có thể gây ra căng thẳng, hoảng loạn. 
  • Sợ những tình huống đặc trưng như phát biểu trước đám đông, ăn uống trước mặt người khác hoặc sử dụng nhà vệ sinh công cộng. 

sợ đám đông

Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ xã hội

  • Lý do xuất hiện và phát triển chứng ám ảnh sợ xã hội vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng đó có thể là sự kết hợp giữa các yếu tố sinh học và môi trường sống. 
  • Về mặt di truyền, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một số biến thể gen có khả năng liên quan đến hội chứng sợ xã hội. Một số vùng não có liên quan đến sự sợ hãi và lo lắng cùng với chất serotonin trong não (có tác dụng điều chỉnh tâm trạng) cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn đang được khoa học nghiên cứu tìm hiểu cụ thể hơn.
  • Ở khía cạnh xã hội, môi trường sống với những trải nghiệm tiêu cực có thể là một nguyên nhân quan trọng. Ví dụ như gia đình nhiều mâu thuẫn, thường bị bắt nạt, đã từng bị lạm dụng, công việc gây ra căng thẳng thần kinh liên tục…
  • Ngoài ra, một người có tính cách nhút nhát hoặc có kỹ năng xã hội yếu cũng có thể dễ bị rối loạn lo âu xã hội

Ám ảnh sợ xã hội thường xuất hiện ở lứa tuổi từ thiếu niên đến thanh niên. Bác sĩ có thể chẩn đoán một người mắc hội chứng này nếu người đó xuất hiện các triệu chứng đặc trưng trong vòng ít nhất 6 tháng. Nếu không được điều trị, ám ảnh sợ xã hội có thể kéo dài đến mãn tính, gây ra nhiều tác hại cho đời sống và sức khỏe người bệnh.

sợ xã hội

Các liệu pháp điều trị hội chứng sợ xã hội

Liệu pháp tâm lý

Thứ nhất là liệu pháp tâm lý, cụ thể là liệu pháp nhận thức – hành vi. Đây là biện pháp tác động để người bệnh điều chỉnh những nhận thức sai lệch của mình, kiểm soát suy nghĩ để vượt qua nỗi sợ hãi. Bác sĩ sẽ đưa ra các bải tập để người bệnh sẽ tập làm quen, tiếp xúc, đối mặt mới những gì họ lo sợ và né tránh cho đến khi sự lo âu của họ dần dần giảm bớt.

Liệu pháp này cũng có có thể được tiến hành theo nhóm, tập trung những người có cùng những vấn đề chung. Những người bệnh hiểu rõ bệnh của nhau nên có thể giúp đỡ nhau tăng hiệu quả điều trị. Các chương trình rèn luyện kỹ năng xã hội cũng có ích cho người mắc chứng ám ảnh sợ xã hội.

Chữa trị bằng thuốc

Thứ hai là liệu pháp chữa trị bằng thuốc cũng đóng vai trò quan trọng. Các loại thuốc chống trầm cảm như SSRI được đánh giá là hiệu quả và không cản trở liệu pháp hành vi – nhận thức.

Yếu tố quan trọng trong quá trình chữa trị hội chứng sợ xã hội là phải kiên nhẫn là linh hoạt áp dụng biện pháp phù hợp với từng người. Không có một quy trình tiêu chuẩn nào là phù hợp cho tất cả người bệnh. Bác sĩ và bệnh nhân cần phải trao đổi kỹ lưỡng, lập kế hoạch điều trị phù hợp và liên tục đánh giá từng lộ trình để có điều chỉnh kịp thời.

Có thể nói, mật độ dân số càng ngày càng đông đúc nhưng tỉ lệ người có xu hướng hoạt động một mình cũng càng ngày càng tăng vì xã hội hiện đại gây ra cho họ rất nhiều lo âu căng thẳng. Hội chứng sợ xã hội là một rối loạn phổ biến trong bối cảnh như vậy.

