Cách Chữa Bệnh Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Chế Hiệu Quả Bạn Nên Biết

Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hãy tìm hiểu về những cách chữa bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế được chia sẻ bởi chuyên gia ngay trong bài viết dưới đây.

Sơ lược về rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Trước khi tìm hiểu về cách chữa bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bạn nên tìm hiểu một số thông tin cơ bản về OCD để hiểu rõ về bệnh, từ đó hiểu được tình trạng bệnh của bản thân.

Cụ thể, chúng ta có thể hiểu đơn giản rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một dạng rối loạn tâm thần tương đối đặc biệt với những hành vi điển hình là:

  • Sợ vi khuẩn, sợ ô nhiễm ( sợ bẩn).
  • Lặp đi lặp lại việc làm sạch một đồ dùng, rửa tay quá nhiều lần để đảm bảo sự sạch sẽ.
  • Sắp xếp đồ vật theo quy luật nhất định, cảm thấy khó chịu khi quy luật bị phá vỡ. Cần phải ngay lập tức sắp xếp lại, nếu không sẽ luôn nghĩ vấn đề đó không thể tập trung làm việc.
  • Liên tục kiểm tra mọi thứ (Kiểm tra cửa đã đóng hay chưa, kiểm tra bóng đèn đã tắt hay chưa…).

Nhìn chung, rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ đi kèm với những hành vi lặp đi lặp lại một cách vô thức của người bệnh. Điều này với người bệnh có thể không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, tuy nhiên những người xung quanh sẽ có cảm giác khó chịu, thậm chí bị ảnh hưởng bởi những hành vi đó.

rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Một số cách chữa bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế hiệu quả

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế không tự nhiên mất đi, đồng thời cũng không có cách chữa trị dứt điểm vì đây được đánh giá là bệnh tâm lý mãn tính. Bạn sẽ không thể phớt lờ, cố gắng trốn tránh vấn đề mà cần đối mặt, tìm cách chữa trị để quản lý tốt các hành vi nhằm hạn chế tối đa tình trạng phụ thuộc vào bệnh, từ đó xuất hiện các hành vi mà tâm trí không thể điều khiển.

Đầu tiên, muốn chữa bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thì bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được chẩn đoán tình trạng bệnh, từ đó xây dựng phác đồ điều trị bệnh phù hợp với tình trạng rối loạn để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Cụ thể, hãy tham khảo một số cách chữa bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế được chuyên gia, bác sĩ áp dụng dưới đây:

Trị liệu tâm lý

Đối với những bệnh nhân đối mặt với OCD ở mức độ nhẹ và trung bình, đa phần các bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng liệu pháp tâm lý để điều trị cho bệnh nhân thay vì sử dụng thuốc để hạn chế tối đa những phản ứng phụ do thuốc gây ra.

trị liệu tâm lý: cách chữa ám ảnh cưỡng chế

Cụ thể, chuyên gia tâm lý thường áp dụng hai phương pháp trị liệu tâm lý dưới đây:

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường xuất hiện phổ biến theo một chu kỳ nhất định bao gồm sự ám ảnh, lo lắng, cưỡng chế và cuối cùng là thoải mái.

Liệu pháp nhận thức hành vi CBT sẽ cung cấp đến người bệnh công cụ hữu ích để suy nghĩ, hành động và phản ứng lại với những thói quen không lành mạnh có liên quan đến hội chứng OCD. Mục đích chính của phương pháp này là hỗ trợ người bệnh thay thế dần những suy nghĩ, ám ảnh tiêu cực bằng những suy nghĩ và hành vi tích cực hơn.

Phòng ngừa phơi nhiễm và ứng phó (ERP): Với phương pháp này, chuyên gia tâm lý sẽ đưa người bệnh vào những tình huống gây ra trạng thái căng thẳng, lo lắng dẫn đến hành vi cưỡng chế.

Từ cách tiếp cận trực tiếp, chuyên gia sẽ hiểu rõ về tình trạng của bệnh nhân, đồng thời hỗ trợ giúp bệnh nhân học được cách đáp lại những yếu tố gây căng thẳng đó thay vì việc lặp đi lặp lại những hành vi vô nghĩa. Với phương pháp này, bản thân người bệnh phải tự học cách đối mặt và thực hành thật nhiều để quản lý cảm xúc và hành vi.  

