Existential Crisis Là Gì? Cách Vượt Qua Khủng Hoảng Hiện Sinh

Với sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực tâm lý xã hội, nhiều người bắt đầu tìm hiểu và quan tâm nhiều hơn đến trạng thái tâm lý cảm xúc của cá nhân khi đối mặt với một sự kiện hay vấn đề trong cuộc sống.

Trong những mối quan tâm đó, Existential crisis chính là một trong những thuật ngữ đang được nhiều người tìm hiểu trên các nền tảng mạng để hiểu hơn về tâm lý của chính mình và những người xung quanh. Như vậy, Existential crisis là gì và làm thế nào để chúng ta không bị ảnh hưởng bởi Existential crisis? Hãy cùng Bacsytamly tìm hiểu ngay qua những nội dung dưới đây!

Existential crisis là gì?

Hầu hết trong mỗi chúng ta, bất cứ ai cùng đều ít nhất một lần trải qua cảm giác lo lắng, căng thẳng vì những vấn đề trong cuộc sống ở một thời điểm nào đó. Với nhiều người, vấn đề gây căng thẳng đó có thể sẽ nhanh chóng được giải quyết nhưng với một số khác, vấn đề làm tăng sự căng thẳng đó có thể dẫn đến sự tuyệt vọng, khiến bản thân người đó tự đặt ra những câu hỏi về vị trí, năng lực của bản thân trong xã hội.

Existential crisis (khủng hoảng hiện sinh hoặc khủng hoảng mục đích theo nghĩa tiếng Việt) là khi bản thân tự đưa ra những câu hỏi như cuộc sống này có ý nghĩa gì? Mục đích sống của bản thân khi tồn tại là gì? Sự thay đổi lối suy nghĩ của bản thân khiến bạn đột nhiên muốn có toàn bộ câu trả lời cho những câu hỏi lớn của cuộc sống.

Việc tìm ý nghĩa và mục đích của cuộc sống không có gì là lạ. Tuy nhiên, khi đối mặt với Existential crisis thì chúng ta lại không thể tìm được câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề, khiến bản thân xuất hiện những xung đột bên trong, tự cảm thấy thất vọng về bản thân, cảm thấy bất an và không có mục đích sống rõ ràng.

Existantiall crisis

Một số dấu hiệu nhận biết Existential crisis (khủng hoảng hiện sinh)

Sau khi đã biết Existential crisis là gì và một số tác động tiêu cực của Existential crisis đến trạng thái tâm lý con người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một số dấu hiệu nhận biết sự xuất hiện của tình trạng khủng hoảng hiện sinh ở mỗi cá nhân dưới đây:

  • Bạn cảm thấy lo lắng liên tục: Khi đối mặt với khủng hoảng hiện sinh, bạn có thể trải qua cảm giác lo lắng quá mức tương tự như trầm cảm. Thông thường, bạn sẽ suy nghĩ nhiều hơn về mục đích của cuộc sống, lo lắng về tương lai…
  • Cảm xúc tiêu cực: Bạn có thể trải qua những cảm xúc tiêu cực khi nghĩ đến vấn đề, chẳng hạn như khóc nhiều hơn, tự trách bản thân mình, lo sợ tương lai và hối hận vì những quyết định trong quá khứ.
  • Cảm thấy mất động lực: Khi một người có mục đích rõ ràng, có lý tưởng sống thì họ sẽ có động lực để cố gắng. Tuy nhiên, một người đối mặt với khủng hoảng hiện sinh thường không tìm được mục đích hay lý tưởng sống cho bản thân. Điều này thường khiến bạn mất động lực để cống hiến và thấy bản thân vô giá trị.
  • Mức năng lượng thấp: Khủng hoảng hiện sinh cũng khiến bản thân chúng ta luẩn quẩn trong suy nghĩ về mục đích, tương lai… Từ đó cảm thấy mất đi năng lượng làm việc, không muốn di chuyển hoặc tham gia vào những hoạt động xã hội như trước đây. Thậm chí là luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, mất năng lượng.