Chúng ta cần hiểu đúng về những chứng rối loạn lo âu này để giúp bản thân và gia đình giữ gìn một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc. Nếu bạn thấy mình mắc một trong số những dấu hiệu trên thì hãy liên hệ với đội ngũ bác sĩ/chuyên gia tâm lý của chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ và điều trị kịp thời.

Các Phương Pháp Điều Trị Rối Loạn Lo Âu Điển Hình Bạn Nên Biết

Từ lâu, rối loạn lo âu đã được biết đến là một trong những chứng bệnh tâm lý điển hình có ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hiểu được mức độ nghiêm trọng của rối loạn lo âu nên bác sĩ tâm lý xin phép được giới thiệu đến bạn đọc một số thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề chẩn đoán và điều trị rối loạn lo âu ngay dưới đây!

Rối loạn lo âu là gì?

Về khái niệm, bạn có thể hiểu rối loạn lo âu là một nhóm bệnh tâm lý có thể hình thành nên phản ứng lo lắng và sợ hãi kéo dài liên tục. Việc lo lắng quá mức xuất hiện quá nhiều lần có thể khiến con người hình thành các hành vi trốn tránh khỏi các tác nhân gây lo lắng quá mức. Chúng ta có thể nhắc đến một số rối loạn lo âu điển hình dưới đây:

  • Rối loạn lo âu tổng quát
  • Chứng rối loạn hoảng sợ
  • Bệnh rối loạn lo âu xã hội
  • Ám ảnh sợ chuyên biệt
  • Chứng sợ hãi

rối loạn lo âu

Phương pháp chẩn đoán rối loạn lo âu

Để các bác sĩ và chuyên gia tâm lý đưa ra cách điều trị rối loạn lo âu phù hợp nhất với trạng thái tâm lý của bệnh nhân, bước đầu tiên bạn cần trải qua khi xuất hiện những triệu chứng của rối loạn lo âu chính là thực hiện các chẩn đoán chuyên môn.

Cụ thể, bạn có thể tìm đến các chuyên gia, bác sĩ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần để tìm hiểu về dấu hiệu lo lắng của bản thân, mức độ nghiêm trọng của vấn đề để tìm ra giải pháp điều trị kịp thời.

Chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần sẽ có trách nghiệm kiểm tra các dấu hiệu tiềm ẩn thông qua việc trao đổi, trò chuyện hoặc kiểm tra bằng thiết bị y tế để có những chẩn đoán chính xác nhất. Hiện nay, các chuyên gia thường áp dụng hai phương pháp chẩn đoán rối loạn lo âu phổ biến bao gồm:

Đánh giá tâm lý

Với phương pháp đánh giá tâm lý, chuyên gia sẽ tiến hành trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến chứng rối loạn lo âu của người bệnh, từ đó đưa ra những chẩn đoán sơ bộ về vấn đề của bệnh nhân cũng như hoạch định ra một số nguy cơ tiềm tàng nếu như vấn đề còn tiếp diễn trong tương lai, chẳng hạn như lo âu quá mức có thể hình thành trầm cảm hoặc lạm dụng hóa chất…

bác sĩ tâm lý

Sử dụng bảng đánh giá DSM- 5

Các tiêu chí trong sổ tay DSM- 5 sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần được xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ sẽ có tác dụng giúp các bác sĩ chẩn đoán được chính xác các triệu chứng của rối loạn lo âu.

Test rối loạn lo âu

Ngoài những phương pháp trên thì bạn hoàn toàn có thể làm 1 bài test để sàng lọc rối loạn lo âu. Kết quả của bài test có thể cho bạn biết bạn đang ở giai đoạn nào của rối loạn lo âu để có thể đi gặp chuyên gia / bác sĩ kịp thời.