Kích thích não sâu (DBS)

Có thể nói, kích thích não sâu (DBS) chính là một trong những cách chữa bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế phù hợp áp dụng cho người lớn từ 18 tuổi trở lên. Phương pháp này sẽ được áp dụng với những cá nhân không có phản ứng với những phương pháp điều trị OCD truyền thống.

Cụ thể, kích thích não sâu sẽ liên quan đến việc cấy các điện cực vào một số vùng nhất định của não bộ. Những điện cực này sẽ có tác dụng tạo ra xung điện, hỗ trợ điều chỉnh các xung bất thường trong não, cải thiện trạng thái tinh thần của người bệnh OCD.

Kích thích từ xuyên sọ (TMS)

Với những người trưởng thành có độ tuổi từ 22- 68 tuổi, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng phương pháp kích thích từ xuyên sọ với những bệnh nhân mắc ám ảnh cưỡng chế nặng không có phản ứng với những phương pháp thông thường. TMS là thủ thuật tác động không xâm lấn, sử dụng từ trường để kích thích tế bào thần kinh trong não bộ của con người, từ đó cải thiện dần các triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Chữa rối loạn ám ảnh cưỡng chế bằng thuốc

Với bệnh thân mắc OCD, các bác sĩ cũng có thể cân nhắc và kê đơn thuốc để bệnh nhân sử dụng nhằm giảm bớt các triệu chứng của ám ảnh cưỡng chế. Nhìn chung, khi dùng thuốc người bệnh vẫn phải kết hợp với việc thực hành trị liệu tâm lý để đạt hiệu quả tốt nhất.

thuốc giúp: điều trị ám ảnh cưỡng chế

Hiện nay, chúng ta có thể điểm qua một số loại thuốc chống trầm cảm được FDA Hoa Kỳ phê duyệt với mục đích chữa bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) dưới đây:

  • Clomipramine (Anafranil) phù hợp sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 10 tuổi trở lên
  • Fluoxetine (Prozac) có thể sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 7 tuổi trở lên
  • Fluvoxamine có thể sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 8 tuổi trở lên
  • Paroxetine (Paxil, Pexeva) là thuốc chống trầm cảm chỉ dành cho người lớn
  • Sertraline (Zoloft) phù hợp sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên

Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc với những loại thuốc điều trị OCD khác. Hãy trao đổi với bác sĩ thật kỹ về loại thuốc nên sử dụng nhằm đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Khi bác sĩ chỉ định các loại thuốc để hỗ trợ chữa rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bạn nên lưu ý một số điểm dưới đây để dùng thuốc có được hiệu quả tốt nhất cũng như phát hiện kịp thời những tác dụng phụ. Cụ thể:

Lựa chọn thuốc phù hợp

Mục tiêu cuối cùng của việc sử dụng thuốc chính là hạn chế và kiểm soát hiệu quả những triệu chứng của OCD ở liều lượng thấp nhất. Vì vậy, bạn cần thảo luận cùng bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất với cơ địa và tình trạng bệnh. Thậm chí bác sĩ có thể cho bạn thử nhiều loại thuốc để tìm được loại thuốc điều trị có hiệu quả tốt nhất.

Chú ý về các phản ứng phụ

Hầu hết các loại thuốc điều trị tâm thần đều có những tác dụng phụ tiềm ẩn. Vì vậy, hãy trao đổi kỹ với bác sĩ về những tác dụng phụ mà bản thân gặp phải sau khi sử dụng thuốc, từ đó có sự điều chỉnh liều lượng phù hợp hoặc quyết định ngưng sử dụng thuốc.

Lưu ý tương tác của thuốc

Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, bạn hãy trao đổi kỹ hơn với bác sĩ nếu bản thân đang sử dụng những loại thuốc điều trị khác để tránh tình trạng hai loại thuốc có sự tương khắc với nhau, làm giảm tác dụng hoặc gây nên phản ứng phụ với cơ thể.