Nguyên nhân của khủng hoảng hiện sinh

Nguyên nhân của Existential crisis ở mỗi cá nhân thường sẽ có sự khác nhau nhất định. Tùy thuộc vào cuộc sống, hoàn cảnh của mỗi người mà khủng hoảng hiện sinh sẽ tồn tại theo cách khác nhau. Tuy nhiên, thông thường thì trạng thái tâm lý này sẽ xuất hiện khi mỗi người chúng ta đối mặt với một sự kiện lớn trong cuộc đời, chẳng hạn như:

  • Bạn bị thất nghiệp hoặc phải thay đổi công việc
  • Mất đi người thân yêu
  • Được chẩn đoán mắc bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là bệnh hiểm nghèo
  • Đã từng đối mặt với trải nghiệm tồi tệ
  • Mang thai, sinh con và đối mặt với áp lực gia đình
  • Chịu đả kích sau cú sốc ly hôn

Ngoài ra, những đối tượng đối mặt với sức khỏe tinh thần dưới đây cũng có thể gặp phải tình trạng Existential crisis:

  • Hội chứng rối loạn lo âu
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
  • Rối loạn nhân cách ranh giới

Existantial crisis

Các loại khủng hoảng hiện sinh

Hiện nay, khủng hoảng hiện sinh hay khủng hoảng mục đích thường được chia làm nhiều nhóm tình trạng khác nhau. Cụ thể bao gồm:

Sợ hãi khi đối mặt với trách nghiệm

Những người quan tâm đến chủ nghĩa hiện sinh thường quan niệm rằng bản thân có sự tự do lựa chọn của riêng mình. Việc đưa ra lựa chọn sẽ đem đến sự thay đổi trong cuộc sống của bạn theo hướng tốt hơn hoặc xấu đi. Tuy nhiên, sự tự do này cũng đi kèm với trách nghiệm, tức là việc đưa ra lựa chọn nào đó sẽ phải đối mặt với trách nghiệm khi lựa chọn đó để lại hậu quả.

Chính vì vậy, người gặp khủng hoảng hiện sinh thường lo lắng khi phải đối mặt với sự khó khăn đó. Sự lo lắng sẽ bao trùm lấy bạn, khiến bạn luôn lo lắng vào thời điểm phải đưa ra lựa chọn. Vì vậy, bạn thường rất khó lựa chọn một điều gì đó và nếu lựa chọn sai, bạn sẽ tự trách mình, chìm đắm trong sai lầm đó một cách thái quá.

Khủng hoảng về cái chết

Khủng hoảng hiện sinh cũng có thể xuất hiện nhiều hơn ở cá nhân khi bước sang độ tuổi nhất định, đặc biệt là những người bắt đầu bước sang tuổi già hoặc đối mặt với thông báo về một căn bệnh nguy hiểm.

Chẳng hạn, những người bước qua tuổi 50 thường suy nghĩ nhiều hơn về thực tế cuộc sống đã trải qua, lo lắng về tương lai khi phải đối mặt với cái chết.

Những người mắc các căn bệnh hiểm nghèo khi phải đối mặt với sự sống và cái chết cũng thường gặp phải khủng hoảng hiện sinh bằng cách tự hỏi chính mình đã làm được gì, mục đích của bản thân là gì, làm sao để tiếp tục theo đuổi mục đích đó. Từ những vấn đề này, họ bắt đầu thu mình lại, lo sợ và không có động lực để tiếp tục.

Khủng hoảng với sự cô đơn

Khủng hoảng hiện sinh cũng có thể xảy ra khi bản thân bạn trải qua giai đoạn bị cô lập, cô đơn. Chẳng hạn, sự mất mát của người thân thiết trong gia đình chính là một trong những nguyên nhân quan trọng tác động, khiến bạn khủng hoảng vì đối mặt với sự cô đơn đột ngột.

Điều này vô tình khiến một cá nhân cảm thấy cuộc sống của họ vô nghĩa, không còn có động lực để sống tiếp hoặc làm việc khi người hiểu mình nhất đã rời xa mình.

Existantial crisis là gì

Khủng hoảng khi đối mặt với ý nghĩa của sự vô nghĩa

Khi chúng ta có mục đích trong cuộc sống, chúng ta sẽ có động lực để hy vọng và cố gắng. Tuy nhiên, khi đối mặt với khủng hoảng hiện sinh, chúng ta thường suy nghĩ cặn kẽ cuộc đời của mình, về những gì bản thân đã làm được và không làm được trong quá khứ. Từ đó, bạn có thể cảm thấy những việc mình làm bao lâu nay đều vô nghĩa và đặt câu hỏi về sự tồn tại của chính minh trong xã hội.

Khủng hoảng cảm xúc

Existential crisis khiến chúng ta có xu hướng giấu đi cảm xúc thật sự của mình khi đối mặt với những tác động tiêu cực. Chẳng hạn, bạn đang rất đau khổ vì thất tình nhưng lại cố tỏ ra mình vui vẻ, hạnh phúc khi kết thúc mối tình đó.

Việc cố gắng vui vẻ khi đối mặt với nỗi đau có thể khiến bạn đối mặt với cảm xúc hạnh phúc giả tạo. Từ đó biến bạn sống mãi trong trạng thái cảm xúc giả, tự “lừa mình, dối người”.