Một số phương pháp điều trị rối loạn lo âu

Sau khi đã xác định được mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn lo âu với bệnh nhân, các chuyên gia và bác sĩ tâm lý sẽ xây dựng kế hoạch điều trị chi tiết để hỗ trợ người bệnh vượt qua khó khăn. Cụ thể, các phương pháp điều trị rối loạn lo âu sẽ bao gồm:

Điều trị bằng thuốc rối loạn lo âu

Trong quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ dựa vào tình hình bệnh của bạn cũng như cơ địa để đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó, nếu cần thiết thì bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc điều trị rối loạn lo âu. Chúng ta có thể nhắc đến một số loại thuốc rối loạn lo âu dưới đây:

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm hiện đại (SSRI và SNRI) thường là những loại thuốc đầu tiên được kê cho người bị rối loạn lo âu. SSRI bao gồm một số loại thuốc điều trị trầm cảm như escitalopram( Lexapro) và fluoxetine (Prozac). SNRIs bao gồm duloxetine (Cymbalta) và venlafaxine (Effexor).

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có thể kê đơn một số loại thuốc chống trầm cảm đặc biệt cho bệnh nhân với chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs). Tuy nhiên, loại thuốc này thường ít được kê đơn bởi chúng bao gồm một số tác dụng phụ như làm tụt huyết áp, gây khô miệng, mờ mắt, bí tiểu hoặc thậm chí là không an toàn cho một số người.

Bupropion

Đây là một loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị chứng lo âu mãn tính. Loại thuốc này hoạt động khác với thuốc chống trầm cảm hiện đại SSRI và SNRI.

Benzodiazepin

Bác sĩ có thể kê một trong những loại thuốc Benzodiazepin nếu bạn đang có cảm giác hoảng sợ hoặc rối loạn lo âu kéo dài dai dẳng. Thuốc Benzodiazepin có tác dụng rất tốt giúp bạn giảm lo lắng tạm thời, tiêu biểu là thuốc Alprazolam và Clonazepam.

Các loại thuốc Benzodiazepin sẽ hoạt động nhanh chóng, ổn định, tuy nhiên nếu bạn sử dụng thuốc dài ngày thì rất có thể gặp phải tình trạng bị phụ thuộc vào thuốc. Vì vậy, nếu sử dụng các loại thuốc Benzodiazepin thì bạn chỉ nên dùng tạm thời, không nên sử dụng quá lâu dài.

Thuốc chẹn beta

 Đây là loại thuốc điều trị rối loạn lo âu giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn nếu đang có các triệu chứng lo lắng về thể chất, chẳng hạn như tim đập nhanh, run rẩy, toát mồ hôi… Vì vậy, thuốc chẹn beta có thể giúp bạn thư giãn tạm thời trong cơn lo âu cấp tính.

Thuốc chống co giật

Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống co giật cho những bệnh nhân bị rối loạn lo âu có tiền sử bệnh động kinh. Thuốc sẽ làm giảm đến tối đa tình trạng co giật cũng như giảm triệu chứng lo âu ảnh hưởng đến thể chất của người bệnh.

Thuốc chống loạn thần

Thông thường, các bác sĩ thường sử dụng thuốc chống loạn thần với liều lượng thấp để giúp phương pháp điều trị rối loạn lo âu đạt được hiệu quả tốt nhất.

Buspirone (BuSpar)

Đây là một loại thuốc điều trị rối loạn lo âu mãn tính. Thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn để bệnh nhân sử dụng  loại thuốc này trong thời gian tốt nhất từ 3-5 tuần.

thuốc điều trị rối loạn lo âu

Điều trị rối loạn lo âu bằng biện pháp tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị rối loạn lo âu chủ yếu bằng cách trò chuyện, tư vấn. Bằng cách này, nhà tâm lý sẽ sử dụng chuyên môn tham vấn và trị liệu để giúp người bệnh tìm ra vấn đề ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của bản thân, từ đó gợi ý hoặc định hướng để tìm ra cách tự giải quyết vấn đề, đối mặt và cải thiện chứng rối loạn lo âu.