Ngưng điều trị bằng thuốc

Trong quá trình điều trị OCD bằng thuốc, bạn tuyệt đối không được ngưng sử dụng thuốc một cách đột ngột mà cần tham khảo bác sĩ trước khi ngừng sử dụng thuốc để tránh trình trạng tái phát bệnh vì sử dụng chưa đủ liều hoặc ngừng quá đột ngột. Khi trao đổi, bác sĩ sẽ hỗ trợ bạn cách điều chỉnh liều lượng thuốc dần để đảm bảo sự an toàn.

Trên đây là một số thông tin cơ bản nhất liên quan đến cách chữa bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Đồng thời, chúng tôi xin cung cấp những kiến thức cơ bản để giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về phương pháp điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Bác Sĩ Tâm Lý hy vọng sẽ giúp bạn cải thiện các triệu chứng của bệnh nhanh nhất, giúp bạn có thể tự tin đối mặt với những vấn đề gây ám ảnh, không còn xuất hiện hành vi cưỡng chế như trước đây.

Muốn biết bạn có bị ám ảnh cưỡng chế không? Làm bài test tại đây

Rối Loạn Nhân Cách Hoang Tưởng (PPD) Là Gì?

Rối loạn nhân cách hoang tưởng đang được rất nhiều người quan tâm và hiện gây ảnh hưởng xấu tới thế trẻ hiện nay. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu chứng bệnh này và cùng khám phá xem “ Rối loạn nhân cách hoang tưởng” là gì? 

Rối loạn nhân cách hoang tưởng là gì?

Rối loạn nhân cách hoang tưởng (Paranoid Personality Disorder) là rối loạn nhân cách lập dị, người bệnh thường xuyên có xu hướng không tin tưởng về người khác và nghi ngờ về động cơ của mọi người. Họ thường có niềm tin cực đoan rằng ai đó luôn tìm cách để hãm hại mình. 

Chứng bệnh này có thể dẫn tới căn bệnh ảo tưởng quan trọng hóa vấn đề, biến những điều phi nghĩa lý trở nên hoàn hảo trong mắt của người bệnh. Một khi lòng tin trở nên quá cứng nhắc người bệnh sẽ luôn cho rằng mình là đúng, biến những điều đơn giản thành siêu phàm, phức tạp.

Khi một người không gặp phải các triệu chứng như (nghe thấy, nhìn thấy một điều gì đó trong hiện thực) thì trường hợp này người bệnh đang mắc phải chứng “rối loạn hoang tưởng”.

Bạn đọc chớ nên nhầm lẫn giữa “rối loạn nhân cách hoang tưởng” và “rối loạn hoang tưởng”. Vì khi người bệnh mắc chứng bệnh “rối loạn hoang tưởng” sẽ bị ảnh hưởng và chi phối bởi suy nghĩ cực đoan. Họ vẫn có thể sống và sinh hoạt như thường nhưng lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc sống cô lập và ý nghĩ tiêu cực.

rối loạn nhân cách hoang tưởng

Dấu hiệu rối loạn nhân cách hoang tưởng 

Theo thống kê và phân tích của các nhà khoa học về tâm lý, thì “rối loạn nhân cách hoang tưởng” – PPD thuộc nhóm A (nghi ngờ). Các loại rối loạn nằm trong nhóm A bao gồm: rối loạn nhân cách hoang tưởng, rối loạn nhân cách khép kín (Schizoid Personality Disorder) và rối loạn nhân cách phân liệt (Schizotypal Personality Disorder). Các dấu hiệu cụ thể như sau:

  • Luôn thường trực trong mình một trạng thái là nghi ngờ đối phương, nghĩ rằng họ đang tìm cách để hãm hại mình.
  • E dè khi tâm sự với ai đó, xung quanh chỉ toàn là kẻ thù, luôn luôn nghĩ rằng mình đang trong trạng thái bất an, lo sợ không được an toàn.
  • Miễn cưỡng tâm sự với người khác những nội dung mang tính chất đe dọa, hận thù, hạ thấp danh dự của người khác với những bình luận không hay; hoặc trong những sự kiện trọng đại.
  • Tỏ thái độ không vừa ý khi cư xử với một ai đó đặc biệt là đồng nghiệp hoặc những người chung sống xung quanh.
  • Người bệnh đôi khi cảm thấy tức giận và muốn gây thù hằn với người khác. 