Một số phương pháp vượt qua khủng hoảng

Nhìn chung, Existential crisis là một trạng thái tâm lý tiêu cực khiến chúng ta nghĩ nhiều đến lý do bản thân tồn tại trên đời, lý tưởng của bản thân và tự thất vọng vì chính mình. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể cải thiện dần khi bản thân bạn kiên trì đối mặt với vấn đề.

Cụ thể, hãy thử tham khảo một số phương pháp vượt qua khủng hoảng hiện sinh dưới đây:

Thay đổi tư duy của bản thân

Điều quan trọng nhất hỗ trợ vượt qua khủng hoảng hiện sinh chính là việc thay đổi tư suy của bạn về sự lựa chọn và trách nghiệm với sự lựa chọn đó. Thay vì coi hậu của một sự lựa chọn là tồi tệ thì bạn nên xem đó là một trải nghiệm thực tế, là cơ hội để bạn nhận ra vấn đề và sửa đổi vào những lần tiếp theo. Việc thay đổi cách tư duy sẽ giúp bạn ít đối mặt với sự khủng hoảng hiện sinh hơn.

Kết nối với những người xung quanh

Existential crisis có thể xảy ra khi bạn mất kết nối với những người quanh. Vì vậy, khi kết nối với mọi người, trao đổi nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn sẽ giúp bạn có được trải nghiệm thú vị, từ đó cải thiện vấn đề khó khăn bản thân mình đang gặp phải.

Những người thân như bạn bè, gia đình cũng sẽ đem đến cho bạn những lời khuyên tốt nhất, là chỗ dựa tinh thần để vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ hiện sinh dẫn đến cảm giác tồi tệ xuất hiện trong thời gian dài trong vài thắng thì bạn nên tìm đến nhà trị liệu tâm lý để được chẩn đoán và có phương pháp giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.

Đừng nghĩ nhiều về quá khứ

Chúng ta thường chán bản khi nhìn vào quá khứ, đặc biệt là quá khứ đã từng đối mặt với thất bại. Vì vậy, cách tốt nhất để giải quyết vấn đề chính là không nhìn lại quá khứ, không đi theo cách lựa chọn ở quá khứ.

Hãy nghĩ tích cực hơn và thay vì nghĩ về quá khứ thì bạn nên nhìn về phía trước và những định hướng tương lai của mình. Đó chính là một cách đối mặt với tình trạng Existential crisis hiệu quả mà bạn có thể áp dụng với sự khủng hoảng của chính mình.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về tình trạng Existential crisis (Khủng hoảng hiện sinh). Hy vọng qua những chia sẻ này, bạn đọc đã hiểu Existential crisis là gì và biết thêm một số phương pháp hiệu quả để đối mặt và giải quyết tình trạng khủng hoảng hiện sinh của bản thân. 

Thất Tình Là Gì? Cách Giúp Bạn Vượt Qua Những Cảm Xúc Tồi Tệ Nhất

Là một con người có trái tim, có tình cảm, có cảm xúc nhưng bất cứ ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần đối mặt với cảm giác mất đi tình cảm lứa đôi, đó được gọi tắt là trạng thái thất tình. Khi thất tình, cảm xúc của mỗi người đa phần đều trở nên tồi tệ, buồn bã, không thể tập trung làm việc hay học tập… Như vậy, cụ thể thất tình là gì và thất tình ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của chúng ta? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua những nội dung dưới đây!

Thất tình là gì?

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về trạng thái thất tình ở con người. Tuy nhiên, nhìn chung nhất thì thất tình chính là cảm giác thất vọng, đau khổ, buồn bã khi chính thức kết thúc quan hệ cặp đôi hoặc bị người mình yêu từ chối. Bên cạnh đó, các bạn trẻ còn cho rằng yêu đơn phương và thấy người mình yêu ở trong mối quan hệ tình cảm với một người khác cũng được gọi là thất tình.

Khi đã hiểu thất tình là gì, chắc hẳn bạn cũng thắc mắc về những biến đổi cảm xúc trong quá trình thất tình. Thật ra, tùy thuộc vào sự sâu đậm trong đoạn tình cảm đó, phản ứng của một người khi đối mặt với sự thất tình sẽ khác nhau. Chẳng hạn, bạn có thể khổ sở tổn thương, vật lộn với cảm giác tồi tệ, suy sụp vì tình cảm. Thế nhưng có người lại bình tĩnh đối mặt, mỉm cười vì đã yêu hết mình và không hề tiếc nuối.