Thông thường, các chuyên gia tâm lý trị liệu sẽ sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi (CBT). Liệu pháp tâm lý này sẽ giúp bạn có phương pháp để biến đổi dần suy nghĩ, hành vi tiêu cực gây lo lắng thành những suy nghĩ tích cực hơn. Đồng thời, bạn sẽ tự tìm được cách tiếp cận, quản lý các tình huống gây nên tình trạng rối loạn lo âu, từ đó tìm được cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề của bản thân.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến phương pháp chẩn đoán cũng như cách điều trị rối loạn lo âu điển hình đang được các chuyên gia/bác sĩ tâm lý sử dụng để hỗ trợ bệnh nhân. Hy vọng qua những thông tin này, bạn đọc đã tích lũy được một số thông tin quan trọng về chứng rối loạn lo âu cũng như hiểu được cách điều trị chứng bệnh này theo tiêu chuẩn chuyên môn.

Triệu Chứng Rối Loạn Lo Âu Và Cách Giải Quyết Phù Hợp

Thực tế, lo lắng là một phản ứng hết sức bình thường của con người, tuy nhiên nếu tình trạng lo lắng diễn ra quá thường xuyên và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày của bạn thì đó cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn lo âu, một trong những căn bệnh tâm lý điển hình đang rất phổ biến hiện nay.

Như vậy, triệu chứng rối loạn lo âu cụ thể bao gồm những gì và làm sao để giải quyết triệt để tình trạng này? Hãy cùng chuyên gia của chúng tôi tìm hiểu ngay qua những nội dung dưới đây!

Triệu chứng rối loạn lo âu là gì?

Có thể nói, rối loạn lo âu là một loại bệnh tâm lý được đặc trưng bởi sự lo lắng, sợ hãi trong thời gian dài với một sự việc, đối tượng hoặc tình huống cụ thể nào đó. Người bệnh sẽ có xu hướng tránh né với tác nhân này để hạn chế sự lo lắng và sợ hãi của bản thân.

Trong trường hợp người bệnh không thể tránh né được hoàn toàn những tác nhân gây lo lắng, sợ hãi thì họ sẽ phải chịu căng thẳng trong thời gian dài, điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất của cá nhân, thậm chí có thể làm suy giảm chức năng sống của cá nhân.

Nếu các triệu chứng này không được kịp thời phát hiện cũng như áp dụng những phương pháp can thiệp phù hợp thì chắc chắn sẽ để lại những hệ lụy xấu, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người bị rối loạn lo âu, dẫn đến tình trạng sức khỏe tinh thần bị suy kiệt. Thậm chí, rối loạn lo âu cũng có thể biến đối thành bệnh trầm cảm, lo âu kéo dài khiến con người tìm đến cách tự sát để giải quyết vấn đề.

triệu chứng rối loạn lo âu

Một số triệu chứng rối loạn lo âu điển hình

Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chứng bệnh tâm lý này, hãy cùng chúng tôi tham khảo một số thông tin liên quan đến triệu chứng rối loạn lo âu điển hình qua những nội dung sau:

Lo lắng, căng thẳng quá mức

Một trong những triệu chứng rối loạn lo âu phổ biến nhất hiện nay chính là việc lo lắng một cách quá mức khi đối mặt với vấn đề. Những người bị rối loạn lo âu thường có sự lo lắng quá mức về các sự kiện trong cuộc sống. Nếu sự lo lắng này kéo dài liên tục mỗi tuần trong khoản 6 tháng và rất khó để cá nhân tự kiểm soát, khiến cá nhân khó tập trung để hoàn thành công việc, giao tiếp hàng ngày…thì rất có thể họ đang mắc chứng rối loạn lo âu.

Theo Hiệp hội Lo lắng và Trầm cảm Hoa Kỳ, rối loạn lo âu thường ảnh hưởng đến khoảng 6,8 triệu người Mỹ chiếm khoảng 3,1% dân số Hoa Kỳ mỗi năm. Trong đó, phụ nữ có nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu cao gấp đôi so với nam giới và chứng rối loạn này thường xảy ra cùng với chứng trầm cảm nặng. Do đó, việc phát hiện các triệu chứng bệnh kịp thời sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách rõ ràng.