Triệu chứng 

Người mắc bệnh thường có thái độ không tin tưởng vào người khác, và luôn cho rằng họ đang tìm cách để hãm hại mình mà không có một lý do chính đáng, nguyên nhân cụ thể nào. Người mắc chứng bệnh này luôn tin rằng:

  • Ai đó luôn tìm cách hãm hại, sỉ nhục, lợi dụng mình.
  • Họ luôn đổ lỗi cho người khác vì những điều không may xảy ra với họ, luôn cho rằng mình đúng, và người khác hoàn toàn sai
  • Người mắc chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng thường luôn chỉ trích, ganh tỵ, và không bao giờ nhận lấy lỗi lầm của mình.
  • Đa nghi và luôn có những suy nghĩ rất tiêu cực (Suspect)
  • Không tha thứ hoặc tỏ ra thái độ giận dữ, đe dọa khi nhận những lời phán xét không hay từ người khác (Unforgiving)
  • Có những nghi ngờ người khác hãm hại mình không rõ lý do như nghi ngờ vợ/ chồng không chung thủy với mình (Suspect)
  • Nóng tính, dễ tấn công người khác hoặc đôi lúc lạnh lùng với tất cả các mối quan hệ, thường hay kiểm soát mọi hành vi của người thân và ghen tị khi mình không được đáp ứng nhu cầu mong muốn (Perceives attacks on character)
  • Khó phân biệt được Kẻ thù hay bạn bè? Không tin vào lòng trung thành và phản kháng một cách quyết liệt khi không nhận được sự đồng tình (Enemies or Friend)
  • Không muốn tâm sự với bất kỳ ai (Confiding – Reluctance)
  • Tin rằng luôn có nội dung xấu đe dọa mình hoặc những điều không hay xảy ra với mình từ những căn cứ vô lý, ảo tưởng hoang đường (Threatening meaning)

rói loạn nhân cách hoang tưởng

Nguyên nhân 

Nhân cách là sự kết hợp giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi khiến cho mọi người trong xã hội đều có nhân cách đặc thù, không ai giống ai. Chính vì thế nhân cách tác động đến con người nhìn nhận bản thân và niềm tin vào thế giới xung quanh.

Một số nguyên nhân chính như sau:

  • Gen di truyền từ những người thân có tiền sử mắc rối loạn nhân cách hoang tưởng hoặc đã từng mắc phải chứng bệnh rối loạn tâm thần phân liệt. Gen có vai trò rất quan trọng trong việc xác định nguyên nhân lây truyền giữa hai dạng rối loạn tâm thần này.
  • Cấu trúc sinh học là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ mắc phải rối loạn nhân cách hoang tưởng.
  • Trải nghiệm thời thơ ấu: những bệnh nhân đã từng trải qua thời thơ ấu với những chuyện không hay, dễ gặp phải những tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần.

Phân biệt rối loạn nhân cách hoang tưởng

Các bác sĩ cho rằng có thể phân biệt rối loạn nhân cách hoang tưởng với các loại rối loạn nhân cách khác (rối loạn hoang tưởng tạm thời, hoặc rối loạn nhân cách ranh giới) bởi sự lan tỏa những hoang tưởng đến với những người khác. Vậy sự phân biệt này có đặc điểm cốt lõi là gì:

  • Rối loạn nhân cách ranh giới: sự phụ thuộc
  • Chứng bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ: sự tự cao
  • Rối loạn tâm lý né tránh: lo sợ bị từ chối.

Rối loạn nhân cách có thể phân biệt với rối loạn hoang tưởng (loại hoang tưởng có hại), rối loạn cảm xúc hoặc bệnh tâm thần phân liệt bởi các loại rối loạn này thường có các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác.