Thất tình là từ để miêu tả trạng thái cảm xúc của con người khi đối mặt với sự mất mát lớn trong tình yêu. Trạng thái này sẽ liên quan nhiều đến sự khó chịu trong tâm trí hơn là khó chịu về thể chất. Thế nên, nhiều người vẫn hay gọi thất tình chính là tâm bệnh và cần thời gian để từ từ chữa lành.  

thất tình là gì

Những trạng thái cảm xúc phổ biến khi bị thất tình

Mặc dù chúng ta biết thất tình là trạng thái đau khổ sau khi phải kết thúc một đoạn tình cảm. Thế nhưng mỗi người khi thất tình sẽ có một cấp độ cảm xúc khác nhau. Có những người bình tĩnh để đối mặt nhưng cũng có những người rơi vào tuyệt vọng, thậm chí là có suy nghĩ tự tử khi thất tình. Cụ thể, thất tình sẽ được chia làm 3 trạng thái khác nhau bao gồm:

  • Không che dấu được cảm xúc: Những người không có khả năng che dấu cảm xúc thường sẽ khóc rất nhiều khi thất tình. Họ cũng có xu hướng kể lể câu chuyện này với bạn bè, những người xung quanh, chia sẻ trạng thái buồn bã trên mạng xã hội. Nhìn chung, khi tiếp xúc với những người này thì bạn có thể nhận biết rằng họ đang thất tình.
  • Không cảm xúc: Những người khi thất tình mà không biểu lộ bất cứ cảm xúc nào không có nghĩa là họ không đau khổ. Thông thường, những người này đã đạt đến mức độ quá đau khổ vì thất tình, hụt hẫng và vô vọng. Vì vậy, họ sẽ bị rơi vào trạng thái không cảm xúc, không cười, không khóc, không chia sẻ với bất cứ ai về tình trạng của bản thân.
  • Biết cách che dấu cảm xúc của mình: Với những người thông minh trong việc che dấu cảm xúc thật, họ thường tỏ vẻ không sao, chia tay mối tình này thì sẽ có thể bắt đầu với mối tình khác tốt đẹp hơn. Thế nhưng, những lúc ở một mình thì họ lại rơi vào tâm trạng tồi tệ, khóc lóc và cô đơn khi nghĩ về đoạn tình cảm đó.

thất tình là gì

Dấu hiệu và tác động của thất tình đến cuộc sống của bạn  

Bên cạnh việc tìm hiểu thất tình là gì, chúng ta cũng nên biết đến những dấu hiệu thất tình và tác động của trạng thái tâm lý này đến cuộc sống bình thường, từ đó có thể tự hỗ trợ bản thân vượt qua khủng hoảng sau chia tay hoặc hỗ trợ những người xung quanh bạn vượt qua cảm giác tồi tệ khi thất tình. Cụ thể, thất tình sẽ tác động và khiến bạn trở nên:

Tính khí thất thường

Ở trạng thái này, bạn luôn cảm thấy tuyệt vọng, chán nản khi nghĩ vào tình yêu. Thậm chí còn cho rằng không có lý do gì thú vị để tồn tại khi thiếu vắng bóng hình của người đó. Sự khó chịu của bạn khi thất tình có thể được chuyển đổi từ trách móc người yêu cũ vào những người xung quanh.

Từ đó khiến mọi người có những đánh giá sai lệch về tính cách của bạn, ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ liên cá nhân xung quanh mình. Các chuyên gia còn gọi đây là quy luật di truyền trong cảm xúc.

Thất tình khiến bạn tự cô lập mình

Khi thất tình, có những cá nhân thường có xu hướng tách biệt mình ra khỏi thế giới để một mình sống với sự đau khổ và tuyệt vọng. Những hoạt động khiến bạn thích thú trước đây cũng không thu hút được bạn tham gia.

Việc cô lập chính mình có thể sẽ khiến bạn nghĩ đến hành vi tiêu cực, chẳng hạn như tự làm đau chính mình hoặc tự tử để giải thoát cảm xúc tồi tệ do thất tình.  

thất tình là gì?

Luôn ở trong trạng thái mệt mỏi

Việc thất tình cũng khiến bạn bị suy nhược cơ thể một cách rõ rệt vì suy nghĩ quá nhiều, chán ăn, mất ngủ… Tất cả những thay đổi này đều có tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất của bạn. Thậm chí, khi mất ngủ thường xuyên cũng làm giảm hiệu suất công việc, học tập.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế tạm thời

Khi bạn thất tình nhưng vẫn còn nuôi hy vọng có thể quay lại cùng người ấy thì bộ não sẽ điều hướng, thúc đẩy bạn thực hiện các hành vi cưỡng chế như liên tục kiểm tra đoạn chat, xem lại những hình ảnh hạnh phúc trong quá khứ.

Việc kiểm tra tin nhắn mỗi này sẽ nhằm mục đích trông ngóng xem có nhận được điện thoại của người ấy hay không. Mặc dù bản thân biết rõ không có bất cứ một tin nhắn nào nhưng tâm trí vẫn luôn thúc đẩy bạn thực hiện hành vi cưỡng chế là kiểm tra điện thoại.