Muốn biết bạn có bị rối loạn lo âu không? Làm bài test rối loạn lo âu tại đây

Bị kích động thường xuyên

Khi xuất hiện cảm giác lo lắng, một phần của hệ thần kinh giao cảm trong cơ thể người mắc chứng rối loạn lo âu thường có dấu hiệu hoạt động quá mức dẫn đến tình trạng bị kích động. Điều này dẫn đến tình trạng xuất hiện một số phản ứng cơ thể như:

  • Lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi
  • Run tay
  • Khô miệng
  • Run rẩy
  • Nhịp tim tăng nhanh

Những triệu chứng này xảy ra bởi vì bộ não của bạn tin rằng bạn đã cảm nhận được nguy hiểm và đang chuẩn bị để cơ thể phản ứng với mối đe dọa.

Cảm thấy bồn chồn

Có thể nói, bồn chồn là một triệu chứng tương đối phổ biến của rối loạn lo âu, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Khi họ cảm thấy bồn chồn, đa phần đều miêu tả bằng một cảm giác căng thẳng, không thể ngồi yên.

Mặc dù bồn chồn không xuất hiện ở tất cả những người mắc rối loạn lo âu nhưng đây chính là triệu chứng được các chuyên gia sử dụng để chẩn đoán bệnh kết hợp cùng một số triệu chứng khác. 

Thường cảm thấy mệt mỏi

Thông thường, chúng ta chỉ cảm thấy mệt mỏi khi làm việc quá sức và cảm giác này không xuất hiện thường xuyên. Tuy nhiên, đối với những người mắc chứng rối loạn lo âu thì mệt mỏi là một triệu chứng tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của con người.

Trong một số trường hợp, bạn sẽ thấy mệt mỏi sau khi xuất hiện cảm giác lo lắng, lo âu nhưng những người khác lại cảm thấy mệt mỏi thường xuyên kéo dài mọi lúc, mọi nơi.

căng thẳng lo âu

Khó tập trung

Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng triệu chứng rối loạn lo âu điển hình xuất hiện ở hầu hết mọi người chính là cảm giác cơ thể mất tập trung trong học tập, làm việc.

Cụ thể, một nghiên cứu trên 175 người lớn mắc chứng rối loạn lo âu cho thấy hầu hết 90% người được hỏi cảm thấy mất tập trung trong công việc, điều này cũng vô hình khiến con người thêm căng thẳng vì không thể hoàn thành tốt công việc.

Thường xuyên tỏ ra cáu gắt

Hầu hết những người bị rối loạn lo âu cũng cảm thấy bản thân thường cáu gắt quá mức, mặc dù những chuyện thường ngày không đáng để hình thành cảm giác khó chịu.

Một nghiên cứu vào năm 2015 được thực hiện ở Hoa Kỳ trên các thành thiếu niên mắc chứng rối loạn lo âu đã chứng minh được mối quan hệ rõ ràng giữa căn bệnh tâm lý này và phản ứng cáu gắt của con người.

Rối loạn giấc ngủ

Có thể nói, rối loạn giấc ngủ là một triệu chứng rối loạn lo âu điển hình. Đa phần, những người mắc chứng bệnh này thường rất khó để đi vào giấc ngủ, luôn trằn trọc mà không rõ lý do, thậm chí là thường xuyên thức dậy vào ban đêm.

Thông thường, các chuyên gia cũng thường lấy triệu chứng mất ngủ để chẩn đoán chứng rối loạn lo âu đi kèm với các triệu chứng khác. Bình thường, nếu bạn bị mất ngủ liên tục từ 10- 17 lần trong một tháng thì nên tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia để được hỗ trợ.