Chẩn đoán

Theo tiêu chuẩn lâm sàng (DSM-5) đánh giá cho rằng, bệnh nhân mắc phải căn bệnh PPD này thường xuyên tỏ ra thái độ không tin tưởng, đa nghi và sự nghi ngờ dai dẳng về người khác, điều này được thể hiện cụ thể dưới các điều sau đây:

  • Những nghi ngờ không có lý lẽ và luôn tin rằng người khác luôn đang tìm cách để khai thác và hãm hại mình
  • Sự bận tâm với những nghi ngờ không có căn cứ xác thực đối với bạn bè và đồng nghiệp cũng như là người thân của bệnh nhân
  • Sẵn sàng tin rằng tính cách và danh tiếng của mình đang bị tấn công và bệnh nhân nhanh chóng giận dữ và phản công
  • Thường xuyên tỏ ra thái độ nghi ngờ rằng vợ/ chồng hoặc bạn tình của mình không chung thủy
  • Miễn cưỡng tin tưởng người khác vì nghĩ rằng họ sẽ làm hại mình
  • Giữ những hận thù vì những lời nói xúc phạm, làm tổn thương hoặc có thái độ coi thường họ
  • Thường xuyên xảy ra những bất đồng quan điểm tỏ ra thái độ thù địch với những mối đe dọa tiềm ẩn.

rối loạn nhân cách hoang tưởng

Phương pháp điều trị 

Đối với căn bệnh đặc biệt dung hòa này, tùy vào thể trạng của từng người bệnh mà đưa ra phương thức điều trị sao cho phù hợp nhất. Để quá trình điều trị diễn ra tốt đẹp người bệnh cần phải tâm sự hết cho chuyên gia tâm lý nghe để được tư vấn những phương pháp điều trị cụ thể và phù hợp:

Liệu pháp tâm lý trị liệu

  • Học cách đối phó với bệnh
  • Học cách giao tiếp với xã hội trong mọi tình huống cụ thể
  • Giảm thiểu tối đa cảm giác hoang tưởng.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc cũng giúp cho người bệnh giảm thiểu các chứng bệnh về rối loạn nhân cách hoang tưởng. Đặc biệt nếu người bệnh có những triệu chứng liên quan đến rối loạn lo âu hoặc căn bệnh trầm cảm, thì có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm hoặc là thuốc chống loạn thần.

Bác sĩ tâm thần vẫn đưa ra một lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên kết hợp cả hai phương thức trị liệu này để giúp cải thiện các triệu chứng của PPD một cách nhanh chóng hơn.

Những người mắc phải căn bệnh rối loạn hoang tưởng này nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì cuộc sống sẽ dần dần bị đe dọa. PPD có khả năng phá hủy toàn bộ công việc và giao tiếp xã hội của bạn. Vì vậy việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp cho người bệnh có những hoạt động tốt nhất trong cuộc sống. Chúc bạn thành công!

Trầm Cảm Sau Sinh – Nhận Biết Sớm Và Cách Điều Trị Phù Hợp

Sau khi sinh con nhỏ, rất nhiều bà mẹ thường rơi vào cảm giác buồn chán, tồi tệ hoặc cảm thấy thiếu an toàn vì không nhận được sự quan tâm của mọi người. Tuy nhiên, những biểu hiện này có phải là triệu chứng của trầm cảm sau sinh hay không? Để biết câu trả lời, hãy cùng Bác sĩ tâm lý tìm hiểu về một số thông tin liên quan đến chứng trầm cảm sau sinh dưới đây!

Khái niệm trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh thực chất là một chứng bệnh tâm lý rất thường gặp ở khoảng 10-20% phụ nữ sau sinh, đặc biệt là những phụ nữ sinh con lần đầu. Loại bệnh tâm lý này thường biểu hiện qua trạng thái cảm xúc buồn rầu, chán nản, mệt mỏi, tuyệt vọng hoặc thậm chí là xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực về bản thân và những người xung quanh.