Khóc lóc

Khóc là một trạng thái cảm xúc của thất tình hết sức bình thường và dễ dàng xảy ra với phụ nữ và số ít ở đàn ông. Việc chịu đựng tổn thương tình cảm quá lớn khiến bạn trở nên mẫn cảm hơn với các tình huống, đặc biệt là những đoạn phim tình cảm hay chứng kiến hình ảnh hạnh phúc của những cặp đôi khác. 

Làm gì khi bị thất tình?

Sau khi đã tìm hiểu được thất tình là gì thì chắc chắn bạn sẽ rất tò mò về cách chúng ta nên thực hành để đối mặt với thất tình, hạn chế đến tối đa tình trạng suy sụp vì tình cảm quá mức khiến ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Cụ thể, làm gì khi thất tình đê có lối được lối sống lành mạnh, hãy cùng chúng tôi tham khảo một số gợi ý dưới đây!

Tập cách quên đi những chuyện đã xảy ra

Một chuyện tưởng chừng như rất khó khăn nhưng nếu bạn kiên trì thì chắc chắn có thể thực hiện. Cụ thể, khi đối mặt với thất tình, việc đầu tiên bạn nên làm chính là học cách để quên đi người ấy bằng cách xóa mọi tin nhắn, xóa bỏ những thứ khiến bạn nghĩ đến sự tồn tại của người đó.

Mặc dù việc tập quên đi một người đã từng quan trọng là rất khó, thế nhưng khi bạn có đủ sự quyết tâm, nỗ lực quên đi đoạn ký ức đau buồn này thì sẽ nhanh chóng có được hạnh phúc thật sự trong tương lai. Bạn có thể nghĩ về những điều tồi tệ mà người đó đã đối xử với mình, từ đó an ủi bản thân rằng rời xa chính là lựa chọn tốt nhất, không việc gì phải hối tiếc một người không tốt với mình.

Cố gắng đừng liên lạc với người ấy nữa

Người yêu cũ sẽ mãi là cũ và khi đã cũ rồi thì bạn  nên cố quên, không nên liên lạc, không nên gặp lại người đó nữa để tránh dẫn đến cảm xúc đau buồn. Việc cố gắng liên lạc hoặc níu giữ người đó quay trở lại với trái tim không thuộc về mình là một hành động “ngốc nghếch” mà bạn nên loại bỏ ngay lập tức.

Việc không liên lạc, không còn bất cứ mối liên hệ nào với người ấy nữa chắc chắn sẽ có tác động tốt giúp bạn hoàn thành mục tiêu quên đi người ấy. Cho dù sau khi chia tay, bạn có thật nhiều điều muốn nói với người ấy nhưng người đó không muốn lắng nghe thì cũng hãy cố kìm nén lại. Chờ vào một thời điểm thích hợp để có thể nói ra những điều mình muốn trong tương lai khi bạn đã thực sự không còn tình cảm với người ấy.

Lạc quan nhìn về tương lai

Sẽ có những người cho rằng nói thì dễ nhưng làm thì khó, tâm bệnh đâu dễ để chữa lành trong ngày một ngày hai. Thế nhưng, khi có đủ thời gian và sự quyết tâm thì chắc chắn bản thân bạn sẽ có thể vượt qua khó khăn trước mắt và hướng đến tương lai tốt đẹp.

Hãy cố gắng dẫn dắt cảm xúc của bản thân, tìm đến công việc, những thú vui trong cuộc sống thay vì cứ mãi ở trong nhà uất nghĩ đến người ấy. Khi bạn có đủ mạnh mẽ và sự lạc quan tiến đến tương lai thì chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng vượt qua được giai đoạn tồi tệ này để thay đổi và tìm kiếm hạnh phúc thực sự thuộc về mình.

ngồi thiền thư giãn

Chia sẻ nhiều hơn với bạn bè thân thiết

Khi buồn bã vì thất tình hay công việc thì điều bạn nên làm nhất nhằm giải tỏa cảm xúc chính là chia sẻ với bạn bè. Bạn đừng cố gắng giữ kín cảm xúc tồi tệ mà hãy tìm đến gia đình, bạn bè để chia sẻ, để được lắng nghe và thấu hiểu.

Việc nói ra sẽ có tác dụng an ủi tinh thần rất tốt, giúp bạn thật sự vượt qua được khó khăn và cảm giác tồi tệ khi thất tình. Ngoài ra, những người thân thiết cũng sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bạn, giúp bạn tự tin vượt qua thử thách tình cảm ở hiện tại. Đồng thời, sự quan tâm của người thân cũng sẽ giúp bạn được an ủi khi luôn nhận được sự đồng hành, ở bên của người thân cho dù không có người ấy bên cạnh nữa.