Thường xuất hiện các cơn hoảng loạn

Hiện nay, việc xuất hiện thường xuyên những cơn hoảng loạn không rõ lý do cũng là một triệu chứng rối loạn lo âu phổ biến. Cụ thể bao gồm những phản ứng cụ thể như:

  • Tim đập loạn nhịp
  • Đổ mồ hôi
  • Run sợ
  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Buồn nôn

Tránh né các tình huống xã hội

Những người đang mắc chứng rối loạn lo âu cũng thường có xu hướng tránh né xã hội để hạn chế xuất hiện tác nhân gây lo lắng, cụ thể cơ thể bạn sẽ hình thành những phản ứng sau:

  • Cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi về các tình huống xã hội sắp tới
  • Lo lắng bản thân có thể bị người khác đánh giá hoặc soi mói
  • Sợ bị xấu hổ hoặc bị “làm nhục” trước mặt người khác

căng thẳng mệt mỏi

Phương pháp để điều trị triệu chứng rối loạn lo âu

Mặc dù chứng rối loạn lo âu thực sự nguy hiểm nếu xuất hiện thường xuyên bên cạnh con người, tuy nhiên chứng bệnh tâm lý này hiện nay hoàn toàn có thể được cải thiện nếu người bệnh phát hiện kịp thời và tìm đến chuyên gia, bác sĩ để được hỗ trợ.

Cụ thể, hiện nay các bác sĩ tâm lý thường đưa ra 2 phương pháp để điều trị triệu chứng rối loạn lo âu bao gồm sử dụng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý. Cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc để điều trị rối loạn lo âu

Về cơ bản, thuốc thực sự không thể giúp điều trị dứt điểm rối loạn lo âu những hoàn toàn có tác dụng gây ức chế các phản ứng bệnh của bạn, từ đó có thể cải thiện các triệu chứng và giúp bạn hoạt động tốt hơn. Hiện nay, thuốc điều trị rối loạn lo âu có thể bao gồm một số loại như:

  • Chống lo âu: Chẳng hạn như benzodiazepines, có thể làm giảm triệu chứng lo lắng, hoảng sợ của bạn
  • Điều trị trầm cảm: Hỗ trợ điều chỉnh cách bộ não của bạn sử dụng một số hóa chất để cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng. 
  • Thuốc chẹn beta: Có thể giúp giảm một số triệu chứng thể chất của rối loạn lo âu như giảm nhịp tim nhanh, giảm huyết áp…

Sử dụng liệu pháp tâm lý để điều trị triệu chứng rối loạn lo âu

Có thể nói, liệu pháp tâm lý chính là phương pháp điều trị và cải thiện dần triệu chứng rối loạn lo âu đang được các chuyên gia tin tưởng sử dụng nhất trong thời gian gần đây. Cụ thể, chuyên gia sẽ lựa chọn liệu pháp điều trị phù hợp đối với thân chủ bao gồm:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Đây là liệu pháp tâm lý phổ biến nhất được sử dụng với chứng rối loạn lo âu. Với phương pháp này, nhà tâm lý sẽ thông qua việc trao đổi, trò chuyện để bạn nhận ra vấn đề gây nên cảm giác lắng. Sau đó, hướng dẫn bạn cách tự giải quyết vấn đề của mình.
  • Liệu pháp phơi nhiễm: Đây là phương pháp tập trung vào việc giải quyết những nỗi sợ đằng sau chứng rối loạn lo âu. Nó giúp bạn tham gia vào các hoạt động hoặc tình huống khiến bạn xuất hiện cảm giác lo lắng. Chuyên gia tâm lý sẽ từ những cơ sở đó hỗ trợ, điều hướng giúp bạn tự giải quyết vấn đề của mình.

Hy vọng với những chia sẻ trên về các triệu chứng rối loạn lo âu và phương pháp điều trị đã giúp bạn đọc phần nào hiểu rõ hơn về chứng bệnh này. Từ đó thông qua quan sát, cảm nhận để phát hiện kịp thời thay đổi và tìm đến chuyên gia/bác sĩ tâm lý để tìm sự trợ giúp đúng thời điểm. 

1900 1246 Bản đồ
Liên hệ Zalo Hellodoctors.vn