Trầm cảm sau sinh rất dễ bị nhầm lẫn với hội chứng “Baby blues”, tuy nhiên chứng “Baby blues” thường chỉ xuất hiện ở một khoảng thời gian ngắn sau sinh vì người mẹ chưa kịp thích nghi với cuộc sống có thêm một thành viên mới. Cảm giác buồn chán, căng thẳng sẽ nhanh chóng biến mất sau khi người mẹ cân bằng lại cảm giác.

trầm cảm sau sinh

Những thuật ngữ dùng để chỉ chứng trầm cảm sau sinh

Hiện nay, các nhà khoa học đã chỉ ra ba thuật ngữ cơ bản để chỉ chứng trầm cảm sau sinh mức nhẹ, mức vừa và trầm cảm nặng. Cụ thể bao gồm:

 

Chứng “baby blues” 

Thực ra, “baby blues”  là những phản ứng tâm lý hết sức bình thường ở những người phụ nữ sau khi sinh em bé. Do đó, các nhà khoa học thường cho rằng “baby blues”  không hoàn toàn được gọi là trầm cảm sau sinh vì hội chứng này gần như không gây nguy hiểm đến mẹ và bé.

Theo thống kê khoa học, “baby blues”  xuất hiện hầu hết ở 70% phụ nữ trong những ngày đầu tiên sau khi sinh con. Đây là sự thay đổi tâm trạng đột ngột, đôi khi cô đơn và buồn bã không rõ lý do. Tuy nhiên, những biểu hiện này sẽ nhanh chóng kết thúc khoảng từ 1- 2 tuần sau khi sinh.

Trầm cảm sau sinh (PPD)

Trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện liên tục vài tháng sau khi người phụ nữ sinh con. Người phụ nữ mắc chứng bệnh này thường xuất hiện trạng thái cảm xúc buồn bã, tuyệt vọng, cáu gắt gần tương tự như “baby blues”  tuy nhiên trạng thái cảm xúc sẽ có phần mạnh mẽ và kéo dài lâu hơn.

Khi những biểu hiện trầm cảm sau sinh xuất hiện thường xuyên làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình thì bạn nên tìm bác sĩ hoặc chuyên gia để được hỗ trợ sàng lọc trầm cảm sau sinh và có những phương pháp hỗ trợ kịp thời.

Triệu chứng của trầm cảm sau sinh

Rối loạn tâm thần sau sinh

Rối loạn tâm thần là triệu chứng bệnh lý nghiêm trọng, là mức ảnh hưởng cao nhất của trầm cảm sau sinh. Việc mắc rối loạn tâm thần sau sinh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của các bà mẹ mới sinh con và thường xảy ra trong 3 tháng đầu sau khi sinh.

Người phụ nữ có thể mất liên lạc với thực tế, xuất hiện ảo giác, ảo tưởng, cảm thấy bị kích động, tức giận, bồn chồn và xuất hiện những hành vi có phần kỳ lạ nhưng không thể giải thích được. Khi thấy người phụ nữ bên cạnh mình xuất hiện những phản ứng này, bạn hãy đưa ngay người thân đến bác sĩ để được chẩn đoán và có cách hỗ trợ kịp thời.

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

Nếu một người phụ nữ bị mắc chứng trầm cảm sau sinh, chắc chắn vấn đề không phải do người phụ nữ đó làm những điều sai trái. Theo các chuyên gia tâm lý, trầm cảm sau sinh có thể được hình thành bởi nhiều lý do, mỗi người có thể mắc chứng trầm cảm vì những lý do hoàn toàn khác nhau.

Nguyên nhân phổ biến:

  • Người đã có tiền sử mắc bệnh trầm cảm trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai
  • Môi trường xung quanh gây ảnh hưởng trong quá trình mang thai
  • Gia đình có tiền sử các căn bệnh liên quan đến rối loạn tâm lý
  • Bạn đã trải qua một sự kiện cực kỳ căng thẳng, chẳng hạn như mất việc hoặc khủng hoảng sức khỏe sau khi sinh con.
  • Sinh đôi hoặc sinh ba gây căng thẳng vì phải chăm sóc quá nhiều trẻ em trong một thời điểm.
  • Có tiền sử trầm cảm hoặc rối loạn trầm cảm tiền kinh nguyệt (PMDD)
  • Không nhận được nhiều sự hỗ trợ của người thân, bạn bè
  • Là mẹ đơn thân sống một mình
  • Sau khi sinh con bắt đầu xuất hiện những xung đột hôn nhân trong mối quan hệ vợ chồng
  • Càng có nhiều con, bạn càng dễ bị trầm cảm trong thai kỳ sau này vì áp lực ngày càng tăng cao về cả vấn đề kinh thế lẫn chế độ chăm sóc cho trẻ.