Kết luận

Có thể nói, tùy theo kiểu tính cách của mỗi người và mức độ tổn thương của người đó, trạng thái thất tình sẽ có sự khác nhau nhất định ở mỗi người. Những người thất tình khóc lóc u uất, thể hiện rõ sự tổn thương thì tâm trạng của họ thường sẽ nhanh chóng được ổn định và tiếp nhận sự mất mát đó nhanh chóng hơn những người che dấu cảm xúc thật của mình, tự bản thân sống trong sự dày vò về tinh thần không thể thoát ra.

Hy vọng qua những chia sẻ nêu trên, bạn đã hiểu rõ hơn thất tình là gì và đồng thời biết phải làm gì khi thất tình. Từ đó có thể tự cân bằng cảm xúc của bản thân và vượt qua cú sốc trong tình cảm an toàn và có kinh nghiệm để bắt đầu với một cuộc tình khác trong tương lai. 

Bài viết liên quan: Tâm Lý Đàn Ông Sau Khi Chia Tay Mà Không Phải Cô Gái Nào Cũng Biết

Rối Loạn Dạng Cơ Thể (BDD) Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Là một hội chứng rối loạn tâm lý không thật sự phổ biến, rối loạn dạng cơ thể thường không được nhiều người biết đến vì những dấu hiệu không thật sự rõ ràng hoặc người bệnh cảm thấy điều đó là bình thường. Hiểu được sự bất cập đó, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát đến bạn đọc những kiến thức hữu ích liên quan đến rối loạn dạng cơ thể, đồng thời giới thiệu một số phương pháp điều trị rối loạn an toàn, hiệu quả.

Rối loạn dạng cơ thể là gì?

Rối loạn dạng cơ thể là một dạng rối loạn tâm thần, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh. Cụ thể, những người gặp phải các rối loạn này sẽ không thể ngừng suy nghĩ về một hoặc nhiều khiếm khuyết trong đặc điểm ngoại hình của bản thân. Những khiếm khuyết đó có thể rất nhỏ, người khác không thể nhìn thấy hoặc không quan tâm nhưng người bị rối loạn này luôn cảm thấy xấu hổ, lo lắng, thậm chí là không muốn ra ngoài tiếp xúc với xã hội.

Người bị rối loạn dạng cơ thể sẽ tập trung sự quan tâm nhiều vào ngoại hình, hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Họ luôn tìm đến sự hoàn hảo về ngoại hình và không bao giờ cảm thấy thỏa mãn với vẻ ngoài của bản thân.

Chính điều này khiến người bệnh có những hành vi lặp đi lặp lại như quan sát mình trong gương có thể liên tục trong vài giờ mà không thấy chán. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của người bệnh cũng như những người xung quanh nhưng không thể tự có cách giải quyết hiệu quả.

Hội chứng này sẽ tệ hại hơn khi người bị rối loạn dạng cơ thể cố gắng tìm hiểu về những phương pháp làm đẹp, thẩm mỹ để chỉnh sửa khuyết điểm trong mắt mình. Chỉnh sửa liên tục có thể dẫn đến biến dạng cơ thể mà người đó không nhận ra, biến “lợn lành thành lợn què” như ông cha ta đã nói trước đây.  

rối loạn dạng cơ thể

Những triệu chứng của rối loạn dạng cơ thể

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về hội chứng rối loạn tâm lý này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về một số dấu hiệu nhận biết khi bản thân bạn hoặc một người nào đó mắc rối loạn dạng cơ thể.

Chú ý cách ứng xử của người khác về ngoại hình bản thân

Bạn bị bận tâm quá mức về đặc điểm ngoại hình, những khuyết điểm trên cơ thể rất nhỏ, những khuyết điểm mà người khác không thể nhìn thấy được.

  • Luôn cho rằng bản thân có khuyết điểm về ngoại hình khiến bản thân trở nên xấu xí, dị dạng.
  • Cho rằng người khác luôn nhìn vào đằng sau mình và bàn tán về vẻ bề ngoài của bạn một cách tiêu cực, chế nhạo ngoại hình của bạn.
  • Có những hành vi cố gắng sửa chữa, che dấu một điểm nào đó bản thân người bị rối loạn cảm thấy chính là khuyết điểm gây mất tự tin. ( Hành vi soi gương, trang điểm đậm quá mức, cắt da, cắt tóc…)
  • So sánh ngoại hình của bản thân với người khác, luôn tự hỏi tại sao họ đẹp như vậy mà mình lại có quá nhiều khuyết điểm.
  • Tìm kiếm sự yên tâm về ngoại hình của bản thân từ những người xung quanh (cần những lời khen, lời động viên…)
  • Xu hướng cầu toàn quá mức (khác với ODC)
  • Tìm kiếm đến phẫu thuật thẩm mỹ, thậm chí là phẫu thuật liên tục để có được sự hài lòng.
  • Tránh xa xã hội, không muốn giao tiếp với những người xung quanh.

Chú ý quá mức về các bộ phận trên cơ thể

Khi bạn mắc rối loạn dạng cơ thể, sự tập trung của bạn có thể dồn quá mức vào một hoặc một số bộ phận trên cơ thể. Cụ thể bao gồm:

  • Khuyết điểm trên gương mặt như mũi, màu da, nếp nhăn, nốt ruồi, mụn trứng cá…
  • Khuyết điểm trên tóc như tóc quá mỏng, hói đầu, tóc khô xơ…
  • Kích thước vòng 1 không như kỳ vọng
  • Cơ quan sinh dục như kích thước dương vật
  • Nam giới sẽ chú ý nhiều đến cơ bắp

Có thể, những khuyết điểm trên các bộ phận này rất nhỏ và gần như không gây ra sự ảnh hưởng đến ngoại hình của bạn. Thế nhưng, người bị rối loạn dạng cơ thể vẫn luôn cảm thấy khó chịu, lo lắng và tự ti về bản thân, không thể kiểm soát.

rối loạn cơ thể là gì

Nguyên nhân gây nên rối loạn dạng cơ thể

Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được nguyên nhân thực sự gây nên rối loạn dạng cơ thể. Tuy nhiên, cũng có những giả thuyết cho rằng hội chứng tâm lý này có sự liên kết với hệ thống các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Rối loạn này thường xảy ra phổ biến ở những người bị mắc các loại rối loạn sức khỏe tâm thần khác như lo âu, trầm cảm…

Sau khi tìm hiểu, liên kết sự liên quan của những người mắc rối loạn dạng cư thể, người ta cho rằng hội chứng này có thể hình thành khi một cá nhân có những đặc điểm dưới đây:

  • Đã từng trải nghiệm sự kiện đau buồn, xung đột tình cảm ở giai đoạn ấu thơ.
  • Có lòng tự trọng thấp.
  • Thường xuyên chịu sự chỉ trích về ngoại hình từ những người xung quanh.
  • Phải đối mặt với những áp lực từ bạn bè, xã hội đề cao quá mức vẻ đẹp của ngoại hình. Người không có ngoại hình thường bị chê trách, trù dập.

Hội chứng này có thể xuất hiện ở bất cứ ai không phân biệt giới tính và tuổi tác. Chỉ cần họ chịu sự đả kích đủ lớn trong thời gian dài hoặc đối mặt với những áp lực tâm lý vô hình nào đó về vẻ ngoài thì hoàn toàn có thể gặp phải những rối loạn này.

Tác hại của rối loạn dạng cơ thể

Khi một người mắc rối loạn dạng cơ thể, những tác hại của hội chứng này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống bình thường của người bệnh và những người xung quanh. Cụ thể bao gồm những ảnh hưởng sau:

  • Là tiền thân của trầm cảm hoặc các rối loạn tâm trạng
  • Khiến người bệnh có suy nghĩ tự sát, hành vi tự sát
  • Rối loạn lo âu xã hội, rối loạn ám ảnh cưỡng chế
  • Rối loạn ăn uống
  • Hành vi tự hại như tác động vật lý lên da, tự cắt gọt gương mặt để đem đến sự thỏa mãn.
  • Nguy cơ biến dạng cơ thể vì can thiệp phẫu thuật.

Khi nào cần tìm đến sự trợ giúp từ chuyên gia?

Rối loạn dạng cơ thể thường sẽ không tự động thuyên giảm, thậm chí nếu bạn không có cách giải quyết phù hợp còn dẫn đến tình trạng nặng hơn, trở thành tác nhân gây nên trầm cảm, lo âu xã hội thậm chí là hành vi tự sát.

Tuy nhiên, nếu bạn gặp cùng lúc nhiều triệu chứng của dạng rối loạn này, tìm cách chỉnh sửa khuyết điểm, cảm thấy luôn bị soi xét… thì nên tìm đến chuyên gia để được chẩn đoán, phân tích trạng thái tâm lý và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Khi tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, họ sẽ có nghiệm vụ tiến hành chẩn đoán các triệu chứng của rối loạn bằng cách hỏi chuyện, đánh giá tâm lý, so sánh kết quả… cụ thể bao gồm:

  • Đánh giá về những yếu tố nguy cơ, suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi liên quan đến hình ảnh tiêu cực về bản thân của người bệnh.
  • Tìm hiểu về tiểu sử cá nhân, tiểu sử gia đình của người bệnh
  • So sánh các triệu chứng của bệnh nhân với Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần DSM-5 để chẩn đoán bệnh.

rối loạn dạng cơ thể

Điều trị rối loạn dạng cơ thể

Tùy thuộc vào mức độ rối loạn dạng cơ thể của bạn, bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp nhất. Đặc biệt, nếu có thể thì bác sĩ sẽ không chỉ định dùng thuốc để tránh tình trạng bạn phải đối mặt với các tác dụng phụ. Cụ thể, hiện nay các bác sĩ, chuyên gia tâm lý sẽ sử dụng những phương pháp dưới đây để điều trị rối loạn dạng cơ thể.