Một số nguyên nhân khác:

Sự thay đổi nội tiết tố: Sau khi sinh con, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ sẽ có sự thay đổi đáng kể. Các hormone do tuyến giáp sản xuất có thể giảm mạnh, điều này thường khiến người phụ nữ luôn cảm thấy mệt mỏi, u uất.

Thiếu ngủ: Sự xuất hiện thêm một đứa trẻ bên cạnh chắc chắn sẽ khiến bạn phải bỏ ra nhiều thời gian hơn để chăm sóc, điều này cũng khiến bạn thường xuyên rơi vào trạng thái mất ngủ. Nếu thiếu ngủ quá mức, bạn có thể sẽ gặp những khó khăn trong mọi vấn đề, dù vấn đề đó rất nhỏ. Bạn cũng trở nên dễ cáu gắt hơn hoặc thậm chí là khó chịu khi mọi người xung quanh không giúp đỡ bạn chăm sóc em bé.

Người mẹ bị lo lắng quá mức: Phụ nữ cũng bị tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh vì bản thân bị lo lắng quá mức về khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh của mình, bị ám ảnh bởi tiếng khóc của con…

Lo ngại về hình ảnh của bản thân: Sau khi sinh con, nhiều phụ nữ thường xuất hiện cảm giác bản thân bị kém hấp dẫn hơn, lo lắng rằng bản thân đã đánh mất bản sắc cá nhân.

trầm cảm sau sinh là gì

Triệu chứng trầm cảm sau sinh

Hiện nay, các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh thường dễ bị nhầm lẫn với chứng “baby blues”, điều này khiến nhiều người nếu không để ý sẽ không phát hiện kịp thời, dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh của phụ nữ diễn biến phức tạp hơn. 

  • Khó ngủ 
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn 
  • Mệt mỏi kéo dài 
  • Có ít ham muốn tình dục hơn
  • Thay đổi tâm trạng thường xuyên
  • Không quan tâm đến em bé hoặc cảm thấy như bạn không gắn bó với chúng
  • Có thể khóc bất cứ lúc nào, không có lý do cụ thể
  • Thường xuyên cảm thấy chán nản 
  • Giận dữ và cáu gắt với những người xung quanh hoặc với cả em bé
  • Không cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi được ở bên con
  • Cảm giác vô dụng, vô vọng và bất lực 
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử 
  • Suy nghĩ làm tổn thương người khác, thậm chí là tổn thương em bé
  • Khó tập trung hoặc khó đưa ra quyết định

Muốn biết bạn có trầm cảm hay không? Test trầm cảm tại đây

Khi nào nên tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia

Thông thường, trầm cảm sau sinh sẽ chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ và trung bình nếu được phát hiện và hỗ trợ điều chỉnh trạng thái tâm lý kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị ngay sẽ để lại những hệ lụy đáng tiếc hoặc dẫn đến chứng rối loạn tâm thần sau sinh. Vì vậy, khi người phụ nữ mới sinh em bé có xuất hiện một số biểu hiện dưới đây thì bạn nên tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia trong thời gian sớm nhất.