Liệu pháp tâm lý

Các liệu pháp tâm lý như nhận thức hành vi là phương pháp mà chuyên gia tâm lý sẽ trao đổi với thân chủ về những dấu hiệu rối loạn dạng cơ thể mà bản thân đang phải đối mặt. Từ đó có những chia sẻ, hỗ trợ thân chủ đối mặt và vượt qua vấn đề. Cụ thể, phương pháp này sẽ tập trung vào:

  • Giúp người bệnh có cách suy nghĩ tích cực hơn về khuyết điểm của bản thân, hạn chế cảm xúc tiêu cực.
  • Học cách để tự xử lý trạng thái tâm lý thúc giục dẫn đến hành vi tiêu cực. Chẳng hạn như ít soi gương lại, ít tìm kiếm sự trấn an, lời khen thưởng của người khác.
  • Hướng dẫn thân chủ thay thế bằng những hành vi tích cực, cải thiện sức khỏe tinh thần của người bệnh, dần dần giải quyết được vấn đề.

Đương nhiên, quá trình trị liệu không thể thay đổi người bệnh nhanh chóng trong ngày một ngày hai. Bản thân người gặp rối loạn dạng cơ thể và gia đình cũng cần có sự kiên trì với phác đồ điều trị, nghiêm túc thực hành theo hướng dẫn của chuyên gia để có được hiệu quả cải thiện tốt nhất.

Sử dụng thuốc

Trong tình trạng rối loạn làm ảnh hưởng quá mức đến hành vi của người bệnh, thậm chí là hình thành những hành vi không kiểm soát làm tổn thương bản thân và mọi người xung quanh thì bác sĩ tâm thần có thể chỉ định sử dụng thuốc kết hợp với liệu pháp tâm lý để đạt được hiệu quả trị liệu tốt nhất.

Cụ thể, bác sĩ có thể kê đơn, chỉ định để người mắc rối loạn dạng cơ thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây:

  • Các loại thuốc ức chế tái hấp thụ serotonin có chọn lọc ( SSRI): Rối loạn dạng cơ thể được xem xét là vấn đề tâm lý có liên quan đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não, cụ thể là serotonin. Do đó, những loại thuốc SSRI sẽ có tác dụng đem lại hiệu quả làm cải thiện tâm trạng, kiểm soát suy nghĩ tiêu cực và sự lặp đi lặp lại các hành vi.
  • Một số loại thuốc khác: Tùy vào trạng thái tâm lý của bệnh nhân, bác sĩ tâm thần có thể chỉ định những loại thuốc chống trầm cảm phù hợp nhất với từng cấp độ bệnh khác nhau.

Tự cải thiện bệnh tại nhà

Kết hợp với hai phương pháp điều trị có sự can thiệp của người có chuyên môn nêu trên, bạn cũng cần tích cực thay đổi hành vi, thói quen sinh hoạt tại nhà để đem đến tác động tích cực nhất. Cụ thể, hãy chú ý:

  • Bám sát phác đồ điều trị của bác sĩ, chuyên gia tâm lý.
  • Tìm hiểu nhiều hơn về chứng rối loạn của bản thân trên các kênh thông tin đại chúng.
  • Chú ý đến các dấu hiệu bệnh được cảnh cáo.
  • Thực hành chiến lược cải thiện hành vi đã được hướng dẫn.
  • Hoạt động thể chất nhiều hơn, tập quên đi những lo ngại trước mắt.
  • Làm quen với việc đối mắt với khuyết điểm, sống chung với khuyết điểm đó.

Trên đây là một số thông tin vô cùng hữu ích liên quan đến hội chứng rối loạn dạng cơ thể đang xuất hiện ngày càng phổ biến hiện nay và đem đến những tác động tiêu cực cho người bệnh và xã hội. Hy vọng qua những chia sẻ này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về rối loạn dạng cơ thể, nhận biết được các dấu hiệu bệnh và tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ, chuyên gia tâm lý trong thời gian sớm nhất. 

1900 1246 Bản đồ
Liên hệ Zalo Hellodoctors.vn