  • Các triệu chứng trầm cảm nêu trên vẫn tồn tại sau 2 tuần
  • Người phụ nữ không thể hoạt động bình thường, luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản
  • Phụ nữ sau sinh không thể đối phó với các tình huống hàng ngày
  • Bản thân họ có ý nghĩ làm hại bản thân hoặc em bé của họ
  • Họ luôn cảm thấy cực kỳ lo lắng, sợ hãi và hoảng loạn tất cả các khoảng thời gian trong ngày

Tác động tiêu cực của chứng trầm cảm sau sinh

Trong gia đình nếu có một người phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh và không được điều trị kịp thời thì nguy cơ rất cao sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi quan hệ của các thành viên trong gia đình cũng như sự phát triển của đứa trẻ, cụ thể bao gồm:

  • Dấu hiệu trầm cảm sau sinh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của bạn hoặc cũng có thể hình hành trầm cảm mãn tính nếu không được điều trị kịp thời. Ngay khi đã được điều trị, trầm cảm sau sinh cũng khiến người phụ nữ mẫn cảm và dễ mắc các đợt trầm cảm hơn nếu gặp một cú sốc trong tương lai.
  • Người phụ nữ bị trầm cảm cũng khiến người cha luôn ở trong trạng thái căng thẳng, không tìm được cách giải quyết vấn đề hoặc làm tăng khả năng bị trầm cảm.
  • Với những đứa trẻ trong gia đình, đặc biệt là đứa trẻ sơ sinh là con của mẹ bị trầm cảm thường khó ăn ngủ hơn, hay quấy khóc hoặc có thể bị chậm phát triển ngôn ngữ vì thiếu sự quan tâm của người chăm sóc.

Hướng dẫn cách vượt qua trầm cảm sau sinh

Tùy vào biểu hiện trầm cảm sau sinh của từng cá nhân, các bác sĩ sẽ có phương pháp hướng dẫn bạn cách tự chữa chứng trầm cảm tại nhà hoặc sử dụng các liệu pháp điều trị tâm lý hoặc sử dụng thuốc.

Trong trường hợp các dấu hiệu trầm cảm sau khi sinh nở của bạn xuất hiện ở mức độ nhẹ, các bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc chống lo âu, sử dụng liệu pháp tâm lý để giúp người bệnh mau chóng cải thiện trạng thái tinh thần, từ đó với sự hỗ trợ của người thân có thể nhanh chóng vượt qua trầm cảm nhanh chóng.

Đối với những trường hợp trầm cảm nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn IV với một số loại thuốc đặc thù như brexanolone (Zulresso), thậm chí có thể yêu cầu người bệnh nhập viện để tiện điều trị cũng như theo dõi.

Để tự chữa chứng trầm cảm sau khi sinh nở, bạn có thể tham khảo một số giải pháp tích cực được hướng dẫn bởi các chuyên gia dưới đây:

  • Hãy chủ động yêu cầu được giúp đỡ và cho người khác biết bạn cần được giúp đỡ như thế nào.
  • Hãy suy nghĩ thực tế về những kỳ vọng của bạn đối với bản thân và em bé, chẳng hạn như việc con trẻ quấy khóc là bình thường và hãy tập thích nghi với điều đó.
  • Tập thể dục cũng là một cách rất tốt để bạn có thể tự thư giãn, chẳng hạn như việc đi dạo cũng là cách rất tốt để tinh thần thoải mái.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
  • Thúc đẩy mối quan hệ với người thân, đặc biệt là người chồng để có thể chia sẻ, tâm sự và cùng nhau giải quyết khúc mắc trong lòng.
  • Giữ liên lạc với gia đình và bạn bè, không nên tự cô lập bản thân.
  • Ngủ hoặc nghỉ ngơi khi trẻ ngủ để hạn chế tình trạng thiếu ngủ vào ban đêm.

Đương nhiên, để một cá nhân có thể tự mình vượt qua chứng trầm cảm sau sinh thì sự đồng hành và thông cảm của người thân chính là động lực to lớn nhất giúp họ sẵn sàng đối mặt và giải quyết vấn đề. Do đó, mọi người xung quanh hãy luôn là chỗ dựa vững chắc nhất để giúp người phụ nữ vượt qua cơn khủng hoảng nghiêm trọng này trong thời gian nhanh nhất.

Hy vọng với những chia sẻ nêu trên, bạn đã hiểu rõ hơn về chứng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Từ đó có thể phát hiện được những dấu hiệu trầm cảm sau sinh để kịp thời tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia/ bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

==> Xem thêm: Trầm cảm khi mang thai: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục kịp thời